Về quản lý doanh thu

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 61)

Theo quy định của Luật chứng khoán năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2010 việc quản lý doanh thu của CTCP ngoài việc tuân thủ Luật kế toán, pháp luật về thuế và các văn bản liên quan thì còn phải chịu sự điều chỉnh của Luật chứng khoán. Đây là đặc trƣng dẫn đến sự khác biệt trong quản lý doanh thu của CTCP so với các loại hình doanh nghiệp khác. Do CTCP là loại hình doanh nghiệp có quyền phát hành chứng khoán để huy động vốn. Cho nên theo Luật chứng khoán năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2010 quy định công ty đại chúng phải công bố thông tin định kỳ về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán, báo cáo tài chính bán niên đã đƣợc soát xét bởi công ty kiểm toán độc lập hoặc tổ chức kiểm toán đƣợc chấp thuận, báo cáo tài chính quý [điểm a Khoản 1 Điều 101]. Về cơ bản, quy định này cho thấy, công ty đại chúng về nghĩa vụ phải cung cấp thông tin tài chính trung thực. Bên cạnh đó, ở nƣớc ta theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP ngày 13/3/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật kiểm toán độc lập, doanh nghiệp mà pháp luật quy định báo cáo tài chính hàng năm phải đƣợc doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nƣớc ngoài tại Việt Nam kiểm toán bao gồm: Doanh nghiệp có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài, tổ chức tín dụng đƣợc thành lập và hoạt động theo Luật các tổ chức tín dụng năm 2010 bao gồm cả chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam; tổ chức tài chính, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp tái bảo hiểm, doanh nghệp môi giới bảo hiểm, công ty đại chúng, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán. Theo Nghị định số 17/2012/NĐ-CP, doanh nghiệp mà các tổ chức niêm yết, tổ chức phát hành và tổ chức kinh doanh chứng khoán nắm giữ 20% quyền biểu quyết trở lên tại thời điểm cuối năm tài chính phải đƣợc kiểm toán

55

báo cáo tài chính hằng năm [Khoản 3 Điều 15]. Có thể nhận thấy kết quả của hoạt động kiểm toán đối với CTCP buộc phải kiểm toán là báo cáo kiểm toán. Báo cáo này do kiểm toán viên lập ra đƣa ra ý kiến của mình trên cơ sở các dữ liệu, bằng chứng xác minh những thông tin trong báo cáo tài chính theo chuẩn mực kế toán Việt Nam để đƣa ra kết luận báo cáo tài chính đã phản ánh trung thực, doanh thu, chi phí cũng nhƣ tình hình tài chính của công ty. Đây là nguồn thông tin "gần nhất" xác nhận thực trạng tài chính của CTCP để làm căn cứ cho chủ nợ, nhà đầu tƣ, bạn hàng phán đoán để thiết lập các giao dịch mua bán chứng khoán.

Ngoài ra Thông tƣ số 121/2012/TT-BTC quy định BKS có quyền lựa chọn và đề nghị ĐHĐCĐ phê chuẩn tổ chức kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán các báo cáo tài chính [Khoản 5 Điều 22] và quyền yêu cầu tham gia của kiểm toán viên độc lập trong hỗ trợ hoạt động giám sát của BKS trong công ty đại chúng [Khoản 3 Điều 2].

Từ những quy định này cho thấy, quản lý doanh thu của CTCP theo Luật chứng khoán đánh dấu vai trò quan trọng của công ty kiểm toán độc lập và kiểm toán viên đối với công ty đại chúng đƣợc ghi nhận trong báo cáo tài chính sau khi đƣợc kiểm toán. Đồng thời, phải công bố thông tin về báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán là điều kiện bắt buộc và là đặc thù trong quản lý doanh thu của loại hình CTCP.

Một phần của tài liệu Pháp luật về quản lý doanh thu, chi phí và lợi nhuận trong công ty cổ phần ở Việt Nam (Trang 61)