Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 88)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.2.Một số giải pháp phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất

xuất chè tại xã văn yên, huyện đại từ, tỉnh thái nguyên.

4.2.1. Gii pháp v k thut và tăng cường ng dng các thành tu mi ca khoa hc k thut vào sn xut chè

a, Tiếp tục đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong thâm canh, cải tạo và trồng chè mới

Để có cơ sở thực hiện các biện pháp kỹ thuật thì xã Văn Yên cần tiến hành đo đạc lại diện tích, phân loại hiện trạng diện tích chè, xác định rõ diện tích chè cần cải tạo, diện tích chè đủ điều kiện để thâm canh để có kế hoạch cụ thể thâm canh, cải tạo chè hàng năm. Diện tích thâm canh chè mỗi năm

đạt 39ha, đạt năng suất từ 90 tạ/ha trở lên. Kỹ thuật thâm canh tập trung vào bón phân cân đối, tưới nước hợp lý, thực hiện quy trình chăm sóc, sử dụng thuốc hoá học và thu hái khoa học. Ứng dụng rộng rãi phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM).

Cải tạo chè xuống cấp: Những diện tích chè trên 25 tuổi, không có điều kiện trồng lại thì cần tập trung chỉ đạo áp dụng các biện pháp kỹ thuật cải tạo

đất, nâng cao độ phì của đất, cải tạo mật độ. Những diện tích chè đã già cỗi (trên 40 năm tuổi) tập trung trồng lại bằng các giống chè mới giâm cành. Các giống mới mang lại năng suất, sản lượng cao, chống được bệnh tật là: LDP1, TRI777, Kim Tuyên, Phúc Vân Tiên, Bát Tiên.

Nâng cao kỹ thuật sản xuất giống bằng phương pháp giâm cành để chủ động hoàn toàn về giống cho trồng mới hàng năm, quản lý tốt chất lượng giống để

nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chè. Trồng mới mỗi năm hơn 10 ha,trong

đó diện tích trên đất chuyển đổi từ cây trồng khác 40%, trồng lại 60%.

Xây dựng những bể nước lớn trên đỉnh đồi chè và hệ thống tưới ở

những nơi có điều kiện để phục vụ việc tưới chè, đặc biệt là trong thời kỳ

nắng hạn, khô hanh vụđông.

b, Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới

Về công tác khuyến nông cần đẩy mạnh các hoạt động của đội ngũ cán bộ khuyến nông từ huyện đến xã từ xã đến xóm. Cán bộ khuyến nông cơ sở

phải xây dựng được chương trình khuyến nông về phát triển cây chè. Trong

đó tập trung vào việc xây dựng mô hình thâm canh, cải tạo, sản xuất chè chất lượng cao. Tổ chức tốt các hoạt động tham quan, hội thảo, tuyên truyền cho nông dân dưới nhiều hình thức.

Mỗi xã sản xuất chè xây dựng một mô hình điểm về sản xuất chè để

cho các hộ tham quan học hỏi. 100% hộ sản xuất chè được tập huấn về chăm sóc, thu hoạch, chế biến và tiêu thụ chè.

Tập trung chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật mới nhất là kỹ thuật tưới, kỹ thuật sản xuất, chế biến chè hữu cơ. Cùng với kỹ thuật tiên tiến về

thâm canh, cải tạo chè. Triển khai có hiệu quả, trên diện rộng phương pháp quản lý dịch hại tổng hợp, phương pháp thu hái khoa học. Trang bị thêm số

máy vò chè, sao chè cho các hộ để đáp ứng nhu cầu công nghiệp hóa trong sản xuất chè. Máy vò chè mini bình quân trên hộ chuyên là 2 chiếc và bình quân 1 chiếc trên hộ kiêm, máy sao cải tiến bình quân 3 chiếc trên hộ chuyên và 1 chiếc trên hộ kiêm.

c, Giải quyết các yêu cầu về khoa học kỹ thuật thực hiện vùng sản xuất chè chất lượng cao

Phối hợp với Sở Nông Nghiệp và PTNN, Sở Khoa học - Công nghệ, các trung tâm nghiên cứu chè xây dựng quy trình khoa học về canh tác chè để

tạo ra sản phẩm chè đạt chất lượng cao theo hướng sản phẩm chè an toàn, chè hữu cơ. Tiến tới quy hoạch 30% diện tích chè thành vùng sản xuất chè chất

lượng cao dựa trên những cơ sở như: ưu thế và chất lượng của diện tích chè sản xuất hiện tại, tạo thành vùng tập trung để chủ động áp dụng đồng bộ các biện pháp canh tác khoa học, quản lý chất lượng sản phẩm. Thuận lợi cho việc giám sát chất lượng, thu mua khối lượng lớn của khách hàng, thuận lợi cho việc đầu tư vào chế biến, tiêu thụ sản phẩm.

Hàng năm đào tạo thêm 5% nông dân điển hình về chế biến chè theo kinh nghiệm truyền thống, tiếp thu khoa học, xây dưng quy trình chế biến kết hợp với kỹ thuật hiện đại với kinh nghiệm truyền thống, những nông dân này sẽ làm nòng cốt hướng dẫn các nông dân khác chế biến chè.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 88)