Một số quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 85)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

4.1.2.Một số quan điểm cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất chè

chè xã Văn Yên

* Phát triển sản xuất chè trên cơ sở phát huy thế mạnh của từng vùng, từng địa phương

Phát triển sản xuất trong ngành chè Việt Nam, được coi là nhiệm vụ

quan trọng trong sự phát triển nông nghiệp Việt Nam, phát triển sản xuất chè

ở xã Văn Yên nằm trong chiến lược phát triển chung của huyện và của tỉnh. Nhằm phát huy thế mạnh sẵn có của vùng: đất đai thích hợp cho sản xuất cây chè, nhân dân giàu kinh nghiệm sản xuất và chế biến. Phát triển sản xuất chè ở xã Văn Yên là khai thác hết tiềm năng vốn có của vùng, tạo ra nguồn thu nhập cho xã đóng góp vào sự phát triển kinh tế của xã, tăng thu nhập cho người lao động nhất là những lao động ở nông thôn vùng núi.

*Phát triển chè trong điều kiện công nghiệp hóa hiện đại hóa, hiện đại hóa đất nước và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn.

- Phát triển đồng bộ cả sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè trong đó tập trung thâm canh nâng cao năng suất, chất lượng chè.

- Ổn định diện tích đến năm 2015 là 153ha với thu nhập bình quân 85 triệu đồng/năm.

- Tập trung mọi nguồn lực để khai thác có hiệu quả, bền vững tiềm năng và lợi thế của cây chè xã Văn Yên trên cơ sở phát triển đồng bộ sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn với việc áp dụng công nghệ cao, kỹ thuật tiên tiến, sản phẩm đa dạng, an toàn và chất lượng đưa sản phẩm chè Văn Yên có vị thế trên thị trường.

*Phát triển sản xuất chè trong sự phát triển nông nghiệp toàn diện và bền vững

Việc phát triển nông nghiệp bền vững là một xu hướng phát triển tất yếu của nền nông nghiệp hiện đại. Để đáp ứng xu hướng đó phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè cũng phải đảm bảo tính bền vững cho tương lai.

Điều đó thể hiện sự quan tâm các cấp, các ngành, địa phương và nhân dân sản xuất chè phải gắn kết nhau lại, từ việc sản xuất chè, giống chè, kỹ

thuật trồng, thâm canh, cải tạo với việc khai thác, thu hái sản phẩm, chế biến và tiêu thụ sản phẩm chè. Đồng thời đặt sản xuất, chế biến, tiêu thụ chè gắn liền với môi trường sống của người dân.

*Phát triển sản xuất chè trong điều kiện nước ta gia nhập WTO

Từ các Ban, Ngành, địa phương đến người sản xuất chè phải xác định

đã đến lúc phải tự đổi mới tư duy, đổi mới cách làm để phù hợp và tiến kịp với nhu cầu và xu hướng thế giới. Trong thời gian tới, ngành chè phải đặc biệt coi trọng việc đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, đẩy mạnh quảng bá giới thiệu sản phẩm,tiếp tục củng cố các thị trường xuất khẩu cũ như: Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Pakistan…và thúc đẩy các doanh nghiệp đẩy mạnh việc tìm kiếm thị trường mới.

Sản xuất chè phải phải phát triển theo hướng công nghiệp hiện đại, bền vững trên cả 3 mặt kinh tế, xã hội và môi trường. Trên cơ sở thiết lập mối liên kết kinh tế chặt chẽ giữa doanh nghiệp chế biến với người trồng chè; kết hợp phát triển công nghiệp chế biến hiện đại với đầu tư công nghệ truyền thống. Bên cạnh đó, nên chú trọng sản xuất các loại chè đặc sản, chất lượng cao phù hợp với quy mô từng vùng nguyên liệu.

*Phát triển sản xuất chè theo hướng kinh tế trang trại

Thực tế khách quan của nền nông nghiệp nước ta cho thấy, nhu cầu và khả năng phát triển kinh tế trang trại đang trở thành hiện thực, góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.

Ở xã Văn Yên xu hướng phát triển kinh tế trang trại đang là một yêu cầu cần được thực hiện trong chiến lược phát triển kinh tế của xã, tích cực chuyển dịch và hình thành những trang trại mà sản xuất chè đóng vai trò quan trọng. Nhiều hộ gia đình đã vươn lên thoát nghèo trở thành những hộ giàu với thu nhập từ 50-100 triệu đồng/năm từ sản xuất chè.

*Tăng cường công tác quản lý đặc biệt nêu cao thương hiệu chè của xã Văn Yên

Việc tăng cường công tác quản lý phải được thực hiện trước hết là việc nâng cao nhận thức về lợi ích của phát triển sản xuất chè trong các cấp, các ngành và trong từng hộ trồng chè của xã Văn Yên. Có kế hoạch và lộ trình cụ

thể tường bước xây dựng thương hiệu chè của xã.Tích cực xây dựng hệ thống chợ nông thôn ở cơ sở đi đôi với tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế

tham gia hoạt động sản xuất chè.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 85)