2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
1.2.5. Tình hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè ở Thái Nguyên
a, Tình hình sản xuất chè:
Là trung tâm của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, Thái Nguyên, với diện tích trồng chè đứng thứ hai cả nước, đã và đang có những bước đổi thay rõ rệt. Từng được coi là cây xóa đói giảm nghèo, tới nay cây chè đã trở thành cây làm giàu của nhiều người dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới.
Trong gần 3 năm qua, tỉnh Thái Nguyên đã trồng mới và trồng lại gần 4.000 ha chè; thay thế chè giống cũ bằng các giống chè chất lượng cao như
LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên... góp phần nâng cơ cấu chè giống mới so với tổng diện tích chè hiện có lên gần 50%.
Tỉnh đã xây dựng 28 mô hình sản xuất chè theo tiêu chuẩn VietGAP với tổng diện tích chè đã được cấp giấy chứng nhận tiêu chuẩn VietGAP hơn 300 ha. Cùng với hơn 40 cơ sở, 29 doanh nghiệp chế biến chè công nghiệp, toàn tỉnh đã xây dựng được 84 làng nghề và 22 hợp tác xã sản xuất, chế biến chè đặc sản theo phương thức truyền thống. Trong quá trình nâng cao giá trị
của cây chè Thái, bước đầu, tỉnh cũng xây dựng được 5 mô hình đầu tư cơ sở
hạ tầng vùng sản xuất chè an toàn, chất lượng tại các huyện Phổ Yên, Đại Từ, Phú Lương, Định Hóa, Đồng Hỷ với các hạng mục đầu tư đồng bộ gồm công trình thủy lợi, đường nội đồng, đường điện hạ thế, trung tâm đóng gói đáp
ứng cơ bản yêu cầu phục vụ sản xuất chè an toàn theo quy trình thực hành nông nghiệp tốt, xây dựng vùng sản xuất nông sản hàng hóa tập trung. Từ
năm 2011 đến nay, chưa kể nguồn vốn do nhân dân tự đầu tư, tổng vốn đầu tư
tỉnh lên tới hơn 90 tỷ đồng, trong đó chủ yếu là nguồn vốn vay Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB).
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2015 ổn định diện tích chè với năng suất 12 tấn/ha, sản lượng đạt 200.000 tấn búp tươi, 100% diện tích chè đáp ứng yêu cầu sản xuất chè VieetGAP, tỉnh Thái Nguyên tiếp tục hỗ trợ xây dựng các mô hình ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất, hỗ trợ 100% giá giống chè, đào tạo, tập huấn, chứng nhận xây dựng mô hình sản xuất chè an toàn; bố
trí kinh phí đầu tư thay thế giống chè để đạt mục tiêu tỷ lệ chè giống mới chiến 60% diện tích vào năm 2015; xây dựng dự án quy hoạch vùng nguyên liệu chè của tỉnh đến năm 2020, dự án mở rộng diện tích sản xuất chè theo hướng nâng cao chất lượng, an toàn sản phẩm chè.
Năm 212, theo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên, hiện tổng diện tích chè của tỉnh đã lên tới gần 19.000 ha, tổng sản lượng của cả năm nay ước đạt khoảng 190.000 tấn búp tươi với năng suất bình quân khoảng 110 tạ/ha, cây chè đã thực sự trở thành cây trồng mũi nhọn của nông dân Thái Nguyên.
Do nhu cầu của thị trường, hơn 80% sản lượng chè được chế biến bằng phương pháp thủ công. Hiện mức giá chè xanh Thái Nguyên phổ biến ở mức 100.000 – 250.000 đồng/kg, riêng tại các vùng chè đặc sản như Tân Cương, Phúc Xuân (Tp. Thái Nguyên), Vô Tranh, Tức Tranh (Phú Lương), La Bằng, Thanh Định (Đại Từ), Trại Cài – Minh Lập (Đồng Hỷ)... giá chè trung bình từ
250.000 đồng đến trên 300.000 đồng/kg. Các làng nghề, hợp tác xã, doanh nghiệp chế biến chè đã được hướng dẫn cụ thể về quản lý, sử dụng và phát triển nhãn hiệu tập thể chè Thái Nguyên, góp phần tạo dựng vị thế vững chắc của thương hiệu “Chè Thái Nguyên” trên thị trường.9
b, Tình hình chế biến chè của các doanh nghiệp
Chè Thái Nguyên được chế biến bằng 2 phương pháp: thủ công và công nghiệp. Hiện nay trên địa bàn toàn tỉnh có 29 doanh nghiệp, trong đó có 17 doanh nghiệp có hoạt động thu mua chè búp tươi để chế biến sản phẩm,
9
sản lượng chế biến đạt 37.400 tấn, trong đó chế biến công nghiệp đạt 6.385 tấn, bằng 17% tổng sản lượng. Sản phẩm chè chế biến công nghiệp chủ yếu là sản xuất chè đen, chè xanh để xuất khẩu. Còn lại phần lớn sản lượng chè được chế biến thủ công với nguyên liệu chè búp tươi được nông dân sơ chế bằng máy sao tôn quay, máy vò, chỉ có vùng chè đặc sản mới chế biến chè thành phẩm. Do áp dụng công cụ chế biến bằng máy và công cụ cải tiến đã giảm
được 2/3 thời gian chế biến, giảm công chế biến chỉ còn ¼ , tiết kiệm chất đốt
được 1,6 – 2 lần khiến giá thành chè bán thành phẩm phục vụ cho công nghiệp chế biến giảm xuống tương đối nhiều.
Trung bình, với một cơ sở chế biến công nghiệp có công suất thiết kế là 4.680 tấn/năm sẽ cần tương ứng 6.205 tấn chè búp tươi. Nếu sử dụng 100% công suất thiết kến thì với 39 cơ sở chế biến công nghiệp, tổng khối lượng nguyên liệu chè mà các cơ sở này cần là 91.467 tấn nguyên liệu chè. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ sở chế biến chè chỉ sử dụng khoảng 50% công suất thiết kế, cụ thể là chế biến 50.000 tấn nguyên liệu chè, trong khi như đã đề
cập ở trên, sản lượng chè búp tươi cung ra thị trường năm 2011 là 125.840 tấn. Từ phân tích thực trạng này cho thấy, cầu về nguyên liệu chè cho công nghiệp chế biến của tỉnh Thái Nguyên còn rất thấp và chưa tương ứng với nguồn cung, dẫn đến một thực tế là rất nhiều nông dân trồng chè vẫn có nhu cầu bán chè nguyên liệu, công suất máy vẫn còn mà chế biến công nghiệp lại
đạt tỷ lệ thấp.
Đồng thời các doanh nghiệp chậm đổi mới công nghệ, sản lượng chè thành phẩm xuất khẩu đạt tỷ lệ rất thấp khoảng 15%, trong đó sản phẩm tiêu thụ nội địa giá cả lại bấp bênh, chưa có thương hiệu, chủ yếu dưới dạng sơ
chế để bán cho các doanh nghiệp ngoài tỉnh có khả năng tinh chế và xuất khẩu. Chỉ có các doanh nghiệp như Công ty cổ phần tập đoàn Tập đoàn Tân Cương – Hoàng Bình, Công ty TNHH chế biến nông sản chè Thái Nguyên, công ty TNHH MTV chè Sông Cầu, Công ty cổ phần chè Quân Chu… vẫn tiếp tục đổi mới công nghệ chế biến để sản xuất chè thành phẩm xuất khẩu sang nước ngoài.
c. Chế biến chè của các hộ nông dân
Tính đến năm 2012, toàn tỉnh có trên 60.000 hộ nông dân chế biến chè với quy mô hộ gia đình và sản phẩm chính của các hộ nông dân là chè xanh. Do các hộ nông dân sản xuất chè được học tập kỹ thuật về trồng chè, chăm sóc chế biến chè nên chất lượng chè búp khô sản xuất ngày càng tăng. Sản lượng búp khô chế biến ở các hộ nông dân chiếm khoảng 60% tổng sản lượng búp khô chế biến. Công cụ chế biến trong các hộ nông dân thường là máy sao, máy vò chè mini.
d, Tình hình tiêu thụ chè
Chè Thái Nguyên được tiêu thụ cả thị trường trong và ngoài nước, trong đó thị trường nội địa chiếm 70% với sản phẩm là chè xanh, chè xanh
đặc sản, chỉ có khoảng 30% sản lượng chè chế biến được xuất khẩu, giá xuất từ 1.400-1.500 USD/tấn, thị trường nhập khẩu chủ yếu là các nước Trung
Đông, một số nước Châu Á và Đông Âu.
Nhìn chung giá chè Thái nguyên tiêu thụ trong nước luôn cao hơn các vùng chè khác và tương đối ổn định, hiện đang ở mức 120.000 đồng đến 220.000 đồng/kg chè thành phẩm đối với sản phẩm loại trung bình; từ
280.000- 450.000 đồng/kg chè xanh đặc sản; chè đặc sản cao cấp có giá 2.500.000 – 3.000.000 đồng/kg.10
Hiện nay chè tại các vùng chè đặc sản ở Thái Nguyên như Tân Cương, La Bằng, Tức Tranh, Vô Tranh, Trại Cài… có lượng tiêu thụ chè rất lớn với giá chè khô loại 1 đã lên hơn 300.000 đồng/kg, gấp 3 đến 4 lần giá chè chính vụ. Chè sản xuất ra đến đâu tiêu thụ hết đến đó, thậm chí còn nhiều tư thương
đặt trước tiền để thu mua chè phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong dịp tết.
Những năm gần đây người trồng chè sử dụng các giống chè như: LDP1, Phúc Vân Tiên, Kim Tuyên… đồng thời áp dụng quy trình chăm bón
đúng kỹ thuật, sử dụng hài hòa phân hữu cơ và thuốc bảo vệ thực vật. Ngoài ra các hộ còn được tiếp cận thêm nhiều kỹ thuật thâm canh mới để tăng năng suất, chất lượng vườn chè.
10
Tuy nhiên, việc áp dụng quy trình sản xuất chè đông chỉ có thể áp dụng
được với những vùng chè thuận lợi về nước tưới và các hộ sản xuất quy mô lớn, làm chủ được kỹ thuật thâm canh chè trái vụ, có khả năng đầu tư lớn về
vật tư nông nghiệp.
Để tăng giá trị sản xuất cây chè, tỉnh tập trung đầu tư mạnh cho việc chuyển đổi cơ cấu giống chè, thay thế diện tích chè giống cũ, già cỗi bằng các loại giống mới, chất lượng cao.
Tỉnh cũng đã hỗ trợ người dân hình thành các vùng sản xuất chè tập trung, quy mô lớn gắn với việc xây dựng thương hiệu “chè Thái Nguyên” tương xứng với quy mô vùng sản xuất, chế biến chè hàng đầu cả nước.
CHƯƠNG 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hộ nông dân trồng chè cành tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
2.1.2.1 Phạm vi về không gian nghiên cứu
Đề tài được thực hiện tại xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.
2.1.2.2. Phạm vi về thời gian nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng những số liệu sơ cấp là số liệu điều tra về
hoạt động sản xuất chè của hộ dân. Các số liệu thứ cấp là số liệu của giai đoạn 2011–2013. Thời gian thực hiện đề tài từ 16 tháng 1 năm 2014 đến 16 tháng 5 năm 2014.
2.1.2.3. Phạm vi về nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về vấn đề hiệu quả kinh tế của các hộ nông dân sản xuất chè cành trên địa bàn xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên
2.2. Nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu về thực trạng sản xuất và nâng cao HQKT sản xuất cây chè cành tại địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề ra những giải pháp nhằm nâng cao HQKT sản xuất cây chè cành của xã.
+ Thực trạng sản xuất cây chè cành trên địa bàn xã Văn Yên trong những năm gần đây.
+ Ðánh giá hiệu quả kinh tế của cây chè cành theo kết quảđiều tra. + Những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro trong sản xuất cây chè cành tại xã Vãn Yên.
+ Giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, HQKT sản xuất chè cành tại
xã Văn Yên
2.3. Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng sản xuất chè cành trên địa bàn nghiên cứu trong những năm gần đây ra sao, liệu có tăng hiệu quả kinh tế được không ?
- Hiệu quả kinh tế đem lại của cây chè cành theo kết quả điều tra như thế nào ? - Trong sản xuất chè cành có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro gì ? - Có những giải pháp chủ yếu nào và giải pháp nào là tốt nhất để thực hiện ? Vì sao ? 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Chọn điểm nghiên cứu 2.4.1.1. Lựa chọn xã nghiên cứu
Xã Văn Yên là xã nằm ở phía Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện Đại Từ 12 km, có vị trí địa lý như sau: Phía Ðông giáp xã Ký Phú; Phía Tây giáp xã Mỹ Yên; Phía Nam giáp xã Đạo Trù huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú; Phía Bắc giáp xã Lục Ba.
Xã Văn Yên có 5 dân tộc anh em cùng chung sống. Dân tộc kinh chiếm 96 %. Xã chia làm 15 xóm: Bậu 1, Bậu 2, Bầu 1, Bầu 2, xóm Núi, Kỳ Linh,
Đầm Mây, Cầu Găng, Đình 1, Đình 2, Giữa 1, Giữa 2, Dưới 1, Dưới 2, Dưới 3. Dân cư phân bố không đồng đều, nhìn chung lao động của xã rất dồi dào. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt ngoài cây lúa cây màu ra thì người dân nơi đây còn trồng chè với diện tích lớn. Trong những năm gần đây diện tích chè của xóm cũng như
của xã không ngừng tăng lên. Theo số liệu báo cáo của xã thì năm 2013 diện tích chè của toàn xã có hơn 141 ha. Trong đó có 6,7 ha diện tích chè trồng mới và trồng lại; chè kinh doanh có khoảng 125 ha, năng xuất bình quân đạt 90,3 tạ/ha, tổng sản lượng chè búp tươi là 1.128,75 tấn.
Từ những đặc điểm trên tôi lựa chọn xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bởi một số những nguyên nhân sau:
- Dân tộc chủ yếu của xã là dân tộc kinh.
- Địa phương là nơi có diện tích đất tự nhiên lớn.
- Đây là nơi trồng nhiều chè, coi cây chè là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp.
2.4.1.2. Lựa chọn xóm nghiên cứu
diện cho các vùng sinh thái kinh tế trồng chè cành trong xã trên phương diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những đặc điểm chung. Quá trình
điều tra và thu thập số liệu nhằm nghiên cứu thực trạng sản xuất chè tại địa bàn xã Văn Yên, vì vậy nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu tại 5 xóm tiêu biểu đại diện cho toàn xã.
Bảng 2.1. Diện tích trồng chè năm 2013 ở các xóm trong xã Văn Yên TT Xóm Diện tích chè (ha) Diện tích chè cành (ha) 1 Bầu 1 7,8 4,2 2 Bậu 1 14,7 12,5 3 Bầu 2 8,2 4,5 4 Bậu 2 17,3 15,5 5 Cầu Găng 15,4 13,1 6 Đầm Mây 15,3 12,7 7 Kỳ Linh 16,2 14,3 8 Núi 8,1 5,5 9 Đình 1 4,6 2,9 10 Đình 2 6,8 3,6 11 Giữa 1 6,3 2,3 12 Giữa 2 5,5 3,1 13 Dưới 1 4,4 2,1 14 Dưới 2 5,1 2,7 15 Dưới 3 5,3 3,6 Tổng 141 102,6
(Nguồn: UBND xã Văn Yên)
Đây là 5 xóm có diện tích đất nông nghiệp lớn và có hệ thống canh tác
đặc trưng của xã và đối tượng nghiên cứu của đề tài cụ thể là:
Xóm Bậu 2: Là xóm nằm dưới chân núi Tam Đảo, có diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn nhất của toàn xã, người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề trồng trọt, chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là cây chè và cây lúa. Diện tích
đất trồng chè của xóm lớn nhất trong xã với diện tích 17,3 ha, trong đó diện tích chè cành là 15,5 ha.
Xóm Cầu Găng: Đây là xóm có nhiều diện tích vườn bằng và ruộng cao do vậy rất thích hợp cho việc trồng chè, trong năm qua diện tích chè của xóm là 15,4 ha. trong đó diện tích chè cành là 13,1 ha.
Xóm Mây: Đây là xóm có nhiều đồi núi thấp và ruộng cao rất thuận lợi cho cây chè phát triển, trong năm qua diện tích chè của xóm là 15,3 ha, trong
đó diện tích chè cành là 12,7 ha.
Xóm Kì Linh: Đây là một xóm cũng nằm dưới chân núi Tam Đảo địa hình tương đối phức tạp. Người dân nơi đây cần cù chịu khó làm ăn. Ngoài diện tích chè cành được các hộ dân trồng dưới đất thấp thì còn có cả diện tích chè trung du được trồng trên núi cao. Trong năm qua diện tích chè cành của xóm là 16,2 ha đứng thứ 2 trong xã, trong đó diện tích chè cành là 14,3 ha.
Xóm Bậu 1: Đây là một xóm nằm sát 3 xóm đó là xóm Bầu 2, xóm núi và xóm Bậu 2. Là xóm có diện tích đất vườn, đất đồi, và ruộng cao lớn cho nên người dân đã sớm chuyển đổi cây trồng cho năng suất cao hơn cây lúa đó là cây chè cành. Trong năm qua diện tích chè của xóm là 14,7 ha, trong đó diện tích chè cành là 12,5 ha.
Như vậy, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài việc lựa chọn các