Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.5.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè

Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử

dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân.

-Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/1 đơn vị diện tích: + Tống giá trị sản xuất/sào (GO/sào)

+ Giá trị gia tăng/sào (VA/sào) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn

+ Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động

+ Tổng giá trị sản xuất/ lao động (GO/LĐ) + Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ)

*Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá cả bình quân trên thị

trường trong thời gian nghiên cứu.

n X X n i i ∑ = = 1

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Đặc đim v điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Văn Yên là xã nằm ở phía Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện Đại Từ 12 km, có vị trí địa lý như sau: Phía Ðông giáp xã Ký Phú; Phía Tây giáp xã Mỹ Yên; Phía Nam giáp xã Đạo Trù huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú; Phía Bắc giáp xã Lục Ba.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đặc điểm về địa hình là xã miền núi nằm dưới chân rãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi; phía Tây Nam là rãy núi Tam Đảo có địa hình

đồi núi cao, phía Bắc là đồi núi thấp, diện tích đất canh tác lúa nằm ở giữa. Trên địa bàn xã có 01 suối lớn chảy qua bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo thuộc xã Mỹ Yên, đoạn chảy qua xã Văn Yên có chiều dài khoảng 5 km;

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết và khí hậu

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; tổng tích ôn từ 7.0000C – 8.0000C. Lượng mưa phân bố không đồng đều có chênh lệch lớn giữa mùa mưa và mùa khô. Về mùa mưa cường độ mưa lớn, chiếm tới gần 80% tổng lượng mưa trong năm.

3.1.1.4. Tài nguyên

a, Tài nguyên đất: Tổng diện tích đất tự nhiên 2.443,54 ha, bao gồm: Ðất nông nghiệp 2.203,30 ha; đất phi nông nghiệp 218,17 ha; đất chưa sử

dụng 22,07 ha.

b. Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất lâm nghiệp toàn xã có 1.715,34 ha (chiếm 70,19% diện tích đất tự nhiên), trong đó: Rừng đặc dụng 1.257,42 ha thuộc vườn Quốc gia Tam Đảo quản lý, rừng sản xuất 457,92 ha. Diện tích

rừng cho 152 hộ, các cây trồng chủ yếu là cây keo và cây bạch đàn và một số

loại cây lấy gỗ khác.

c. Tài nguyên nước

- Tổng diện tích mặt nước trên địa bàn xã là 52,76 ha, trong đó: Diện tích ao, hồ, đầm 9,11 ha; diện tích suối là 43,65 ha.

- Toàn bộ diện tích đất ao, hồ, đầm đã và đang được các hộ dân sử dụng để

nuôi trồng thuỷ sản, kết hợp với việc tưới tiêu phục vụ sản xuất nông nghiêp.

d. Tài nguyên khoáng sản: Xã có mỏ thiếc tại khu vực vùng đệm xóm Bậu 2 và xóm Núi thuộc rãy núi Tam Đảo, nhưng chữ lượng thấp; ngoài ra xã còn có đất cao lanh tại khu vực xóm Mây

e. Tài nguyên nhân văn: Xã Văn Yên có di tích lịch sử núi Văn – núi Võ, bia lưu niệm Cục Quân nhu được Nhà nước xếp hạng, trong đó có điểm di tích lịch sử núi Văn-núi Võ được xếp hạng cấp Quốc gia.

Đánh giá chung: Với điều kiện về vị trí địa lý và tài nguyên. Xã Văn Yên có nhiều tiềm năng phát triển về kinh tế nông nghiệp, công nghiệp – TTCN, thương mại dịch vụ và phát triển du lịch trong tương lai.

3.1.2. Điu kin kinh tế - xã hi xã Văn Yên

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Yên

Đất đai là yếu tố quan trọng đối với các ngành sản xuất, đặc biệt là phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa, góp phần thúc đẩy quá trình thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH đất nước. Bảng 3.1.Tình hình sử dụng đất đai của xã Văn Yên 2011-2013 ĐVT: (ha) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 BQ 2011- 2013 DT CC (%) DT CC (%) DT CC (%) Tổng diện tích tự nhiên 2.443,54 100 2.443,54 100 2.443,54 100 100 I.Đất nông nghiệp 2.208,05 90,36 2.203,30 90,17 2.203,08 90,16 99,89 1.Đất sản xuất NN 635,26 28,77 486,25 21,98 486,10 21,97 126,5 -Đất trồng cây hàng năm 386,27 60,8 386,86 79,89 386,86 79,9 100,08 -Đất trồng cây lâu năm 248,99 39,19 99,39 20,52 99,24 20,1 69,88 2.Đất lâm nghiệp 1.568,85 71,05 1.715,34 77,85 1.715,27 77,86 104,67 II.Đất phi nông nghiệp 123,42 5,05 212,30 8,69 218,39 8,93 137,44 III.Đất chưa sử dụng 22,07 0,9 22,07 0,9 22,07 0,9 100

Nhìn chung xã Văn Yên trong những năm qua cũng đã khai thác và sử

dụng khá hợp lý đất đai hiện có. Xong xã cũng cần tăng cường công tác quản lý đất đai để khai thác triệt để diện tích đất nông nghiệp, lâm nghiệp để phục vụ tốt cho phát triển nông nghiệp của xã.

Qua nghiên cứu về điều kiện tự nhiên của xã Văn Yên cho thấy xã có nhiều tiềm năng, điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là phát triển cây chè thế mạnh, góp phần làm giàu cho xă.

3.1.2.2. Đặc điểm tình hình dân số và lao động

Lao động là một trong những yếu tố quyết định tới chất lượng cũng như

số lượng của sản phẩm hàng hóa, vì vậy việc sử dụng nguồn lao động một cách đầy đủ, hợp lý đã trở thành nguyên tắc của mọi hoạt động sản xuất kinh doanh trong nền kinh tế thị trường. Chè là loại cây đòi hỏi phải cần lực lượng lao động sống lớn trong cả thời kỳ sản xuất (thường kéo dài 7 - 9 tháng). Chè mang tính thời vụ khá rõ, do vậy việc sắp xếp giải quyết nguồn lao động hợp lý có ý nghĩa hết sức quan trọng trong sản xuất chè, đồng thời đó cũng là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển.

Xã Văn Yên có 15 xóm, theo báo cáo của xã năm 2013 toàn xã có 7.396 người, số hộ 2.095 hộ, với 5 dân tộc anh em cùng chung sống, mật độ

cơ trú 503 người/km2. Văn Yên là nơi hội tụ của nhiều dân cư của nhiều nơi về sinh sống, làm ăn, do đó hội tụ nhiều kinh nghiệm sản xuất, kinh doanh.

Bảng 3.2: Tình hình dân số và lao động xã Văn Yên từ 2011 – 2013

Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) BQ 2011- 2013 12/11 13/12 Tổng nhân khẩu 7.193 7.295 7.396 101,42 101,38 101,4

1.Số người trong độ tuổi có khả năng lao động 4.650 4.780 4.884 102,8 102,2 102,5 2.Tổng số người có việc làm mới trong năm 320 322 325 100,63 100,93 100,78 3.Tỉ lệ lao động qua đào tạo (%) 33,52 33,7 33,8

4.Tỷ lệ LĐ trong độ tuổi chưa có việc làm (%) 3,9 3,7 3,8 5.Tỷ lệ lao động có việc làm ổn định thường

xuyên (%) 74,7 75,5 76

Năm 2013 tổng số dân của xã là 7.396 người so với năm 2012 thì tăng 1,38% Như vậy qua 3 năm cho thấy tốc độ phát triển bình quân tăng 1,4%.

Tổng số người có việc làm mới trong năm 2013 là 325 người. Tốc độ

phát triển bình quân 3 năm 2011-2013 tăng 0,78%. Tuy nhiên tốc độ tăng chậm và chưa ổn định cần có những giải pháp cho vấn đề việc làm cho người dân nông thôn phù hợp và kịp thời hơn.

Số người trong độ tuổi có khả năng lao động năm 2013 là 4.884 người, năm 2012 tăng so với năm 2011 là 2,8%, năm 2013 tăng so với năm 2012 là 2,2%. Và tốc độ bình quân trong 3 năm 2011-2013 là 2,5%.

Tỷ lệ lao động qua đào tạo còn thấp, cụ thể năm 2011 chiếm 33,52%, năm 2012 chiếm 33,7% và năm 2013 chiếm 33,8%.

3.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở vật chất kỹ thuật có vị trí quan trọng trong sản xuất, kinh doanh chè. Việc trang bịđầy đủ hợp lý cơ sở vật chất có ý nghĩa to lớn đến việc phát triển sản xuất, giảm nhẹ sức lao động cho ngýời nông dân, lŕm tăng năng suất lao động, góp phần cải thiện nền sản xuất, củng cố vŕ hoŕn thiện mối quan hệ

sản xuất trong quá trình sản xuất chè.

* Giao thông:

- Hệ thống giao thông liên xã, trục xã: Hiện nay, xã có 01 tuyến đường giao thông trục xã với tổng chiều dài 4.300 m, đã láng nhựa nhưng đã xuống cấp nghiêm trọng.

- Hiện trạng các tuyến đường lâm sinh: Xã có 08 tuyến đường lâm sinh, với tổng chiều dài 14.500 m, là đường đất.

- Hệ thống giao thông trục xóm với tổng chiều dài 21.900 m, đã cứng hoá 2.680 m, trong đó có 1.000 m xuống cấp, đạt 12,23%; trải đá răm 12.920 m, đạt 59 %; đường đất 6.300 m, chiếm 28,77%.

- Hệ thống giao thông nội đồng với tổng chiều dài 26.050 m, trong đó 2.150 m trải đá răm; 23.900 m đường đất.

- Hệ thống giao thông ngõ xóm với tổng chiều dài 23.500 m, đã cứng hoá 720 m, đạt 3,1%; trải đá răm 2.250 m, đạt 9,6%; đường đất 20.530 m, chiếm 87,4%.

* Thủy lợi:

Do đặc điểm địa hình phức tạp, công tác thủy lợi mang đặc thù riêng của vùng đồi núi. Việc cung cấp nước và tưới tiêu chủ yếu dựa vào nước trời, xây dựng hồ đập giữ nước, ngăn suối đưa nước vào đồng ruộng. Hiện nay xã có 14 hồ, vai, đập dâng nước, trong đó: Có 02 hồ chứa nước, 01 trạm bơm

điện cỡ nhỏ, 05 đập xây kiên cố và 06 đập tạm. Hệ thống ao đầm chủ yếu phục vụ cho công tác nuôi trồng thuỷ sản của các hộ gia đình.

Kênh mương chính có 15 km, trong đó đã kiên cố hóa 7,26 km, đạt 48,4%. Kênh mương nội đồng 55,54 km, đã kiên cố hóa được 15,39 km, đạt 27,7%, còn lại 40,15 km kênh đất chưa được cứng hoá.

Đối với nước sinh hoạt toàn xã có 2 công trình nước sinh hoạt (nước tự

chảy) tại xóm Bậu 2 và xóm Kỳ Linh với tổng công suất cấp nước của 2 trạm cho các xóm trên địa bàn toàn xã là: 295 m3/ngày đêm.Với công suất như trên dự án có thể cung cấp cho gần 500 hộ dân với khoảng 1988 người.

* Điện:

+ Số hộ gia đình sử dụng điện lưới Quốc gia là 2.092/2.095 hộ, đạt tỷ lệ

99,9%, trong đó số hộ sử dụng điện thường xuyên, an toàn là 2092 hộ, đạt 100%.

+ Xã có 05 trạm điện với tổng công suất 960 KVA; đường dây trung thế 6,3 km; hạ thế có 33 km, trong đó đạt chuẩn 16 km, số cần nâng cấp 17 km; số hộ sử dụng điện đạt 99,8 %

* Hệ thống văn hóa thông tin

- Xã có 01 điểm bưu điện văn hoá xã, diện tích khuôn viên 150 m2, diện tích xây dựng là 100 m2 và 03 trạm phát song Vinaphone, Viettel, bưu điện văn hoá xã có trang bị mạng internet; số máy điện thoại cố định 50 máy; số

người sử dụng điện thoại di động trên 5.000 người;

- Các cơ quan hành chính đóng trên địa bàn xã 100% đã sử dụng mạng internet khai thác có hiệu quả, có trên 100 hộ gia đình sử dụng internet.

* Hệ thống y tế:

- Trạm Y tế xã : Xây dựng nhà kiên cố 2 tầng thuộc xóm Giữa 1. Diện tích khuôn viên 1.800 m2 có đủ các phòng khám và điều trị bệnh, xã đạt chuẩn Quốc gia về Y tế từ năm 2005.

- Số người tham gia bảo hiểm Y tế : Bảo hiểm tự nguyện 405 người, chính sách xã hội 3.856 người, CCB 73 người, học sinh sinh viên 1.080 người, cán bộ công chức viên chức, quân đội, công an là 126 người. Tổng 5.540 người, đạt 74,9%.

* Giáo dục :

Xã đã có 3 trường học: 1 trường THCS, 1 trường tiểu học và 1 trường mầm non.

* Dịch vụ thương mại:

Xã có 01 chợ, tên chợ Văn Yên, diện tích 3.000 m2 (chợ tạm); các ki ốt chưa được xây dựng mà chỉ có các lều quán lợp bằng lá cọ, bờ lô.

Hoạt động kinh tế thị trường đã tạo điều kiện cho dịch vụ bán thương nghiệp thuộc các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể phát triển mạnh mẽ bên cạnh hệ thống thương nghiệp quốc doanh.

3.1.3. Mt s ch tiêu kinh tế - xã hi ch yếu ca xã Văn Yên

Theo báo cáo của xã Văn Yên. Năm 2011-2013 mặc dù nền kinh tế của xã còn gặp nhiều khó khăn do thời tiết khí hậu bất thường làm ảnh hưởng đến sản xuất, nhưng kinh tế vẫn đạt, tốc độ tăng trưởng bình quân là 5,37 %, giá trị sản xuất tăng từ 84.178 triệu đồng năm 2011 lên 93.452 triệu đồng năm 2013, trong

đó tăng trưởng mạnh nhất là ngành nông lâm ngư nghiệp tăng bình quân 12,25%, công nghiệp xây dựng tăng 2,98%, thương mại dịch vụ tăng 9,98% (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Kết quả sản xuất các ngành kinh tế xã Văn Yên 2011-2013 ĐVT: (Triệu đồng) Chỉ tiêu 2011 2012 2013 So sánh (%) BQ (11- 13) 12/11 13/12 Giá trị sản xuất 84.178 88.980 93.452 105,7 105,03 105,37 1.Công nghiệp xây dựng 32.350 33.325 34.245 103,02 102,76 102,98 + Công nghiệp – TTCN 12.350 12.758 13.324 103,3 104,44 103,87 + Xây dựng 20.000 21.435 21.853 107,18 102 104,59 2. Nông lâm, ngư nghiệp 9.354 10.327 11.785 110,4 114,1 112,25

+ Cây chè 5.972 6.051 7.102 101,13 100,73 100,93

3. Thương mại-dịch vụ 10.124 11.135 12.245 109,99 109,97 109,98

* Đóng góp của cây chè trong cơ cấu nông nghiệp của xã Văn Yên

Bảng số liệu trên cho thấy: Trong cơ cấu ngành, nông lâm ngư nghiệp nói chung và ngành trồng trọt nói riêng của xã Văn Yên thì cây chè giữ một vị

trí quan trọng. Trong năm 2011, tổng giá trị sản xuất ngành Nông lâm ngư

nghiệp đạt 9.354 triệu đồng thì cây chè đóng góp 5.972 triệu đồng chiếm 63,84% trong tổng giá trị sản xuất của ngành Nông lâm ngư nghiệp và chiếm 7,09 % trong tổng giá trị sản xuất các ngành của xã. Đến năm 2013, giá trị sản xuất ngành Nông lâm ngư nghiệp là 11.785 triệu đồng trong đó cây chè đã

đóng góp 7.102 triệu đồng chiếm 60,26 % trong tổng giá trị sản xuất ngành Nông lâm ngư nghiệp và chiếm 7,6 % trong tổng giá trị sản xuất của xã. Qua những thông tin trên cho thấy cây chè đã đóng góp một phần không nhỏ vào GDP của xã trong những năm qua.

3.1.4. Đánh giá nhng thun li và khó khăn v điu kin t nhiên, kinh tế, xã hi ca xã Văn Yên. xã hi ca xã Văn Yên.

(Theo báo cáo tổng kết năm của xã Văn Yên năm 2013). 3.1.4.1. Thuận lợi

- Các tuyến đường giao thông chính đã được nâng cấp nên thuận tiện cho đi lại và giao lưu hàng hóa.

- Điều kiện thời tiết thuận lợi cho ngành nông nghiệp phát triển.

- Nguồn nước rồi rào, đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của người dân. Đặc biệt nó là nhân tố quyết định cây trồng lâu năm, cây ngắn ngày và cây lâm nghiệp.

- Xã có diện tích đất tự nhiên lớn do vậy rất thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp. Đặc biệt là phát triển sản xuất chè.

- Diện tích đất rừng của xã lớn với tổngdiện tích là 1.715,34 ha do đó rất thuân lợi cho việc phát triển kinh tế rừng.

- Vị trí địa lý như trên sẽ có nhiều thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa với các xã.

- Xã có nguồn nhân lực rồi rào, trình độ dân trí từng bước được nâng lên, đặc biệt từ năm 2006 đến nay tỷ lệ học sinh đỗ vào các trường Đại học, Cao đẳng cao so với mặt bằng chung của huyện.

- Hệ thống cơ sở hạ tầng được đầu tư xây dựng khá đồng bộ.

- Đội ngũ cán bộ xã nhiệt tình, năng động, lực lượng lao động đông

đảo, cần cù, chịu khó lao động.

3.1.4.2. Khó khăn, hạn chế

- Các hộ nông dân sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa tập trung mạnh ai người nấy làm.

- Sản phẩm tạo ra hay bị tư thương ép giá.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)