Tình hình sản xuất chè cành của hộ

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 70)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

3.4.1.Tình hình sản xuất chè cành của hộ

Để đánh giá được tình hình sản xuất chè của các nhóm hộ, ngoài việc phân tích các chỉ tiêu chung, còn có các tiêu chí khác được nghiên cứu như: Diện tích, năng suất, sản lượng chè… các tiêu chí này được thể hiện qua bảng số liệu sau: Bảng 3.8: Diện tích, năng suất, sản lượng chè cành bình quân của hộđiều tra năm 2013 Chỉ tiêu Đơn vị tính Loại hình sản xuất Bình quân (n= 60) Hộ chuyên (n=30) Hộ kiêm (n=30) 1.Diện tích đất chè Sào 8,20 2,70 5,45 2.Năng suất chè khô Tạ/sào 1,79 1,36 1,58 3.Sản lượng chè khô Tạ 14,68 3,67 8,61 4.Giá trị sản xuất chè 1000đ 245.156 41.042,83 120.023,4

(Nguồn: Tổng hợp và tính toán từ số liệu điều tra)

Bảng số liệu trên cho thấy, diện tích đất trồng chè cành giữa các nhóm hộ, có sự chênh lệch đáng kể. Ở nhóm hộ kiêm diện tích đất chè cành bình quân của mỗi hộ chỉ đạt 2,7 sào/hộ, còn nhóm hộ chuyên bình quân mỗi

hộ đạt 8,2 sào/hộ. Nguyên nhân là do các hộ chuyên đều sống bằng nghề làm chè, cho nên hầu hết diện tích đất mà họ có đều được sử dụng để phát triển cây chè. Còn các hộ kiêm (chè + lúa, hoa màu) giữa các loại cây này, họ

không coi đây là cây trồng chính vì thế diện tích đất canh tác của gia đình sẽ

dùng để phát triển cả lúa, hoa màu và chè. Tùy thuộc vào điều kiện của mỗi gia đình mà từng hộ sẽ phân bổ nguồn lực đất đai giữa các loại cây trồng sao cho hợp lý nhất.

Năng suất chè khô giữa các nhóm hộ cũng khác nhau rõ rệt. Năng suất bình quân ở nhóm hộ kiêm chỉ đạt 1,36 tạ/sào/năm. Còn nhóm hộ chuyên đạt 1,79 tạ/sào/năm. Chính sự chênh lệch khá lớn về diện tích và năng suất dẫn

đến sản lượng chè của nhóm hộ chuyên vượt 4 lần sản lượng chè bình quân ở

nhóm hộ kiêm. Về giá cả thì hộ chuyên bán với giá bình quân là 167.000

đồng/kg. Còn vào các dịp lễ tết thì giá chè có lúc lên tới 3 – 4 trăm nghìn

đồng/kg thậm chí còn cao hơn. Còn hộ kiêm bán với giá thấp hơn bình quân là 112.000 đồng/kg.

Thời gian thu hoạch chè trong năm khá dài suốt từ tháng 3 cho tới tháng 12. Sản lượng chè tăng dần qua các tháng. Đầu tháng 3 cho đến cuối tháng 4 là thời gian thu hoạch chè xuân, sản lượng đạt được còn rất thấp. Sau

đó tăng dần lên, nông hộ thực sự bước vào mùa chè tính từ tháng 5.

Sản lượng chè búp tươi tăng lên nhanh chóng, cao điểm tập trung vào các tháng 6, 7, 8 và 9. Thời kỳ này cây chè phát triển mạnh cho năng suất tối

đa, đòi hỏi người làm chè phải hết sức khẩn trương chăm sóc thu hái cho kịp lứa. Nhưng một hạn chế cũng là khó khăn chưa thể giải quyết trong giai đoạn này đó là thời tiết nóng bức, ảnh hưởng lớn tới năng suất lao động của nông dân.

Từ tháng 10 trở đi năng suất chè giảm dần và giảm mạnh ở gần cuối tháng 11 đến cuối tháng 12. Hai tháng này sản lượng chè thu được rất thấp lại là chè cuối vụ nên chất lượng cũng kém hơn. Sau đó chè bước vào thời kỳ

ngủ đông, thời kỳ này các hộ thường cúp, đốn chè chuẩn bị cho một chu kỳ

sản xuất kinh doanh mới.

Tuy nhiên do đặc điểm chè chủ yếu tính theo các lứa thu hái, ít khi phân chia theo tháng, mà số lứa thu hoạch trong một tháng hay trong một năm

của mỗi hộ lại khác nhau. Do đó kết quả thu được như trên là đã qua điều chỉnh và quy đổi theo từng tháng để thuận tiện cho quá trình nghiên cứu và phân tích.

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 70)