Câu hỏi nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)

2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.3.Câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng sản xuất chè cành trên địa bàn nghiên cứu trong những năm gần đây ra sao, liệu có tăng hiệu quả kinh tế được không ?

- Hiệu quả kinh tế đem lại của cây chè cành theo kết quả điều tra như thế nào ? - Trong sản xuất chè cành có những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và rủi ro gì ? - Có những giải pháp chủ yếu nào và giải pháp nào là tốt nhất để thực hiện ? Vì sao ? 2.4. Phương pháp nghiên cứu 2.4.1. Chn đim nghiên cu 2.4.1.1. Lựa chọn xã nghiên cứu

Xã Văn Yên là xã nằm ở phía Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện Đại Từ 12 km, có vị trí địa lý như sau: Phía Ðông giáp xã Ký Phú; Phía Tây giáp xã Mỹ Yên; Phía Nam giáp xã Đạo Trù huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú; Phía Bắc giáp xã Lục Ba.

Xã Văn Yên có 5 dân tộc anh em cùng chung sống. Dân tộc kinh chiếm 96 %. Xã chia làm 15 xóm: Bậu 1, Bậu 2, Bầu 1, Bầu 2, xóm Núi, Kỳ Linh,

Đầm Mây, Cầu Găng, Đình 1, Đình 2, Giữa 1, Giữa 2, Dưới 1, Dưới 2, Dưới 3. Dân cư phân bố không đồng đều, nhìn chung lao động của xã rất dồi dào. Người dân nơi đây chủ yếu sống bằng nghề trồng trọt và chăn nuôi. Trong ngành trồng trọt ngoài cây lúa cây màu ra thì người dân nơi đây còn trồng chè với diện tích lớn. Trong những năm gần đây diện tích chè của xóm cũng như

của xã không ngừng tăng lên. Theo số liệu báo cáo của xã thì năm 2013 diện tích chè của toàn xã có hơn 141 ha. Trong đó có 6,7 ha diện tích chè trồng mới và trồng lại; chè kinh doanh có khoảng 125 ha, năng xuất bình quân đạt 90,3 tạ/ha, tổng sản lượng chè búp tươi là 1.128,75 tấn.

Từ những đặc điểm trên tôi lựa chọn xã Văn Yên, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên bởi một số những nguyên nhân sau:

- Dân tộc chủ yếu của xã là dân tộc kinh.

- Địa phương là nơi có diện tích đất tự nhiên lớn.

- Đây là nơi trồng nhiều chè, coi cây chè là cây trồng chính trong sản xuất nông nghiệp.

2.4.1.2. Lựa chọn xóm nghiên cứu

diện cho các vùng sinh thái kinh tế trồng chè cành trong xã trên phương diện về các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và những đặc điểm chung. Quá trình

điều tra và thu thập số liệu nhằm nghiên cứu thực trạng sản xuất chè tại địa bàn xã Văn Yên, vì vậy nghiên cứu sử dụng các thông tin và số liệu tại 5 xóm tiêu biểu đại diện cho toàn xã.

Bảng 2.1. Diện tích trồng chè năm 2013 ở các xóm trong xã Văn Yên TT Xóm Diện tích chè (ha) Diện tích chè cành (ha) 1 Bầu 1 7,8 4,2 2 Bậu 1 14,7 12,5 3 Bầu 2 8,2 4,5 4 Bậu 2 17,3 15,5 5 Cầu Găng 15,4 13,1 6 Đầm Mây 15,3 12,7 7 Kỳ Linh 16,2 14,3 8 Núi 8,1 5,5 9 Đình 1 4,6 2,9 10 Đình 2 6,8 3,6 11 Giữa 1 6,3 2,3 12 Giữa 2 5,5 3,1 13 Dưới 1 4,4 2,1 14 Dưới 2 5,1 2,7 15 Dưới 3 5,3 3,6 Tổng 141 102,6

(Nguồn: UBND xã Văn Yên)

Đây là 5 xóm có diện tích đất nông nghiệp lớn và có hệ thống canh tác

đặc trưng của xã và đối tượng nghiên cứu của đề tài cụ thể là:

Xóm Bậu 2: Là xóm nằm dưới chân núi Tam Đảo, có diện tích đất nông, lâm nghiệp lớn nhất của toàn xã, người dân nơi đây sống chủ yếu vào nghề trồng trọt, chăn nuôi. Cây trồng chủ yếu là cây chè và cây lúa. Diện tích

đất trồng chè của xóm lớn nhất trong xã với diện tích 17,3 ha, trong đó diện tích chè cành là 15,5 ha.

Xóm Cầu Găng: Đây là xóm có nhiều diện tích vườn bằng và ruộng cao do vậy rất thích hợp cho việc trồng chè, trong năm qua diện tích chè của xóm là 15,4 ha. trong đó diện tích chè cành là 13,1 ha.

Xóm Mây: Đây là xóm có nhiều đồi núi thấp và ruộng cao rất thuận lợi cho cây chè phát triển, trong năm qua diện tích chè của xóm là 15,3 ha, trong

đó diện tích chè cành là 12,7 ha.

Xóm Kì Linh: Đây là một xóm cũng nằm dưới chân núi Tam Đảo địa hình tương đối phức tạp. Người dân nơi đây cần cù chịu khó làm ăn. Ngoài diện tích chè cành được các hộ dân trồng dưới đất thấp thì còn có cả diện tích chè trung du được trồng trên núi cao. Trong năm qua diện tích chè cành của xóm là 16,2 ha đứng thứ 2 trong xã, trong đó diện tích chè cành là 14,3 ha.

Xóm Bậu 1: Đây là một xóm nằm sát 3 xóm đó là xóm Bầu 2, xóm núi và xóm Bậu 2. Là xóm có diện tích đất vườn, đất đồi, và ruộng cao lớn cho nên người dân đã sớm chuyển đổi cây trồng cho năng suất cao hơn cây lúa đó là cây chè cành. Trong năm qua diện tích chè của xóm là 14,7 ha, trong đó diện tích chè cành là 12,5 ha.

Như vậy, căn cứ vào nội dung, yêu cầu của đề tài việc lựa chọn các xóm điều tra nghiên cứu trên có thể đảm bảo được tính đại diện.

2.4.2. Phương pháp thu thp tài liu và s liu

2.4.2.1. Thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp

Sử dụng phương pháp kế thừa và cập nhật từ Ủy ban nhân dân (UBND) xã Văn Yên về các nội dung chính như:

- Số liệu về điều kiện tự nhiên. - Số liệu về kinh tế xã hội.

- Các số liệu về tổng diện tích, năng suất, sản lượng chè hàng năm. - Dân số trên địa bàn xã.

- Kế hoạch phát triển của xã và những thông tin khác liên quan tới việc nghiên cứu. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

2.4.2.2. Thu thập tài liệu, số liệu sơ cấp * Phỏng vấn hộ dân

Thu thập số liệu bằng cách tổ chức điều tra phỏng vấn trực tiếp dựa trên bảng hỏi đã được dựng sẵn.

- Đối tượng điều tra là người nông dân. - Phương pháp điều tra.

Căn cứ vào đặc thù cũng như tình hình phát triển kinh tế, diện tích trồng chè cành của từng xóm trong xã tiến hành chọn 5 xóm có diện tích chè lớn nhất đại diện cho xã Văn Yên. Và chọn mẫu điều tra tôi tiến hành chọn 60 hộ trên địa bàn 5 xóm: Xóm Bậu 1, Bậu 2, Đầm Mây, Kì Linh, Cầu Găng mỗi xóm 12 hộ.

Tiếp theo tôi tiến hành chia nhóm hộ thành hai loại hình sản xuất: Hộ

chuyên và hộ kiêm

- Nhóm hộ chuyên sản xuất chè là những người chuyên sản xuất chè, lấy cây chè là cây trồng chính và thu nhập đều từ cây chè.

- Nhóm hộ trồng chè – lúa là nhóm hộ sản xuất nông nghiệp đa dạng. Trước kia cây lúa là cây trồng chính, sau đó thấy cây chè có giá trị kinh tế cao hơn nên mở rộng diện tích và tăng cường đầu tư thâm canh. Những hộ không coi cây trồng nào là cây trồng chính mà họ vừa trồng lúa để đảm bảo lương thực vừa trồng chè để tăng thêm thu nhập.

* Nội dung phiếu điều tra:

Phiếu điều tra là một tập hợp các biểu mẫu, được xây dựng phục vụ cho quá trình thu thập số liệu, thông tin cần thiết cho khóa luận gồm một số nội dung sau:

+ Những thông tin căn bản về hộ: Họ tên, tuổi, địa chỉ của chủ hộ, tuổi, số nhân khẩu, lao động…

+ Đất đai của hộ: Diện tích đất trồng chè cành

+ Các tư liệu sản xuất khác: Bao gồm máy móc thiết bị, phương tiện vận chuyển v.v..phục vụ cho sản xuất của hộ.

+ Tình hình đầu tư cho cây chè cành của hộ.

+ Kết quả sản xuất kinh doanh của hộ: Các kết quả thu nhập về trồng trọt (trong đó có cây chè cành là chủ yếu)

Ngoài phiếu điều tra, tôi còn ghi chép về các điều kiện bên ngoài liên quan đến tập quán canh tác cũng như thói quen trồng trọt, kinh nghiệm trồng trọt, chăm sóc cây chè cành của các hộ trồng chè cành nhiều kinh nghiệm.

2.4.3. Phương pháp tng hp x lý s liu

Phiếu điều tra sau khi hoàn thành sẽ được kiểm tra và nhập vào máy tính bằng phần mềm Exel để tiến hành tổng hợp xử lý.

2.4.4. Phương pháp phân tích

Các phương pháp được vận dụng trong phân tích nội dung nghiên cứu

đề tài được thực hiện như sau:

2.4.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội bằng việc mô tả số liệu thu thập được. Phương pháp này được tôi sử dụng để phân tích các hộ, nhóm hộ sản xuất cây chè cành của xã. Trên cơ sở số liệu điều tra, tổng hợp phân tích theo từng thời gian và không gian, sau đó tổng hợp khái quát để thấy được xu thế phát triển của hiện tượng, sự vật.

2.4.4.2. Phương pháp phân tổ thống kê

Phân tổ các mẫu điều tra, tổng hợp kết quả điều tra nhằm phản ánh các

đặc điểm cơ bản về tình hình sản xuất và HQKT sản xuất của các hộ trồng chè cành trong xã. Phân tổ các nhóm hộ theo hộ kiêm và hộ chuyên trên cơ sở đánh giá quy mô sản xuất chè của các hộ. Từ đó là cơ sở để so sánh kết quả

và HQKT sản xuất cây chè cành giữa hai nhóm hộ và giữa các loại cây trồng với nhau, đồng thời rút ra những nhận xét và kết luận.

2.4.4.3 Phương pháp so sánh

Được áp dụng để so sánh kết quả và HQKT sản xuất cây chè cành giữa hai nhóm hộ chuyên sản xuất chè cành và hộ kiêm. Từ kết quả đó tôi rút ra nhận xét, kết luận và làm cơ sở để đưa ra các khuyến cáo cũng như các giải pháp phù hợp.

2.4.4.4. Phương pháp phân tích swot (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hội để phát triển và cả cách thức trong phát triển chè cành. Thực hiện phân tích swot giúp chúng ta tập trung phát huy những điểm mạnh, nắm bắt cơ hội mà chúng ta có được. Thông qua đó để thấy được đâu là mặt mạnh và các cơ

hội của việc phát triển cây chè cành từ đó phát huy và tận dụng nó. Đồng thời tìm ra được những mặt hạn chế, các thách thức trong tương lai để có thể có

được hướng khắc phục và giải quyết các khó khăn này.

2.5. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

2.5.1. Các ch tiêu phn ánh tình hình kết qu sn xut ca h

Do tính phức tạp của vấn đềđánh giá HQKT sản xuất cây chè cành đòi hỏi phải có một hệ thống chỉ tiêu đảm bảo tính thống nhất về nội dung với hệ

thống chỉ tiêu của nền kinh tế quốc dân và ngành nông nghiệp; đảm bảo tính toàn diện và hệ thống; đảm bảo tính khoa học và dễ tính toán . Trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng tôi sử dụng một số hệ thống chỉ tiêu:

* Những chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất kinh doanh:

- Tổng giá trị sản xuất của hộ: GO (Gross Output) là toàn bộ giá trị sản phẩm do hộ làm ra, được tính bằng tổng của các sản phẩm làm ra quy về giá trị.

+ GO: Giá trị sản xuất Trong đó:

Pi là giá bán của loại chè thứ i Qi là khối lượng của sản phẩm thứ i

- Chi phí trung gian: IC (Intermediate) là toàn bộ những chi phí phục vụ

quá trình sản xuất của hộ (không bao gồm trong đó giá trị lao động, thuế, chi phí tài chính, khấu hao). Trong nông nghiệp, chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên nhiên vật liệu như: giống, phân bón, thuốc trừ sâu, bảo vệ thực vật, công làm đất, hệ thống cung cấp nước…

Trong đó:

Cj: các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

- Giá trị gia tăng: VA (Value Added) là phần giá trị tăng thêm của hộ

khi sản xuất trên một đơn vị diện tích.

∑ = = n i Qi Pi GO 1 * ∑ = = n i j C IC 1

VA= GO-IC

Trong nền kinh tế thị trường, người sản xuất rất quan tâm tới giá trị gia tăng. Nó thể hiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trình sản xuất.

- Thu nhập hỗn hợp: MI (Mix Income) là phần thu nhập thuần túy của người sản xuất, bao gồm phần trả công lao động và phần lợi nhuận mà họ có thể nhận được trong một chu kỳ sản xuất. Thu nhập hỗn hợp được tính theo công thức sau:

MI = VA – [ A+W (nếu có)] Trong đó:

A: Phần giá trị khấu hao tài sản cốđịnh và chi phí phân bổ W: Tiền thuê công lao động (nếu có)

Cách xác định mức khấu hao cho 1ha chè tính theo phương pháp khấu hao bình quân theo thời gian: Việc lựa chọn chu kì kinh doanh cho cây chè của đề tài dựa trên nguyên tắc “chất đất, giống chè”, với đất tốt và những giống mới cây chè có thể có chu kỳ kinh doanh từ 40 – 60 năm. Đối với đất xấu cây chè chỉ có chu kỳ kinh doanh từ 18 – 20 năm. Ở Thái Nguyên đất trồng chè chủ yếu là đất vườn đồi, đất này rất phù hợp cho sự phát triển của cây chè. Vì vậy, chúng tôi chọn chu kỳ kinh doanh của cây chè 15 năm là phù hợp với giống chè, chất đất và khả năng thâm canh.

Như vậy:

GO: Tổng giá trị sản xuất VA: Giá trị gia tăng MI: Kết quả cuối cùng

Tổng chi phí gồm: Chi phí trung gian, khấu hao và thuế

Hệ thống chỉ tiêu này quan tâm nhiều hơn đến chi phí trung gian mà không quan tâm nhiều đến tổng chi phí.

2.5.2. Các ch tiêu bình quân

- Công thức tính số bình quân: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Các số bình quân như: Thu nhập bình quân, diện tích bình quân, nhân khẩu bình quân, độ tuổi bình quân…

2.5.3. Các ch tiêu đánh giá hiu qu kinh tế sn xut chè

Cây trồng là nguồn lực chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp, nên các chỉ tiêu phải thể hiện được đầy đủ hiệu quả sản xuất, kết hợp hiệu quả sử

dụng tổng hợp các nguồn lực khác trong hộ nông dân.

-Chỉ tiêu hiệu quả phản ánh sản xuất/1 đơn vị diện tích: + Tống giá trị sản xuất/sào (GO/sào)

+ Giá trị gia tăng/sào (VA/sào) - Chỉ tiêu hiệu quả vốn

+ Tổng giá trị sản xuất/chi phí trung gian (GO/IC) + Giá trị gia tăng/chi phí trung gian (VA/IC) - Chỉ tiêu hiệu quả lao động

+ Tổng giá trị sản xuất/ lao động (GO/LĐ) + Giá trị gia tăng/lao động (VA/LĐ)

*Về giá cả sử dụng trong tính toán: sử dụng giá cả bình quân trên thị

trường trong thời gian nghiên cứu.

n X X n i i ∑ = = 1

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1.Đặc đim v điu kin t nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Xã Văn Yên là xã nằm ở phía Nam huyện Đại Từ, cách trung tâm huyện Đại Từ 12 km, có vị trí địa lý như sau: Phía Ðông giáp xã Ký Phú; Phía Tây giáp xã Mỹ Yên; Phía Nam giáp xã Đạo Trù huyện Lập Thạch tỉnh Vĩnh Phú; Phía Bắc giáp xã Lục Ba.

3.1.1.2. Đặc điểm địa hình

Đặc điểm về địa hình là xã miền núi nằm dưới chân rãy núi Tam Đảo với địa hình chủ yếu là đồi núi; phía Tây Nam là rãy núi Tam Đảo có địa hình

đồi núi cao, phía Bắc là đồi núi thấp, diện tích đất canh tác lúa nằm ở giữa. Trên địa bàn xã có 01 suối lớn chảy qua bắt nguồn từ dãy núi Tam Đảo thuộc xã Mỹ Yên, đoạn chảy qua xã Văn Yên có chiều dài khoảng 5 km;

3.1.1.3. Điều kiện thời tiết và khí hậu

Mùa mưa từ tháng 4 đến tháng 10, khí hậu nóng ẩm và mưa nhiều; mùa khô từ tháng 11 đến tháng 3, gió đông bắc chiếm ưu thế, lượng mưa ít, thời tiết hanh khô. Đặc trưng khí hậu nhiệt đới nóng ẩm thể hiện rõ qua các chỉ số: nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 22,90C; tổng tích ôn từ 7.0000C – 8.0000C. Lượng mưa phân bố không đồng đều có chênh lệch lớn giữa mùa

Một phần của tài liệu Đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất chè cành của các hộ nông dân trên địa bàn xã Văn Yên huyện Đại Từ - Tỉnh Thái Nguyên. (Trang 47)