2.1.2.1 Khái niệm
Phân tích hoạt động kinh doanh hiểu theo nghĩa chung nhất là quá trình nghiên cứu tất cả các hiện tượng, các sự vật có liên quan trực tiếp và gián tiếp
đến hoạt động sản xuất kinh doanh của con người. Quá trình phân tích được tiến hành từ bước khảo sát thực tế đến tư duy trừu tượng, tức là từ việc quan sát thực tế, thu thập thông tin số liệu, xử lý phân tích các thông tin số liệu, tìm nguyên nhân, đến việc đề ra các định hướng hoạt động và các giải pháp thực hiện các định hướng đó.(Trang 9, Phân tích hoạt động kinh doanh, GVC. Nguyễn Thị Mỵ và TS. Phan Đức Dũng – Giảng viên Đại học Quốc gia TP.HCM, NXB Thống kê, năm 2009.)
2.1.2.2 Ý nghĩa
Phân tích HĐKD không chỉ là công cụ để phát hiện những khả năng tiềm tàng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mà còn là công cụ cải tiến cơ chế quản lý trong kinh doanh.
Phân tích HĐKD là cơ sở quan trọng đề ra quyết định kinh doanh, là công cụ quan trọng trong những chức năng quản trị có hiệu quả của doanh nghiệp.
Phân tích HĐKD chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình HĐKD của doanh nghiệp. Phân tích HĐKD nhằm đánh giá, xem xét việc thực hiện các tiêu chí kinh tế thế nào, những mục tiêu đặt ra được thực hiện đến đâu, từ đó rút ra những tồn tại những nguyên nhân khách quan, chủ quan và đề ra các biện pháp để khắc phục hoặc tận dụng một cách triệt để thế mạnh của doanh nghiệp. Điều đó cũng có nghĩa rằng phân tích HĐKD không chỉ là điểm kết thúc một chu kì kinh doanh mà còn là điểm khởi đầu của một chu kì kinh doanh mới. Kết quả phân tích của thời kì kinh doanh đã qua và những dự doán trong phân tích về điều kiện kinh doanh sắp tới sẽ là những căn cứ quan trọng để doanh nghiệp có thể hoạch định chiến lược phát triển và phương pháp kinh doanh có hiệu quả.
Bên cạnh đó, các tài liệu, báo cáo về HĐKD còn cần thiết cho các đối tượng bên ngoài khi họ có các mối quan hệ về kinh doanh, nguồn lợi với doanh nghiệp vì thông qua kết quả phân tích họ mới có thể có quyết định đúng đắn trong việc liên kết, hợp tác, đầu tư, cho vay…
2.1.2.3 Phân tích kết quả kinh doanh
Phân tích kết quả HĐKD là nhằm đánh giá tổng quát tình hình kinh doanh của doanh nghiệp trong kỳ kế toán. Trước khi phân tích cần chú ý kiểm tra chỉnh lý số liệu khi phân tích và vận dụng giá cả khi tính doanh thu và các chỉ tiêu khác.
Người ta có thể dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm về mặt khối lượng, áp dụng chủ yếu cho các doanh nghiệp
sản xuất và doanh nghiệp thương mại kinh doanh những mặt hàng có khối lượng lớn, ít quy cách chủng loại mặt hàng. Tuy nhiên các chỉ tiêu giá trị được sử dụng rộng rãi trong mọi trường hợp vì khối lượng hàng hóa tiêu thụ, khối lượng công việc dịch vụ cung cấp được biểu hiện bằng giá trị còn gọi là doanh thu bán hàng.
Nếu gọi M là doanh thu bán hàng, ta có:
M = pq; M0 = p0q0; M1 = p1q1 Trong đó p0, q0 lần lượt là giá bán và khối lượng hàng bán kỳ gốc.
p1, q1 lần lượt là giá bán và khối lượng hàng bán kỳ phân tích. Chi phí hoạt động kinh doanh bao gồm nhiều loại khác nhau, có những chi phí trực tiếp trong sản xuất, có những chi phí ngoài sản xuất, tuy nhiên trong phân tích các chi phí được sử dụng là các chi phí đã được hạch toán cho sản phẩm hàng hóa đã tiêu thụ. Chi phí của doanh nghiệp bao gồm chi phí từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ, chi phí hoạt động tài chính và chi phí khác trong đó chi phí từ hoạt động bán hàng và cung cấp dịch vụ chiếm tỷ trong lớn nên trong phân tích chỉ đi sâu vào phân tích chi phí này. Phân tích chung tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp là đánh giá tổng quát tình hình biến động chi phí kỳ này so với kỳ khác.
Xác định mức chênh lệch chi phí: 0 1 CP CP CP ; % chênh lệch CP = 0 CP CP x 100
trong đó CP1 và CP0 lần lượt là chi phí kỳ thực hiện và chi phí kỳ gốc.
Khi đánh giá hiệu quả kinh doanh, chúng ta không chỉ dừng lại ở việc đánh giá kết quả mà còn đánh giá chất lượng tạo ra kết quả đó. Trong kết quả đầu ra của doanh nghiệp, quan trọng nhất là lợi nhuận. Lợi nhuận là khoản chênh lệch giữa số thu lớn hơn số chi của các hoạt động trong doanh nghiệp. Phân tích chung lợi nhuận doanh nghiệp có thể tiến hành phân tích trên số tuyệt đối cũng như trên các chỉ tiêu tương đối.
So sánh tổng mức lợi nhuận: LN LN1 LN0; % thực hiện 0 1 LN LN LN x 100
LN1, LN0: lợi nhuận kỳ thực hiện, lợi nhuận kỳ gốc.
Bên cạnh đó, ta cần sử dụng các tỷ số tài chính để phân tích hiệu quả sinh lời của hoạt động sản xuất kinh doanh.
- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu phản ánh khả năng sinh lời trên cơ sở doanh thu được tạo ra trong kỳ. Nói một cách khác, chỉ tiêu này cho chúng ta biết một đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
- Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA)
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản đo lường khả năng sinh lời của tài sản. Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ một đồng tài sản tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận ròng.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Tỷ suất lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu đo lường mức độ sinh lời của vốn chủ sở hữu. Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn chủ sở hữu tạo ra bao nhiêu lợi nhuận ròng cho chủ sở hữu. Đây là tỷ số rất quan trọng đối với các cổ đông vì nó gắn liền với hiệu quả đầu tư của họ.