Doanh thu

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen chi nhánh sóc trăng (Trang 77)

Doanh thu của Chi nhánh được hình thành từ doanh thu bán hàng, doanh thu hoạt động tài chính và Thu nhập khác. Doanh thu bán hàng là khoản thu chính của Chi nhánh, chiếm hầu hết trong tổng tỷ lệ doanh thu. Doanh thu bán hàng càng lớn chứng tỏ được hoạt dộng sản xuất kinh doanh của Chi nhánh đạt hiệu quả càng cao.

Tình hình tăng giảm của các khoản thu nhập cũng như mức độ chênh lệch của doanh thu trong giai đoạn 2010 – 2012 tại Chi nhánh được tổng hợp qua bảng số liệu 4.9.

- Qua bảng số liệu, ta dễ dàng nhận thấy doanh thu bán hàng là nguồn thu chính của Chi nhánh chiếm hơn 99% tổng thu nhập, do đó đảm bảo cho doanh thu bán hàng ổn định và tăng trưởng là điều mà Ban Lãnh đạo Chi nhánh luôn quan tâm.

+ Năm 2010, doanh thu từ bán hàng đạt 56.217.926.173 đồng chiếm 99,67% là một kết quả đáng khích lệ của Chi nhánh, điều này cũng đã tạo một áp lực khá lớn khi mà trong các năm tiếp theo Chi nhánh phải cố gắng đạt được và giữ vững mức doanh thu tương tự như mức doanh thu 2010. Năm 2010, sau ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, nền kinh tế nước ta nói chung cũng như tình hình kinh tế xã hội của riêng tỉnh Sóc Trăng đã có những biến chuyển tích cực hơn. Chính điều này đã tạo điều kiện hết sức thuận lợi cho Chi nhánh đạt được mức doanh thu bán hàng cao nhất trong giai đoạn 2010 – 2012. Bên cạnh đó là sự nỗ lực của Ban Lãnh đạo cũng như toàn bộ nhân viên trong Chi nhánh đưa hoạt động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển hơn.

+ Năm 2011, là một năm thật sự khó khăn của Chi nhánh khi mà mức doanh thu bán hàng giảm đi 26.324.410.253đồng. Một sự sụt giảm doanh thu rất lớn so với năm 2010. Nếu năm 2010 doanh thu đạt 56.217.926.173 đồng thì năm 2011 doanh thu chỉ còn 29.893.515.920 đồng giảm đến 46,83%. Sau những tín hiệu phục hồi của nền kinh tế ở năm 2010 thì năm 2011 nền kinh tế nước ta lại rơi vào cuộc khủng hoảng, những tác động xấu từ tình hình kinh tế đã ảnh hưởng rất lớn đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của hàng loạt doanh nghiệp, cũng như của riêng Chi nhánh. Đây là điều không thể tránh khỏi trong tình hình kinh tế đất nước đang gặp nhiều khó khăn.

Bảng 4.9 Doanh thu theo thành phần của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Doanh thu thuần

từ bán hàng 56.217.926.173 99,67 29.893.515.920 99,39 29.030.603.767 99,84 -26.324.410.253 -46,83 -862.912.153 -2,89 Doanh thu hoạt

động tài chính 2.610.055 0 621.705 0 207.774 0 -1.988.350 -76,18 -413.931 -66,58 Thu nhập khác 185.159.083 0,33 182.690.472 0,61 45.306.793 0,16 -2.468.611 -1,33 -137.383.679 -75,2 Tổng doanh thu 56.405.695.311 100 30.076.828.097 100 29.076.118.334 100 -26.328.867.214 -46,68 -1.000.709.763 -3,33

+ Kết thúc một năm đầy biến động của nền kinh tế, với những chính sách điều chỉnh vĩ mô của Chính phủ, Chi nhánh tiếp tục bước sang năm 2012. Tuy nhiên, ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế vẫn kéo theo hệ quả của nó, kinh tế khó khăn cùng với việc Chính phủ áp dụng chính sách tài khóa thắt chặt, hạn chế đầu tư công,…đã ảnh hưởng rất lớn đến lĩnh vực xây dựng. Rất ít công trình được sửa chữa, xây mới, nhân dân cũng hạn chế trong việc sửa sang, xây mới nhà cửa dẫn đến việc doanh thu của Chi nhánh ở năm 2012 tiếp tục giảm đi 862.912.153 đồng so với năm 2011.

Trong tình hình kinh tế đang gặp nhiều khó khăn cộng với việc cạnh tranh gay gắt của các đơn vị cùng ngành đòi hỏi Chi nhánh phải nỗ lực hơn nữa trong việc giữ vững cũng như mở rộng thị trường kinh doanh, thu hút các khách hàng tiềm năng và ngày càng tạo được nhiều khách hàng thân thiết cho chính mình. Để làm được điều đó thì chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố hàng đầu bên cạnh mức giá cả hợp lý, có tính cạnh tranh, phù hợp với đại đa số tầng lớp dân cư. Đồng thời, thái độ phục vụ, chăm sóc khách hàng và các hậu đãi đối với khách hàng cũng không kém phần quan trọng trong việc thu hút khách hàng. Trong ngành công nghiệp về vật liệu xây dựng như tole, tấm lợp,… thì Hoa Sen Group là một công ty đang chiếm thị phần lớn của nước ta. Với việc đầu tư công nghệ hiện đại, sản phẩm đạt tiêu chuẩn, chất lượng quốc tế, những thành tựu kinh doanh đạt được và những đóng góp cho xã hội đã đưa Hoa Sen Group dễ dàng tiếp cận với mọi tầng lớp nhân dân. Chính điều này đã củng cố niềm tin tưởng của khách hàng vào sản phẩm của Hoa Sen Group, góp phần quảng bá hình ảnh của Tổng Công ty cũng như của Chi nhánh đến với khách hàng. Trong giai đoạn 2010 – 2012, Chi nhánh vẫn có phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu, tuy chỉ là rất ít nhưng cũng vẫn ảnh hưởng đến uy tín cũng như chất lượng sản phẩm. Chi nhánh nên hạn chế đến mức tối đa việc phát sinh các khoản giảm trừ để khẳng định được chất lượng của thương hiệu Tôn Hoa Sen trong lòng khách hàng.

- Doanh thu hoạt động tài chính là khoản thu hầu như không phát sinh và không chiếm tỷ lệ trong tổng doanh thu theo thành phần. Nguyên nhân là do Chi nhánh không được phép đầu tư vào các hoạt động tài chính, cũng như giữ lượng tiền quá lớn trong tài khoản ngân hàng. Những khoản doanh thu tài chính có phát sinh là lãi tiền gửi không kỳ hạn do lượng tiền mặt tại quỹ được gởi vào tài khoản tiền gửi hay cho khách hàng thanh toán bằng chuyển khoản. Số tiền này sau khi nộp vào tài khoản được chuyển về cho Tổng Công ty.

- Tương tự như doanh thu tài chính, thu nhập khác là khoản thu nhập chiếm tỷ lệ rất nhỏ, chưa tới 1% trong tổng doanh thu của Chi nhánh. Phần

phát sinh này phát sinh chủ yếu là do việc xử lý tất toán công nợ khách hàng, thu từ bán phế liệu tole, hay thu từ thanh lý TSCĐ. Tuy nhiên, TSCĐ ở Chi nhánh đa phần là máy cắt tole, máy cán sóng,… có thời gian sử dụng rất lâu nên rất ít khi phát sinh khoản thanh lý TSCĐ. Bên cạnh đó, những TSCĐ sau khi hết thời gian khấu hao, thường được Tổng Công ty thu hồi về, đánh giá lại, nếu còn sử dụng được sẽ được sửa chữa, làm mới và giao về cho những Chi nhánh khác tiếp tục sử dụng. Nhìn vào bảng 4.9, ta thấy được mức thu nhập khác qua các năm đều giảm đi. Năm 2011, giảm 1,33% so với năm 2010 và năm 2012 giảm 75,2% so với năm 2011. Nguyên nhân là do năm 2010 và 2011 Chi nhánh có phát sinh thay đổi một số máy móc thiết bị nên khoản thu nhập khác phát sinh tăng lên cao hơn khá nhiều so với mức thu nhập khác ở năm 2012.

Bảng 4.10 Doanh thu theo thành phần của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Đơn vị tính: đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012

Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương đối (%) Doanh thu thuần từ bán hàng 15.502.342.412 99,89 14.459.127.241 99,86 -1.043.215.171 -6,73 Doanh thu hoạt động tài chính 85.205 0 211.378 0 126.173 148,08 Thu nhập khác 17.556.821 0,11 20.021.299 0,14 2.464.478 14,04 Tổng doanh thu 15.519.984.438 100 14.479.359.918 100 -1.040.624.520 -6,71

Nguồn: Báo cáo kết quả HĐKD của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm

2013

Để đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm 2013 của Chi nhánh ta sẽ so sánh với số liệu của 6 tháng đầu năm 2012.

Khoản mục doanh thu bán hàng tiếp tục chiếm tỷ lệ trên 99% của tổng doanh thu. Doanh thu 6 tháng đầu năm 2013 giảm đi 1.043.215.171 đồng so với 6 tháng đầu năm 2012. Để có thể đạt được kết quả kinh doanh cao hơn năm 2012, thì 6 tháng cuối năm Chi nhánh cần nỗ lực hơn trong công tác bán hàng, tiếp thị sản phẩm. Tuy nhiên, Chi nhánh Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen Chi nhánh Vĩnh Châu – Sóc Trăng cũng vừa được thành lập vào cuối quý

2/2013. Điều này chắc chắn sẽ làm giảm doanh thu bán hàng của Chi nhánh vì thị phần ở khu vực Vĩnh Châu và các vùng lân cận gần đó sẽ được chuyển sang cho Chi nhánh Vĩnh Châu.

Doanh thu từ hoạt động tài chính là khoản doanh thu thấp nhất, hầu như không chiếm tỷ lệ trong tổng doanh thu. Thu nhập khác vẫn được giữ ở mức dưới 1% tổng doanh thu của Chi nhánh. So với 6 tháng đầu năm 2012, thu nhập khác của 6 tháng đầu năm 2013 cao hơn 2.464.478 đồng tăng 14,04%.

Như đã trình bày ở trên, doanh thu bán hàng là nguồn thu chủ yếu của Chi nhánh chiếm trên 99% trong tổng doanh thu. Để biết được mặt hàng nào được khách hàng ưa chuộng, mặt hàng nào đem về doanh thu cao nhất,… để có thể đề ra những chiến lược kinh doanh thích hợp ta sẽ đi phân tích khoản mục doanh thu bán hàng theo từng loại sản phẩm.

Bảng 4.11 Doanh thu theo mặt hàng của Chi nhánh giai đoạn 2010 – 2012.

Đơn vị tính: đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011/2010 Chênh lệch 2012/2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Mặt hàng Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối Tương

đối (%) Tuyệt đối

Tương đối (%) Tôn lạnh 24.897.402.543 44,29 12.775.468.210 42,74 13.886.754.901 47,83 -12.121.934.333 -48,69 1.111.286.691 8,7 Tôn kẽm 395.419.955 0,7 552.004.765 1,85 677.004.512 2,33 156.584.810 39,6 124.999.747 22,64 Tôn lạnh màu 11.563.225.713 20,57 4.909.785.634 16,42 3.790.878.523 13,06 -6.653.440.079 -57,54 -1.118.907.111 -22,79 Tôn quy cách kẽm 32.556.471 0,06 16.789.961 0,06 12.618.872 0,04 -15.766.510 -48,43 -4.171.089 -24,84 Xà gồ hộp mạ kẽm 15.094.654.332 26,85 9.005.824.761 30,13 7.835.445.871 26,99 -6.088.829.571 -40,34 -1.170.378.890 -13 Thép dày mạ kẽm 1.765.334.201 3,14 955.773.956 3,2 1.634.551.295 5,63 -809.560.245 -45,86 678.777.339 71,02 Ống kẽm 1.567.874.095 2,79 894.860.821 2,99 840.759.641 2,9 -673.013.274 -42,93 -54.101.180 -6,05 Ống nhựa 901.458.863 1,6 783.007.812 2,62 352.590.152 1,21 -118.451.051 -13,14 -430.417.660 -54,97 Tổng doanh thu thuần bán hàng 56.217.926.173 100 29.893.515.920 100 29.030.603.767 100 -26.324.410.253 -46,83 -862.912.153 -2,89

Bảng 4.12 Doanh thu theo mặt hàng của Chi nhánh 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013.

Đơn vị tính: đồng 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chênh lệch 2013/2012 Chỉ tiêu

Số tiền Tỷ trọng (%) Số tiền Tỷ trọng (%) Tuyệt đối Tương đối (%)

Tôn lạnh 5.991.930.216 38,65 6.221.775.920 43,03 229.845.704 3,84 Tôn kẽm 336.549.871 2,17 392.002.548 2,71 55.452.677 16,48 Tôn lạnh màu 3.255.643.511 21 2.793.005.891 19,32 -462.637.620 -14,21 Tôn quy cách kẽm 8.020.352 0,05 4.143.139 0,03 -3.877.213 -48,34 Xà gồ hộp mạ kẽm 2.877.970.416 18,56 3.018.341.751 20,87 140.371.355 4,88 Thép dày mạ kẽm 1.561.762.190 10,07 574.302.887 3,97 -987.459.303 -63,23 Ống kẽm 508.818.637 3,28 858.117.490 5,93 349.298.853 68,65 Ống nhựa 961.647.219 6,2 597.437.615 4,13 -364.209.604 -37,87

Tổng doanh thu thuần bán hàng 15.502.342.412 100 14.459.127.241 100 -1.043.215.171 -6,73

Chi nhánh kinh doanh các mặt hàng như tole, xà gồ, thép, ống kẽm, ống nhựa. Trong đó, mặt hàng tole là mặt hàng chủ yếu, bao gồm tole lạnh, tole kẽm, tole lạnh màu và tole quy cách kẽm. Qua 2 bảng số liệu trên, ta nhận thấy mặt hàng tole lạnh là mặt hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng doanh thu bán hàng. Tuy có sự chênh lệch tăng giảm qua các năm nhưng nhìn chung vẫn giữ một tỷ lệ khá ổn định trong khoảng 40% - 50% trong giai đoạn 2010 – 2012. Tole lạnh là mặt hàng được khách hàng ưa chuộng và hay chọn mua nhất vì nó rất phổ biến, thích hợp với việc lợp nhà với giá cả phải chăng. Hầu hết người dân khi lợp nhà cấp 4 đều chọn mua tole lạnh. Với sự phát triển của công nghệ cũng như đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng thì mặt hàng tole lạnh màu cũng có những chuyển biến tích cực, tuy nhiên do giá cả cao hơn nên vẫn chưa thật sự thuyết phục đối với đại đa số tầng lớp dân cư có mức thu nhập bình thường. Mặt hàng tole kẽm tuy chiếm tỷ trọng rất nhỏ nhưng qua bảng số liệu cho thấy mặt hàng này đang có sự tăng trưởng. Từ 0,7% ở năm 2010 đã tăng lên 1,85% ở năm 2011 và ở năm 2012 là 2,33%. Trong khi các mặt hàng khác ở năm 2011 và năm 2012 đều có sự sụt giảm về doanh thu thì mặt hàng tole kẽm lại có mức doanh thu tăng lên. Cụ thể, năm 2011 doanh thu tăng 39,6% so với năm 2010, năm 2012 doanh thu tăng 22,64% so với năm 2011. Điều này cho thấy, mặt hàng tole kẽm bắt đầu được sử dụng nhiều hơn trong lĩnh vực xây dựng, Chi nhánh cần chú trọng quan tâm thêm đến việc phát triển mặt hàng này góp phần làm tăng thêm doanh thu của Chi nhánh. Trong các mặt hàng tole thì tole quy cách kẽm chiếm tỷ trọng nhỏ nhất chưa tới 0,1% và cũng là mặt hàng có tỷ trọng nhỏ nhất trong tổng doanh thu bán hàng. Trong khi tole kẽm dần dần được người tiêu dùng sử dụng nhiều hơn thì tole quy cách kẽm lại hầu như ít được người tiêu dùng lựa chọn. Nguyên nhân là do tole kẽm có thể được cắt theo quy cách mà khách hàng yêu cầu, còn tole quy cách kẽm thì lại có những quy cách cố định gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình sử dụng. Bởi vì tùy theo mỗi công trình mà khách hàng có quyền yêu cầu những quy cách khác nhau nên chắc chắn mặt hàng tole quy cách kẽm khó mà nhận được sự ưa chuộng của khách hàng. Đây chính là nhược điểm không dễ gì khắc phục được của tole quy cách kẽm.

Mặt hàng xếp thứ 2 sau tole lạnh chính là xà gồ hộp mạ kẽm. Tỷ lệ doanh thu của xà gồ hộp mạ kẽm qua ba năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 26,85%, 30,13% và 26,99%. Với khả năng chống ăn mòn và rỉ sét, tính thẩm mĩ và độ bền cao, xà gồ hộp mạ kẽm là lựa chọn hàng đầu cho việc làm kèo hoặc đòn tay của các công trình.

Các mặt hàng còn lại như thép dày mạ kẽm, ống kẽm và ống nhựa đều có mức doanh thu trung bình qua các năm.

Một phần của tài liệu kế toán xác định và phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần tập đoàn hoa sen chi nhánh sóc trăng (Trang 77)