Những mặt đạt được

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 61)

II. Trình độ chuyên môn

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 + 2010/2009 2011/2010

2.3.1. Những mặt đạt được

Năm 2009 được coi là năm của "kích cầu đầu tư và tiêu dùng" chung trên phạm vi quốc gia và thế giới. Trong bối cảnh đó, ngành Ngân hàng đã thực thi có hiệu quả các chính sách tiền tệ, đặc biệt là chương trình hỗ trợ lãi suất. Những thành công từ chương trình này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng: giải quyết công ăn việc làm tăng thu nhập cho người lao động, góp phần ngăn chặn được tình trạng suy giảm kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội.

Cùng với sự phát triển chung của ngành, NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê đã tạo ra bước đột phá trong công tác huy động vốn, từ đó tạo thế chủ động để ngân hàng cho vay phát triển sản xuất theo các mục tiêu kinh tế của huyện. Đây cũng là điểm nhấn tạo động lực mới trong kinh doanh đem lại hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng.

Không chỉ đảm bảo tăng bền vững nguồn vốn huy động, cơ cấu cho vay cũng được chuyển dịch theo hướng mở rộng đầu tư vốn phát triển khu vực nông nghiệp, nông thôn, cho vay theo các chương trình kinh tế của huyện như: chương trình xuất khẩu lao động, chương trình cho vay trung hạn IDA, dự án chè ADB, chương trình cơ giới hóa nông nghiệp…

Vì thế doanh số cho vay và dư nợ có chiều hướng tăng dần qua các năm, cụ thể: Năm 2009 doanh số cho vay là 343.626 triệu đồng, Năm 2010 là 676.332 triệu đồng, tăng 332.706 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 96,82% so với năm 2009. Năm 2011 là 594.529 triệu đồng tăng 206.327 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 38,76% so với năm 2010. Tổng dư nợ năm 2009 là 202.205 triệu đồng. Năm 2010 là 299.943 triệu đồng tăng 97.738 triệu đồng, với tỷ lệ là 48,34%. Năm 2011 là 362.205 triệu đồng tăng 62.262 triệu đồng với tỷ lệ tăng là 20,76% so với năm 2010.

Chi nhánh đã từng bước củng cố hoạt động nhất là hoạt động huy động vốn của toàn bộ các điiểm giao dịch từ ngân hàng trung tâm đến các phòng giao dịch về mọi

mặt như : Sắp xếp bố trí lao động cho hợp lý với năng lực công tác và công việc đảm nhiệm, trang bị đầy đủ cơ sở vật chất và các điều kiện làm việc cho các điểm giao dịch để tạo sự thuận lợi cho khách hàng khi giao dịch và giúp giải phóng nhanh khách hàng.

Về mạng lưới hoạt động có thể nói trong 3 năm 2009, 2010 và năm 2011 hệ thống mạng lưới hoạt động của NHNo&PTNT huyện Cẩm Khờ đó được củng cố và không ngừng mở rộng thêm.

Về chất lượng thẩm định của cán bộ tín dụng ngày được nâng cao và thường xuyên được bồi dưỡng nghiệp vụ, được cộng tác của cả phía khách hàng cũng như các bộ phận kinh doanh khác trong Ngân hàng. Do đó tỷ lệ nợ quá hạn đang giảm dần.

* Đạt được kết quả trên là vì:

Nhìn chung hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2009-2011 đó cú một số bước phát triển, đã thực hiện tốt định hướng của NHNo&PTNT Việt Nam và sự chỉ đạo của của NHNo&PTNT tỉnh Phú Thọ về chính sách kích cầu nhằm tháo gỡ khó khăn cho các đơn vị và tổ chức kinh tế đầy mạnh sảny xuất kinh doanh.

Ngay sau khi cú cỏc quyết định của Chính phủ, thông tư hướng dẫn của NHNN Việt Nam, ban giám đốc NHNo&PTNT Tỉnh Phú Thọ đã kịp thời tổ chức chỉ đạo triển khai khẩn trương, có hiệu quả cơ chế HTLS cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng sản xuất kinh doanh. Ban giám đốc NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê cũng nắm bắt tình hình một cách linh hoạt chỉ đạo cán bộ nhân viên thực hiện tốt công tác thông tin tuyên truyền về HTLS, có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, tình hình thực hiện quy định về việc HTLS cho các tổ chức, cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh.

Chi nhánh đã thực hiện trích lập quỹ dự phòng rủi ro theo QĐ 493/NHNN và QĐ 636/HĐQT của Chủ tịch hội đồng quản trị NHNo&PTNT Việt Nam để xử lý các khoản nợ. Lựa chọn những phương án khả thi có hiệu quả, lựa chọn khách hàng tiềm năng. Xác định chiến lược và mục tiêu kinh doanh theo chỉ đạo của NHNo tỉnh Phú Thọ, gắn với việc giao khoỏn cỏc chỉ tiêu kế hoạch như: Nguồn vốn, dư nợ, nợ xấu, thu lãi, hệ số lương, thu nợ đã xử lý rủi ro.

Thực hiện tốt việc rà soát phân kỳ hạn trả nợ, chấn chỉnh sai sót trong việc định kỳ hạn, thời hạn trả nợ gốc, lãi tiền vay, đăng ký dữ liệu trên hệ thống IPCAS đảm bảo hạch toán chính xác, đầy đủ. Phối hợp triển khai cho vay hộ gia đình, cá nhân gắn với

mở tài khoản sử dụng dịch vụ Ngân hàng.

Đối với cán bộ viên chức đã không ngừng học tập để nâng cao trình độ chuyên môn và nêu cao ý thức trách nhiệm, lòng nhiệt tình cùng sát cánh với ban giám đốc đẩy nhanh mọi hoạt động, đồng thời mở rộng địa bàn cho vay tới tất cả cỏc xó, thị trấn trên địa bàn huyện nên trong năm qua ngân hàng đã đạt kết quả tốt.

Mặt khác, ngân hàng còn tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát, đặc biệt coi trọng sửa sai là chính. Sau thanh tra, kiểm tra thực hiện phân tích rõ nguyên nhân chủ quan, khách quan có biện pháp xử lý nghiêm túc, kịp thời với cán bộ vi phạm như: kỷ luật hành chính, bồi thường vật chất, cho thôi việc.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w