Định hướng phát triển chung của NHNO &PTNT tỉnh Phú Thọ

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 66)

- Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế: lãi suất liên tục thay đổ

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

3.1.1. Định hướng phát triển chung của NHNO &PTNT tỉnh Phú Thọ

Để hoạt động kinh doanh của Ngân hàng diễn ra bình thường và thực hiện đúng các chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước thì Chi nhánh NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ đã đề ra định hướng phát triển:

- Tiếp tục xây dựng Chi nhánh NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ thành một chi nhánh ngân hàng chủ lực và hiện đại, hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tài chính lành mạnh, kỹ thuật công nghệ cao, cung cấp các dịch vụ tài chính ngân hàng đa chức năng, trọn gói và chiếm thị phần lớn ở tỉnh Phú Thọ, đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng.

- Giữ vững và phát huy vị thế Ngân hàng thương mại Nhà nước hàng đầu tại tỉnh Phú Thọ.

- Nâng tầm hoạt động tiếp thị, xây dựng và phát triển thương hiệu lên cao hơn theo hướng chuyên nghiệp và hiện đại. Đưa thương hiệu và văn hóa Agribank không ngừng lớn mạnh. Với phương châm hoạt động.

“An toàn - Hiệu quả - Bền vững” “Hội nhập và phát triển vững chắc”

- Tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác, kết nối thanh toán với các tổ chức, doanh nghiệp lớn trong nước cũng như quốc tế.

- Đẩy mạnh nghiên cứu phát triển công nghệ ngân hàng theo hướng hiện đại trên hệ thống IPCAS giai đoạn II để phát triển các ứng dụng và sản phẩm dịch vụ mới có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu của khách hàng.

3.1.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cẩm Khê - Chinhánh NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ nhánh NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ

3.1.2.1. Định hướng phát triển kinh tế của huyện Cẩm Khê - tỉnh Phú Thọ trong giai đoạn tới

Hồng, đây là vựng bỏn sơn, địa, vừa có đồi, gò và vừa có đồng bằng. Núi Cẩm Khê nhiều gỗ, giang, nứa... Đồng bằng Cẩm Khê màu mỡ, phì nhiêu, do phù sa sông Hồng bồi đắp.

Cẩm Khê từng là xứ sở của cây cọ ở Việt Nam. Trước đây, lá cọ là nguồn thu nhập đáng kể. Một hệ sinh thái mới đang hình thành với nhiều triển vọng. Nông sản chính là lỳa, ngụ, sắn, chố...Lõm sản chính là lá cọ... Ngoài ra cũn cú thuỷ sản, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và thương mại.

Về Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đang phát triển. Huyện Cẩm Khê đang có định hướng phát triển và mở rộng thêm quy mô một số nhà máy như: nhà máy chế biến Hoa quả đang xây dựng; nhà máy chè Cẩm Khê, cụng ty cháo Hoằng Bảo,… và nhiều làng nghề cổ truyền như làm nón, làm hàng mây tre đan xuất khẩu...

Là địa phương dẫn đầu tỉnh về phát triển làng nghề tiểu thủ công nghiệp. Trong đó, phải kể đến nghề làm nón Sai Nga, Sơn Nga, Thanh Nga với những sản phẩm nón trắng bền, đẹp, rẻ. Ngoài ra, Cẩm Khờ cũn nổi tiếng bởi nghề ươm tơ, thêu ren, mây, giang đan, nghề trồng nấm, làm mộc nhĩ,... góp phần làm tăng thu nhập và thu hút lực lượng lao động nhàn rỗi trong huyện.

Nắm bắt được những tiềm năng phát triển của huyện và tầm quan trọng phải phát triển kinh tế - xã hội, huyện Cẩm Khê đã thực hiện Nghị quyết của Huyện ủy, Nghị quyết của HĐND và kế hoạch của UBND, huyện Cẩm Khê tích cực thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội chung của theo mục tiêu chung của tỉnh và mục tiêu cụ riêng của huyện. Cụ thể là:

Về hệ thống giao thông: Tiếp tục điều chỉnh, hoàn thiện quy hoạch phát triển giao thông nông thôn gắn với quy hoạch sử dụng đất để phục vụ phát triển các khu công nghiệp, dịch vụ, phát triển làng nghề, vùng cây công nghiệp, vùng thâm canh thuỷ sản. Mục tiêu chung đến năm 2015 toàn huyện sẽ cứng hoá được 49,9% đường giao thông (477,5km). Trong đó cứng hoá đường huyện 100% (78 km); đường liên xã 56,9% (31,3 km); đường xó, thụn, xúm 50,7% (316,2 km); đường ra đồng, lên đồi 16,7% (29 km). Số vốn huy động để phát triển giao thông nông thôn của huyện giai đoạn 2012 - 2015 dự kiến là 497,3 tỷ đồng.

Về nghành thuỷ sản huyện Cẩm Khờ đó cú đề án phát triển nuôi trồng thủy sản, trong đó, người chăn nuôi được hỗ trợ về giống, vốn và kỹ thuật. Đề án đã tạo nên phong trào nuôi trồng thủy sản rộng khắp. Đến nay, diện tích nuôi trồng thuỷ sản của

toàn huyện đã đạt được 1.609 ha. Dự kiến tới năm 2015 diện tích nuôi trồng thuỷ sản của toàn huyện đã đạt được 2.500 ha. Và nuụi cỏc loại cỏ khỏc ngoài những loại cá truyền thống như trụi, mố, trắm, chép, ... như tôm càng xanh, rô phi đơn tính, chép lai ba máu,... Nghề nuôi ba ba cũng đã hình thành và đang mở rộng.

Về công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với mục tiêu lấy tiểu thủ công nghiệp làm nòng cốt, ngoài việc giữ gìn, phát huy những làng nghề cũ, huyện sẽ tập trung mở rộng một số nghề mới. Phát triển hình thức du lịch làng nghề.

Về dịch vụ và thương mại: tiếp tục mở rộng hơn và phát triển các dịch vụ mới như: trượt batanh ở Phương xá, sân chơi tenis ở thị trấn Sông Thao,…Mở các hội chợ thương mại để người dân trong huyện giao lưu hàng hoá trong và ngoài huyện với nhau.

3.1.2.2. Định hướng phát triển của Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cẩm Khê - Chi nhánh NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ

* Định hướngphát triển chung

- Tiếp tục giữ vững vị trí Chi nhánh ngân hàng thương mại tiên tiến và có uy tín cao trong tỉnh Phú Thọ.

- Đảm bảo đẩy nhanh tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế, tăng cường hợp tác, tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến của tỉnh Phú Thọ và các tổ chức tài chính ngân hàng khác để đảm bảo hoạt động đạt hiệu quả cao, ổn định và phát triển bền vững.

- Tập trung làm tốt các nhiệm vụ trọng tâm là huy động vốn, bảo đảm an toàn cho tài sản, ổn định thanh khoản và hiệu quả kinh doanh, điều hành lãi suất linh hoạt phù hợp với quan hệ cung cầu và theo diễn biến của thị trường. Tiếp tục tăng trưởng cả về quy mô và chất lượng của hoạt huy động vốn, hoạt động tín dụng và các hoạt động kinh doanh khác.

- Chú trọng bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua, quyết tâm phấn đấu hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ kinh doanh.

* Định hướngphát triển cụ thể

Từ định hướng phát triển chung của NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ, Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cẩm Khê đã đưa ra những định hướng cụ thể cho hoạt động kinh doanh của chi nhánh như sau:

- Về chiến lược phát triển Ngân hàng bán lẻ

+ Tập trung nghiên cứu phát triển chiến lược ngân hàng bán lẻ, triển khai cỏc kờnh phân phối sản phẩm dịch vụ đến các khách hàng một cách thuận tiện và hiệu quả nhất. Tận dụng tối đa mạng lưới hoạt động và các sản phẩm, dịch vụ hiện có để thu hút các khách hàng.

+ Tăng cường sự gắn kết giữa Ngân hàng cấp trên với các đơn vị thành viên để tận dụng và khai thác hết các thế mạnh của Chi nhánh.

- Về Ngành nghề kinh doanh

+ Chi nhánh sẽ tiếp tục cung cấp các dịch vụ ngân hàng bán lẻ trong phạm vi huyện Cẩm Khê và một huyện lân cận khác như: Hạ Hũa, Yờn lập, Tam nụng,… cho vay đầu tư, cho vay tiêu dùng, bảo lãnh và tái bảo lãnh, kinh doanh ngoại hối, kinh doanh dịch vụ và các dịch vụ tài chính ngân hàng khác được phép kinh doanh.

+ Mở rộng kinh doanh đa năng như:Kinh doanh bảo hiểm,… - Về hoạt động tín Tín dụng và đầu tư

+ Tín dụng là hoạt động kinh doanh chủ lực và phải cạnh tranh theo nguyên tắc thị trường, tuân thủ pháp luật.

+ Đa dạng hoỏ cỏc hình thức tín dụng, xác định thị trường công nghiệp, dịch vụ và thương mại, hộ sản xuất kinh doanh là thị trường và khách hàng truyền thống. Các hoạt động tín dụng phải lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm gốc. Coi trọng việc đầu tư các dự án lớn, các dự án đồng tài trợ, lấy hiệu quả làm thước đo chính, cho vay thu hồi được đầy đủ cả gốc và lãi, tăng tỷ lệ cho vay có đảm bảo, giảm tỷ lệ cho vay tín chấp.

+ Điều chỉnh cơ cấu tín dụng theo nguyên tắc đa dạng hóa danh mục cho vay nhưng phải hợp lý và phù hợp với nguồn lực của Chi nhánh cũng như phù hợp với định hướng của NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ.

+ Tiếp tục triển khai công tác tín dụng hộ sản xuất theo các văn bản chỉ đạo đã ban hành, thúc đẩy việc đầu tư cho nông nghiệp nông thôn có hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn và nông dân trong tình hình mới. Đặc biệt chú trọng mở rộng cho vay hộ sản xuất ở cỏc vựng kinh tế hàng hoá tập trung, hộ vay kinh doanh nhỏ lẻ. Đẩy mạnh cho vay các trang trại, chế biến nông sản.

+ Tiếp tục mở rộng đối tượng cho vay thuộc nhiều thành phần kinh tế và lĩnh vực khác nhau như: Xuất khẩu nông lâm hải sản, trong lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ

công nghiệp, thương mại và dịch vụ và các ngành nghề, lĩnh vực khỏc,…

+ Nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng, tăng cường quản lý rủi ro tín dụng bảo đảm nợ xấu dưới 3%/tổng dư nợ.

- Về hoạt động dịch vụ

+ Hiện nay, Chi nhánh đã có số lượng khách hàng tương đối lớn, có tiềm năng phát triển và có danh mục sản phẩm dịch vụ đủ sức cạnh tranh trên thị trường. Tuy nhiên trước yêu cầu hội nhập, cạnh tranh gay gắt giữa các NHTM và các TCTD trên địa bàn tỉnh thì Chi nhánh NHNO&PTNT huyện Cẩm Khê cần tiếp tục tìm kiếm cỏc nhúm khách hàng tiềm năng mới, nghiên cứu và triển khai các sản phẩm dịch vụ mới, mang tính đột phá và đón đầu để đáp ứng các yêu cầu của cỏc nhúm khách hàng mục tiêu, thúc đẩy việc mở rộng quy mô hoạt động. Bên cạnh, đó hoạt động chăm sóc khách hàng đăc biệt là khách hàng truyền thống tiếp tục quan tâm và chú trọng hơn nữa.

+ Phát triển đa dạng các dịch vụ ngân hàng thu phí kết hợp với các dịch vụ đi kèm không thu phí, xác định nhóm dịch vụ mũi nhọn để tập trung đầu tư phát triển.

+ Dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại để phát triển dịch vụ, lấy mức độ thỏa mãn nhu cầu khách hàng là định hướng phát triển.

- Về Nguồn vốn và Tài sản

+ Chi nhánh tập trung tối đa ưu thế của một ngân hàng bán lẻ, nghiên cứu và đưa ra các sản phẩm và dịch vụ ngân hàng mới để tiếp tục phát triển và tăng trưởng quy mô nguồn vốn và tài sản.

+ Tiếp tục tăng trưởng các chỉ tiêu cơ bản hàng năm ở mức hợp lý: Tổng dư nợ hàng năm tăng từ 20% đến 25%, nguồn vốn tăng hàng năm từ 25% đến 30%, và nợ quá hạn dưới 3%/tổng dư nợ, lợi nhuận tối thiểu tăng 10%/năm.

- Về cơ cấu tổ chức

Cơ cấu lại tổ chức, mạng lưới theo mô hình Ngân hàng thương mại hiện đại, một bộ máy kinh doanh năng động có khả năng thích ứng cao với thị trường.

- Về nguồn nhân lực

+ Tiêu chuẩn hóa nguồn lực nhân lực, tăng cường công tác đào tạo nâng cao năng lực trình độ chuyên môn của cán bộ công nhân viên trong Chi nhánh.

+ Hoàn thiện cơ chế sử dụng và cơ chế trả lương cho người lao động.

đạo đức tốt.

- Về cơ sở vất chất, công nghệ ngân hàng

+ Coi ứng dụng công nghệ thông tin là yếu tố then chố và hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của Chi nhánh phát triển.

+ Từng bước hoàn thiện và xây dựng hệ thống công nghệ thông tin đồng bộ, hiện đại, an toàn, có tính Thống nhất - Tích hợp - Ổn định cao.

+ Tăng cường cơ sở vật chất, mở rộng trụ sở giao dịch, phấn đấu trở thành một Chi nhánh ngân hàng thương mại hàng đầu trên địa bàn.

- Về hoạt động quản trị rủi ro.

+ Đi kèm với hoạt động kinh doanh và đầu tư thì Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê cần tiếp tục chú trọng, nâng cao khả năng quản rủi ro, đảm bảo tuân thủ chặt chẽ các quy định của Ngân hàng nhà nước, NHNO&PTNT tỉnh Phú Thọ. Từng bước áp dụng các chuẩn mực quốc tế trong các lĩnh vực quản trị rủi ro trong ngân hàng.

+ Tăng cường, củng cố và hoàn thiện công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ, khắc phục những tồn tại. Chống tệ tham nhũng, ngăn chặn những hành vi lợi dụng chức quyền tham ô để hạn chế đến mức thấp nhất các rủi ro và tổn thất cho Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 66)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w