GVHD: Đào Thị Bình

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 48)

II. Trình độ chuyên môn

GVHD: Đào Thị Bình

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

- Dư nợ Công ty TNHH năm 2009 thực hiện được là 7.310 triệu đồng, năm 2010 là 29.305 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,77%/Tổng dư nợ tăng 21.995 triệu đồng với tốc độ tăng là 300,89% so với năm 2009. Năm 2011 là 32.119 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,87%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 tăng 2.814 triệu đồng với tốc độ tăng là 9,60%. Tốc độ tăng dư nợ Công ty TNHH năm 2010 tăng mạnh so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2011 lại tăng chậm so với năm 2010. Dư nợ của công ty TNHH chiếm tỷ trọng thấp trong tổng dư nợ của NH.

- Dư nợ Công ty Cổ Phần năm 2009 thực hiện được là 1.200 triệu đồng, năm 2010 là 1.403 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,47%/Tổng dư nợ, tăng 203 triệu đồng với tốc độ tăng là 16,92% so với năm 2009. Năm 2011 thực hiện được là 422 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,12%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 giảm 981 triệu đồng với tốc độ giảm là 69,92%. Dư nợ của công ty Cổ Phần giảm năm 2011 so với năm 2010 chủ yếu là do số lượng công ty Cổ Phần trên địa bàn huyện đang giảm dần do giải thể, phá sản hoặc tạm ngừng hoạt động.

- Dư nợ Doanh nghiệp tư nhân năm 2009 thực hiện được là 3.100 triệu đồng, năm 2010 là 10.500 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,50%/Tổng dư nợ, tăng 7.400 triệu đồng với tốc độ tăng là 238,71% so với năm 2009. Năm 2011 thực hiện được là 13.550 triệu đồng chiếm tỷ trọng 3,74%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 tăng 3.050 triệu đồng với tốc độ tăng là 29,05%.

- Dư nợ Hộ Gia Đình năm 2009 thực hiện được là 25.141 triệu đồng, năm 2010 là 36.167 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,06%/Tổng dư nợ, tăng 11.026 triệu đồng với tốc độ tăng là 42,18% so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2011 thực hiện được là 35.279 triệu đồng chiếm tỷ trọng 9,74%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 giảm 888 triệu đồng với tốc độ giảm là 2,46%.

- Dư nợ Cá nhân năm 2009 thực hiện được là 165.454 triệu đồng. Năm 2010 là 222.568 triệu đồng chiếm tỷ trọng 74,20%/Tổng dư nợ, tăng 57.114 triệu đồng với tốc độ tăng là 34,52% so với năm 2009. Năm 2011 là 280.835 triệu đồng chiếm tỷ trọng 77,53 %/Tổng dư nợ. So với năm 2010 tăng là 58.267 triệu đồng với tốc độ tăng là 26,18%.

GVHD: Đào Thị Bình

Như vậy, cho vay Cá nhân và Hộ gia đình là đối tượng khách hàng chủ yếu của Ngân hàng bởi xuất phát chủ yếu từ đặc điểm kinh tế địa phương, nhất là triển khai có hiệu quả việc thực hiện các cơ chế cho vay hỗ trợ lãi suất năm 2009, đa số người dân được tiếp cận với vốn vay này. Năm 2009 dư nợ cho vay HTLS đới với Cá nhân chiếm 81,82%/tổng dư nợ cho vay HTLS. Và những năm sau đó người dân đã tiếp cận được với nguồn vốn của NH thì họ chủ động hơn khi tiếp xúc với NH để vay vốn làm tăng dư nợ của NH lên.

Lý do dư nợ DNTN và Công ty tư nhân chiếm tỷ trọng nhỏ và thấp hơn Cá nhân và Hộ gia đình vì: Thời gian gói hỗ trợ lãi suất không nhiều, để lập một dự án vay vốn phải qua nhiều thủ tục hành chính rườm rà, nếu không phải là khách hàng truyền thống sẽ kéo dài thời gian tiếp cận vốn. Có trường hợp các khoản vay không đủ điều kiện HTLS vỡ cỏc doanh nghiệp sản xuất kinh doanh đều có xu hướng mua máy móc, thiết bị nhập ngoại điều này không đúng với quyết định 497/QĐ- TTg.

Hiện nay, trên địa bàn có một số doanh nghiệp mới thành lập quy mô sản xuất nhỏ, trong thời gian đầu ít có lãi lợi nhuận thấp, điều này hạn chế đáng kể việc mở rộng tín dụng khi ngân hàng xem xét cho vay bằng tín chấp. Mặt khác do tâm lý của khách hàng nhìn nhận mỗi ngân hàng có đặc trưng riêng như ngân hàng nông nghiệp chỉ phục vụ cho nông dân, ngân hàng đầu tư mới phục vụ cho các dự án lớn, vì thế mỗi khi doanh nghiệp cần vay vốn họ không nghĩ đến NHNo&PTNT mà sẽ là ngân hàng đầu tư, ngân hàng công thương hoặc các ngân hàng khác. Vì vậy làm dư nợ tín dụng của NH chưa thực sự cao, chưa xứng với sự phát triển của một NHTM.

2.2.1.2. Dư nợ theo theo thời gian

Trong giai đoạn 2009 – 2011 NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê có dư nợ chủ yếu là dư nợ ngắn hạn (chiếm trên 50%) và dư nợ trung hạn (chiếm trên 40%) còn lại là dư nợ dài hạn (chiếm tỷ trọng nhỏ). Ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay dài hạn xuống để đảm bảo khả năng thu hồi và đặc biệt là phù hợp với đặc điểm nguồn vốn huy động được của ngân hàng. Cụ thể được thể hiện trong bảng phân tích dư nợ tín dụng theo thời gian giai đoạn 2009-2011 như sau:

Bảng 7: Dư nợ tín dụng theo thời gian tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) + - Tỷ lệ (%) + - Tỷ lệ (%) Tổng dư nợ 202.205 100 299.943 100 362.205 100 97.738 48,34 62.262 20,76 Dư nợ ngắn hạn 115.179 56,96 157.205 52,41 193.806 53,51 42.026 36,49 36.601 23,28 Dư nợ trung hạn 85.033 42,05 140.604 46,88 166.281 45,91 55.571 65,35 25.677 18,26 Dư nợ dài hạn 1.453 0,99 2.134 0,71 2.118 0,58 681 46,87 (16) (0,75)

GVHD: Đào Thị Bình

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

- Dư nợ ngắn hạn năm 2009 thực hiện được là 115.179 triệu đồng. Năm 2010 là 157.205 triệu đồng chiếm tỷ trọng 52,41%/Tổng dư nợ, tăng 42.026 triệu đồng với tốc độ tăng 36,49% so với năm 2009. Năm 2011 là 193.806 triệu đồng chiếm tỷ trọng 53,51%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 tăng 36.601 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng là 23,28%.

- Dư nợ trung hạn năm 2009 thực hiện được là 85.033 triệu đồng. Năm 2010 là 140.604 triệu đồng chiếm tỷ trọng 46,88%/Tổng dư nợ, tăng 55.571 triệu đồng với tốc độ tăng 65,35% so với năm 2009. Năm 2011 là 166.281 triệu đồng chiếm tỷ trọng 45,91%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 tăng 25.677 triệu đồng, tương đương với tốc độ tăng 18,26%.

- Dư nợ dài hạn năm 2009 thực hiện được là 1.453 triệu đồng. Năm 2010 là 2.134 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,71%/Tổng dư nợ, tăng 681 triệu đồng với tốc độ tăng 46,87% so với năm 2009. Tuy nhiên năm 2011 dư nợ dài hạn lại giảm so với năm 2010. Cụ thể như sau: năm 2011 dư nợ dài hạn là 2.118 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,58%/Tổng dư nợ. So với năm 2010 giảm 16 triệu đồng, tương đương với tốc độ giảm 0,75%.

Qua bảng phân tích cho thấy ngân hàng tập trung chủ yếu vào cho vay ngắn hạn và cho vay trung hạn, phù hợp với cơ cấu vốn của ngân hàng huy động chủ yếu từ nguồn vốn ngắn hạn và trung hạn. Và nhằm hạn chế rủi ro trong hoạt động tín dụng. Nhưng bên cạnh đó ngân hàng đang dần chuyển dịch cơ cấu sang huy động nhiều hơn nữa nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu vay vốn cho các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, mua sắm trang thiết bị tân tiến…nhất là có đủ vốn để đầu tư vào các dự án lớn.

2.2.1.3. Dư nợ theo ngành nghề lĩnh vực

Nền kinh tế ngày càng phát triển ngành nghề lĩnh vực kinh doanh trên địa bàn huyện ngày càng đa dạng phong phú. Trong đó chủ yếu là lĩnh vực Nụng-lõm-thuỷ sản và thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của ngân hàng. Cụ thể dư nợ theo ngành nghề lĩnh vực kinh doanh của chi nhánh giai đoạn 2009-2011 thể hiện như sau:

Bảng 8: Dư nợ theo ngành nghề lĩnh vực tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2011 Đơn vị tính: triệu đồng Năm Thành phần kinh tế

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 2010/2009 2011/2010

Số tiền (trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(trđ) Tỷ trọng (%) Số tiền(trđ) Tỷ trọng (%) + - Tỷ lệ(%) +- Tỷ lệ(%) Nông-lâm-thủy sản 87.973 43,51 104.522 34,85 157.856 43,58 16.549 18,81 53.334 51,03 Công nghệ và xây dựng 2.325 1,15 1.930 0,64 2.396 0,66 (395) (16,99) 466 24,15 Thương mại và Dịch vụ 75.571 37,37 97.160 32,39 110.797 30,59 21.589 28,57 13.637 14,04 Sản xuất và chế biến 11.598 5,74 28.622 9,54 32.257 8,91 17.024 146,78 3.635 12,70 Lĩnh vực Khác 24.738 12,23 67.709 22,58 58.899 16,26 42.971 173,70 8.810 13,01 Tổng dư nợ 202.205 100 299.943 100 362.205 100 97.738 48,34 62.262 20,76

Hiện nay, trên địa bàn huyện Cẩm Khờ cú diện tích đất sản xuất nông nghiệp dần bị thu hẹp, việc chuyển dần sản xuất sang dịch vụ hàng hóa đã tạo những thuận lợi về kinh doanh, dịch vụ, nuôi trồng thủy sản, thương mại và dịch vụ. Do đó, dư nợ ngành nông, lâm nghiệp, thủy sản, thương mại và dịch vụ luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ của Ngân hàng.

Qua bảng phân tích trên cho thấy:

Dư nợ ngành Nụng-lõm-thủy sản tính đến 31/12/2009 là 87.973 triệu đồng chiếm tỷ trọng 43,51%/Tổng dư nợ. Năm 2010 là 104.522 triệu đồng chiếm tỷ trọng 34,85%/Tổng dư nợ, tăng 16.549 triệu đồng với tốc độ tăng 18,81% so với năm 2009. Năm 2011 là 157.856 triệu đồng chiếm tỷ trọng 43,58%/Tổng dư nợ, tăng 53.334 triệu đồng với tốc độ tăng 51,03% so với năm 2010.

Dư nợ ngành Thương mại và Dịch vụ năm 2009 là 75.571 triệu đồng chiếm tỷ trọng 37,37%/Tổng dư nợ. Năm 2010 là 97.160 triệu đồng chiếm tỷ trọng 32,39%/Tổng dư nợ, tăng 21.589 triệu đồng với tốc độ tăng 28,57% so với năm 2009. Năm 2011 là 110.797 triệu đồng chiếm tỷ trọng 30,59%/Tổng dư nợ, tăng 13.637 triệu đồng với tốc độ tăng 14,04% so với năm 2010.

Dư nợ ngành Công nghệ và xây dựng chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ của ngân hàng. Năm 2009 là 2.325 triệu đồng chiếm tỷ trọng 1,15%/Tổng dư nợ. Năm 2010 là 1.930 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,64%/Tổng dư nợ, giảm 395 triệu đồng với tốc độ giảm 16,99% so với năm 2009. Năm 2011 là 2.396 triệu đồng chiếm tỷ trọng 0,66%/Tổng dư nợ, tăng 466 triệu đồng với tốc độ tăng 24,15% so với năm 2010. Dư nợ ngành Công nghệ và xây dựng năm 2010 giảm so với năm 2009 nhưng năm 2011 lại tăng lên cho thấy ngành công nghệ và xây dựng đang được chú trọng và phục hồi. Dư nợ ngành tăng lên nhưng vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng dư nợ. Vì vậy ngân hàng cần có biện pháp tăng dư nợ của ngành lên để khai thác hết tiềm năng, phát triển ngành công nghiệp của huyện.

Bên cạnh việc phát triển và mở rộng những ngành nghề truyền thống thì huyện Cẩm Khê cũng phát triển những ngành nghề mới như: Sản xuất và chế biến các loại trái cây khô, thu mua phế liệu,… và một số ngành khỏc đó đem lại thu nhập cao cho rất nhiều hộ sản xuất. Cụ thể dư nợ Ngành Sản xuất và chế biến năm 2009 thực hiện được là 11.598 triệu đồng chiếm tỷ trọng 5,74%/Tổng dư nợ. Năm 2010 là 28.622 triệu đồng chiếm 9,54%/Tổng dư nợ, tăng 17.024 triệu đồng với tốc độ là 146,78% so

với năm 2009. Năm 2010 dư nợ ngành Sản xuất và chế biến tăng rất cao so với năm 2009 chủ yếu do gói cho vay hỗ trợ lãi suất, nhưng năm 2011tốc độ tăng đã giảm và tỷ trọng trong tổng dư nợ cũng giảm so với năm 2010. Cụ thể là Dư nợ ngành Sản xuất và chế biến năm 2011 là 32.257 triệu đồng chiếm tỷ trọng 8,91%/Tổng nguồn vốn, tăng 3.635 triệu đồng với tốc độ tăng là 12,70%.

Và cuối cùng là Lĩnh vực khác năm 2009 thực hiện được là 24.738 triệu đồng chiếm tỷ trọng 12,23%/Tổng dư nợ. Năm 2010 là 67.709 triệu đồng chiếm tỷ trọng 22,58 %/Tổng dư nợ, tăng 42.971 triệu đồng với tốc độ tăng rất cao là 173,70%. Trong khi đó tốc độ tăng của năm 2011 lại chậm là 13,01%. Điều này thể hiện do nền kinh tế đang bị lạm phát, chi phí giá cả đầu vào tăng cao. Nhà đầu tư sản xuất thu hẹp quy mô kinh doanh từ đó làm cho nhu cầu vốn ngân hàng tăng chậm, tác động làm tăng chậm dư nợ ngân hàng.

2.2.1.4. Dư nợ theo hình thức đảm bảo

Các khoản cho vay của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê hầu hết là có tài sản đảm bảo. Điều này thể hiện sự đảm bảo chắc chắn cho khoản tín dụng của ngân hàng. Qua đó thể hiện khả năng thu hồi vốn, đảm bảo nguồn vốn của NH khi gặp rủi ro khách hàng không trả được nợ. Dư nợ theo hình thức đảm bảo của Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê giai đoạn 2009-2011 được thể hiện qua bảng sau:

Bảng 9: Dư nợ theo hình thức bảo đảm tại Chi nhánh NHNo&PTNT huyện Cẩm Khê- tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2009-2011

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu Năm2009 Năm2010 Năm2011 +2010/2009 2011/2010- - Tỷ lệ (%) + - Tỷ lệ (%) Dư nợ không có bảo đảm bằng tài sản 18.962 27.499 39.305 8.537 45,02 11.806 42,93 Tỷ lệ (%) 9,38 9,17 10,85 (0,21) 1,68 Dư nợ có bảo đảm bằng tài sản 183.243 272.444 322.900 89.201 48,68 50.456 18,52 Tỷ lệ (%) 90,62 90,83 89,15 0,21 (1,68) Tổng dư nợ 202.205 299.943 362.205 97.738 48,34 62.262 20,76

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w