Nõng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 74)

- Xuất phát từ những khó khăn chung của nền kinh tế: lãi suất liên tục thay đổ

3.2.5.Nõng cao chất lượng thẩm định tín dụng

NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ

3.2.5.Nõng cao chất lượng thẩm định tín dụng

Trong công tác cho vay cán bộ tín dụng cần áp dụng tốt các kỹ thuật phõn tích tín dụng, trong đó có nguyờn tắc 6C, đó là: đặc tính tư cách cho vay (Character); năng lực của người vay (Capacity); thu nhập của người vay (Cash); đảm bảo tiền vay (Collateral); Các điều kiện khác (Conditions); kiểm soát (Control).

Trước một đề nghị xin vay vốn của khách hàng, câu hỏi đầu tiờn của cán bộ thẩm định là: khách hàng này như thế nào? Có đủ độ tin cậy để “chọn mặt gửi vàng” không? Để đưa ra được quyết định cho vay nhanh chúng có độ tin cậy cao hơn nhằm nõng cao chất lượng tín dụng thì cần thực hiện một số giải pháp sau:

- Thu thập thông tin đầu vào (Thông tin tín dụng: thông tin khách hàng và các thông tin tài chính tiền tệ; thông tin kinh tế - xã hội) phải đầy đủ, chính xác, kịp thời, phục vụ cho công tác thẩm định tín dụng, đó là cơ sở phân tích để Ngân hàng có được quyết định cho vay đúng, dự báo những rủi ro tiềm ẩn trong khoản vay. Những thông tin này có thể khai thác từ nhiều nguồn như: nguồn thông tin tín dụng tại chi nhánh từ những lần vay trước, từ chính quyền địa phương (trưởng khu hành chính xã, thị trấn) nơi mình phụ trách địa bàn.

- Thẩm định khách hàng: Ngân hàng cần tổ chức tốt công tác khảo sát, kiểm tra trực tiếp tình hình hoạt động kinh doanh thực tế của khách hàng, Đây là công việc mang tính chất bắt buộc, là một nguyên tắc không thể thiếu trong quá trình thẩm định, nó thể hiện quan điểm “trăm nghe không bằng một thấy”.

- Thẩm định chặt chẽ hồ sơ pháp lý của khách hàng khi vay vốn: cán bộ tín dụng trực tiếp nhận hồ sơ vay vốn của khách hàng, kiểm tra tính hợp lệ hợp pháp của hồ sơ, sẽ bảo vệ quyền lợi cho khách hàng và ngân hàng, tránh được những rủi ro

nếu có tranh chấp xảy ra.

- Trong quá trình thẩm định dự án, nếu thấy dự án nào cần nhiều lao động, dự án nào đóng góp cho kinh tế dân sinh, có thể tăng thu nhập và xóa đói giảm nghèo, dự án nào có thể tạo điều kiện cho nông dân phỏt triển…thỡ cần phải hỗ trợ. Còn những dự án vay với mục đích mờ ám, có khả năng kéo dài, hiệu quả kinh tế không rõ và khả năng quản ký thấp cần phải loại bỏ.

- NHNo& PTNT huyện Cẩm Khờ nờn lập phũng “chuyờn trỏch thẩm định riờng” để nâng cao chất lượng thẩm định, vì hiện nay cán bộ tín dụng đảm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc: từ hướng dẫn khách hàng lập hồ sơ vay vốn, đi đến cơ sở của doanh nghiệp thẩm định tài sản đảm bảo, phỏng vấn khách hàng vay vốn tìm thông tin, cho vay, thu nợ….thực trạng này ảnh hưởng nhiều đến chất lượng vay vốn.

Một phần của tài liệu Thực trạng hoạt động tín dụng tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện cẩm khê chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh PHÚ THỌ (Trang 74)