đề trong việc giải bài tập chương các định luật bảo toàn
Trong quá trình TNSP, hệ thống các bài tập và các câu hỏi định hướng đã soạn thảo được áp dụng trong hoạt động hướng dẫn và tổ chức hoạt động giải bài tập theo hướng rèn luyện kỹ năng, tích cực hóa hoạt động của học sinh đã giúp cho học sinh nâng cao được kĩ năng giải quyết các tình huống quen thuộc và cả các tình huống mới, nâng cao được năng lực tư duy…
Tại nhóm thực nghiệm, quan sát ban đầu cho thấy phần lớn các em vẫn còn thói quen với các bài tập giải mẫu của các thầy cô và khi được yêu cầu giải các bài tập cụ thể thì hầu như chỉ có thể làm được một số vấn đề giống hệt tương tự bài mẫu một cách rập khuôn, máy móc. Sau khi được giáo viên hướng dẫn giải bài tập bằng các câu hỏi định hướng thì các em dần dần tìm được những cái đích cần tìm và nhanh chóng có thói quen tư duy tìm ra con đường hành động sao cho hiệu quả. Từ chỗ các em chỉ có thói quen và khả năng giải quyết các bài tập đơn giản chỉ cần áp dụng công thức đã học thì với hệ thống câu hỏi định hướng đã giúp các em nâng cao được kĩ năng tư duy, khả năng phân tích hiện tượng vật lí, kĩ năng vận dụng vào các tình huống cụ thể.
Ví dụ: Trong bài tập số 8: Bài toán yêu cầu tính lực tác dụng lên vai người bắn trong khi mới chỉ cho thời gian tác dụng của lực, khối lượng vật và vận tốc ban đầu. Nếu không có câu hỏi định hướng tư duy thì khi gặp bài này học sinh sẽ rất nhăn nhó vì khi tính lực học sinh sẽ nghĩ ngay tới sử dụng định luật II Niu tơn nhưng gia tốc lại là đại lượng chưa biết và chưa biết tìm vận tốc sau khi bắn như thế nào và học sinh sẽ lung túng. Vì thế, câu hỏi định hướng tư duy sẽ định hướng cho học sinh hiểu ra hiện tượng vật lý của bài và biết tìm vận tốc sau khi bắn đó bằng bài toán chuyển động bằng phản lực.
Các bài tập động lượng, định luật bảo toàn động lượng phần lớn đều gắn với thực tiễn. Như các bài toán va chạm mềm, chuyển động bằng phản lực, x.... Khi đó
93
về lý thuyết các em phải nắm được rằng muốn giải quyết các bài toán thực tế đó thì cần hiểu rằng chúng vẫn tuân thủ các định luật Niuton hay định luật bảo toàn động lượng, nhưng trên thực tế khi gặp các bài tập như vậy vẫn có sự lúng túng với học sinh trong việc phân tích các hiện tượng vật lý đó. Chỉ khi giáo viên gợi ý thông qua các câu hỏi định hướng thì những khó khăn của các em mới được giải tỏa.
Việc tổ chức hướng dẫn hoạt động giải bài tập thông qua các câu hỏi định hướng tư duy đã giúp cho học sinh tự lực, chủ động trong các tình huống phải giải quyết theo yêu cầu đề ra. Trong các giờ bài tập tiến hành thực nghiệm, chúng tôi thấy đa số các học sinh tham gia tích cực vào hoạt động giải bài tập, một số rất ít các em còn thụ động mà qua điều tra cho thấy các em chưa tập trung nghe rõ các câu hỏi định hướng hoặc kĩ năng biến đổi toán học còn hạn chế.
Thành công lớn nhất ở nhóm thực nghiệm là học sinh đã hình thành thói quen tư duy giải bài tập vật lí theo hướng tích cực hơn, kỹ năng tư duy và các kĩ năng giải quyết các vấn đề của các em đã được nâng lên, khả năng vận dụng vào các tình huống cụ thể đã linh hoạt và hiệu quả hơn. Từ chỗ các em đa số chỉ có thể giải quyết được các bài toán đơn giản có nội dung trìu tượng mà chỉ phải áp dụng những công thức vật lí đã học thì nay các em đã có thể chủ động giải quyết được các bài toán đa dạng và có độ khó hơn, có nội dung cụ thể gắn với thực tiễn hơn mà các bài tập về mắt và các dụng cụ quang là phần minh chứng điển hình.
* Tại nhóm đối chứng: Qua việc theo dõi và quan sát hoạt động giải bài tập động lượng, định luật bảo toàn động lượng chúng tôi thấy rằng thực sự các em chưa nắm vững và hiểu một cách cơ bản về kiến thức và phương pháp giải các bài tập có nội dung gắn với thực tiễn. Đa số các em chỉ dừng lại ở mức độ giải các bài tập đơn giản mà chỉ cần áp dụng công thức đã biết. Còn các bài tập đòi hỏi phải hiểu được hiện tượng và vận dụng linh hoạt các kiến thức đã biết để giải quyết tình huống mới thì hầu như các em trông chờ thầy, cô giáo hướng dẫn giải cụ thể để chép theo. Mà cũng có những trường hợp các em chép bài giải vào vở mà vẫn không hiểu tại sao phải làm như vậy. Đó là thực trạng của lối suy nghĩ đơn giản là học vật lý chỉ cần nhớ công thức là có thể làm được bài tập đã tồn tại trong nếp nghĩ của không ít học sinh.
94
Ví dụ: Khi giải bài tập định luật bảo toàn động lượng, khi làm bài các em còn nhầm lẫn lung tung giữa biểu thức vecto và biểu thức đại số. Kĩ năng tính toán của các em còn hạn chế dẫn đến việc sai kết quả. Còn đối với bài tập thế năng, động năng và cơ năng thì kĩ năng chọn gốc thế năng, quy ước chiều dương trong việc tính thế năng còn chưa chuyên nghiệp, các em còn khó khăn trong việc giải một số bài tập của chương.
Nhìn chung tại nhóm này chúng tôi thấy rằng phần lớn các em chỉ có thể giải quyết những vấn đề đơn giản (Chỉ áp dụng công thức đã học để tính toán) còn lại các em luôn gặp khó khăn, thụ động và cả hiểu nhầm khi gặp các vấn đề khó hơn mà đòi hỏi phải có khả năng phân tích và vận dụng, mà qua điều tra phỏng vấn được các em cho biết là chủ yếu không hình dung được tình huống cụ thể của bài toán, không biết tìm cái gì trước, cái gì sau vì không có công thức áp dụng trực tiếp.
Cuối cùng chúng tôi tiến hành cho kiểm tra 45’ với cùng một số nội dung tại nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng, rồi chấm bài lấy kết quả thì qua số số liệu thống kê cho thấy chất lượng bài làm của hai lớp này là có sự khác biệt đáng kể mà chúng tôi sẽ phân tích cụ thể bằng phương pháp thống kê toán học.