Đặc điểm về tâm lý, tính cách

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng giải bài tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 thông qua câu hỏi định hướng tư duy (Trang 40)

Do sự phát triển thể lực, sự hoàn thiện về trí tuệ cũng như tính xã hội hoá ngày càng cao, nhân cách của lứa tuổi học sinh trung học phổ thông tư

33

thục có những nét phát triển mới, khác về chất so với trước. Sau đây là những đặc điểm nhân cách nổi bật của lứa tuổi này.

1.3.2.1. Sự phát triển của tự ý thức

Sự phát triển tự ý thức là một đặc điểm nổi bật trong sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn, nó có ý nghĩa to lớn đối với sự phát triển tâm lý của lứa tuổi thanh niên. Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn có những đặc điểm cơ bản sau:

- Hình ảnh về thân thể là một thành tố quan trọng của sự tự ý thức ở thanh niên mới lớn. Từ tuổi thiếu niên, các em đã bắt đầu tri giác những đặc điểm cơ thể bản thân, nhưng sang tuổi đầu thanh niên các em đánh giá về những đặc điểm đó một cách tỉ mỉ và nghiêm khắc. Các em thường không hài lòng về chiều cao (quá cao hay quá thấp) và vóc dáng có thể (quá gầy hay quá béo). Các em thường mơ ước có được hình ảnh bên ngoài giống như những thần tượng của mình. Điều này khiến không ít thanh niên mới lớn gặp những bi kịch về tiêu chuẩn hình thức mà người lớn xung quanh ít quan tâm.

- Sự phát triển tự ý thức của thanh niên mới lớn diễn ra mạnh mẽ, sôi nổi và có đặc thù riêng. Các em có nhu cầu tìm hiểu và đánh giá những đặc điểm tâm lý của mình theo quan điểm về mục đích cuộc sống và hoài bão của mình. Điều này khiến các em quan tâm sâu sắc tới đời sống tâm lý, phẩm chất nhân cách và năng lực riêng.

- Sự tự ý thức của thanh niên mới lớn xuất phát từ yêu cầu cuộc sống và hoạt động hàng ngày. Chính địa vị mới mẻ trong tập thể và những quan hệ mới với thế giới xung quanh buộc thanh niên mới lớn phải ý thức được những đặc điểm nhân cách của mình.

- Nội dung tự ý thức của lứa tuổi này cũng khá phức tạp. Các em không chỉ nhận thức về cái tôi hiện tại của mình như thiếu niên mà còn nhận thức về vị trí của mình trong xã hội và tương lai. Phạm vi của tự ý thức cũng được mở

rộng, các phẩm chất bên trong được nhận thức chậm hơn những đặc điểm bên

ngoài và các em coi trọng những phẩm chất bên trong.

- Lứa tuổi này ý thức rõ ràng hơn về cá tính của mình, về những khác biệt của mình so với người khác. Các em có thể hiểu rõ những phẩm chất phức tạp biểu hiện mối quan hệ nhiều mặt của nhân cách như lòng tự trọng, tình cảm nghĩa vụ, tinh thần trách nhiệm …

34

- Thanh niên mới lớn không chỉ có khuynh hướng độc lập khi đánh giá những cử chỉ, hành vi riêng lẻ, phẩm chất nhân cách của cá nhân mà còn của người khác.

- Tuy nhiên, thanh niên mới lớn thường cường điệu khi tự đánh giá. Hoặc các em đánh giá thấp cái tích cực, tập trung phê phán cái tiêu cực; hoặc đánh giá quá cao nhân cách của mình, tự cao, tự đại coi thường nhân cách của người khác.

- Ở thanh niên mới lớn, nhu cầu tự giáo dục cũng được phát triển. Tự giáo dục ở các em không chỉ hướng vào việc khắc phục một số thiếu sót trong hành vi hay phát huy hết những nét tốt đẹp nào đó, mà còn hướng vào việc hình thành nhân cách nói chung phù hợp với quan điểm khái quát đang được hình thành ở các em. Tự giáo dục là thực sự cần thiết đối với thanh niên mới lớn, nó làm cho vị trí của các em thay đổi: các en từ chỗ là đối tượng của giáo dục dần trở thành vừa là đối tượng, vừa là chủ thể của giáo dục.

Những đặc điểm trên đây cho thấy lứa tuổi thanh niên mới lớn có sự phát triển manh về sự tự ý thức. Biểu hiện đặc trưng là thanh niên nhận thức được những đặc điểm và những phẩm chất của mình trong xã hội, trong cộng đồng. Ở mức cao hơn, đó là khả năng tự đánh giá, tự giáo dục bản thân theo những chuẩn mực của xã hội trên bình diện thể chất, tâm lý và đạo đức.

1.3.2.2. Sự hình thành thế giới quan

Thế giới quan là hệ thống quan điểm về tự nhiên, xã hội, các nguyên tắc quy tắc cư xử và định hướng giá trị của con người. Nó có ý nghĩa chỉ đạo đối với hoạt động, hành động, cách ứng xử của cá nhân trong những hoàn cảnh và điều kiện cụ thể.

Ở lứa tuổi này, do có sự tích luỹ một hệ thống kiến thức, kỹ năng, lối sống, hành vi …, do có sự phát triển tương đối cao về mặt trí tuệ nên các em đã hiểu được và hệ thống hoá những khái niệm trừu tượng, những quy luật trong tự nhiên, xã hội. Ngoài ra, các em còn có nhu cầu đưa những tiêu chuẩn, những nguyên tắc hành vi vào một hệ thống hoàn chỉnh để từ đó hình thành hệ thống quan điểm riêng. Trên có sở hệ thống quan điểm riêng này, thanh niên mới lớn không chỉ hiểu về thế giới khách quan mà còn đánh giá được nó, xác định được thái độ của mình đối với thế giới.

35

1.3.2.3. Giao tiếp và đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của thanh niên mới lớn rất phong phú và đa dạng. Điều này được quy định bởi các mối quan hệ giao tiếp của thanh niên ngày càng được mở rộng về phạm vi và đặc biệt được phát triển về mặt chất lượng. Trong đó nổi bật nhất là mức độ ngày càng bình đẳng, độc lập trong giao tiếp với người lớn và bạn bè cùng độ tuổi. Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng để tạo nên sự phát triển nhân cách của thanh niên mới lớn.

a. Giao tiếp trong nhóm bạn

Tuổi học sinh trung học phổ thông là lứa tuổi mang tính chất tập thể nhất. Điều quan trọng đối với các em là được sinh hoạt với các bạn cùng tuổi, là cảm thấy mình cần cho nhóm, có uy tín, có vị trí nhất định trong nhóm.

Ở lứa tuổi này, quan hệ với bạn cùng tuổi chiếm vị trí hơn hẳn so với quan hệ với người lớn tuổi hơn hoặc ít tuổi hơn. Điều này là do các em mong muốn có được vị trí bình đẳng hơn trong cuộc sống chí phối. Cùng với sự trưởng thành về nhiều mặt, quan hệ dựa dẫm, phụ thuộc vào cha mẹ dần dần được thay thế bằng quan hệ bình đẳng, tự lập. Trong quan hệ giao tiếp với bạn bè và cha mẹ, lứa tuổi này hướng vào bạn bè nhiều hơn là vào cha mẹ.

b. Đời sống tình cảm

Đời sống tình cảm của học sinh trung học phổ thông rất phong phú và đa dạng, có thái độ xúc cảm đối với các mặt khác nhau của đời sống. Đặc điểm này được thể hiện rõ nhất trong tình bạn của các em.

Với học sinh trung học phổ thông nhu cầu tình bạn tâm tình cá nhân được tăng lên rõ rệt. Các em có yêu cầu cao hơn đối với bạn (có sự chân thật, lòng vị tha, sự tin tưởng, sẵn sàng giúp đỡ nhau …). Lứa tuổi này xem tình bạn là mối quan hệ quan trọng nhất của con người. Tình bạn của các em mang màu sắc xúc cảm nhiều hơn và các em nhạy cảm hơn trong quan hệ với bạn. Việc chọn bạn của các em thường không dừng lại ở mức cảm tính, bề ngoài mà có căn cứ về hứng thú, sự đồng cảm, lối sống, điều kiện, hoàn cảnh… Tình bạn ở lứa tuổi này rất bền vững và có khi kéo dài đến suốt cuộc đời.

Ở lứa tuổi thanh niên mới lớn các em cũng bắt đầu bộc lộ rõ những tình cảm đạo đức như khâm phục, kính trọng những con người dũng cảm, kiên cường, coi trọng giái trị đạo đức cũng như lương tâm. Các em có mong muốn làm được những điều có ích cho bạn bè, gia đình và thầy cô giáo. Những tình

36 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

cảm cao đẹp khác về trí tuệ, thẩm mỹ cũng được hình thành một cách khá sâu sắc.[10]

Trước những tình cảm này của các em, cha mẹ và thầy cô giáo nên thấy rằng đây là hiện tượng phù hợp với quy luật phát triển tâm lý lứa tuổi. Trong bất cứ trường hợp nào người lớn cũng không nên can thiệp thô bạo mà nên có thái độ tế nhị, trân trọng với tình cảm này, đồng thời hướng nghị lực, sự chú ý của các em tới hoạt động học tập và các hoạt động tập thể khác.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng giải bài tập chương các định luật bảo toàn vật lý 10 thông qua câu hỏi định hướng tư duy (Trang 40)