Để đánh giá sơ bộ về việc rèn kĩ năng giải bài tập vật lí thông qua các câu hỏi định hướng trong các giờ dạy vật lí ở các trường THPT, hiện nay chúng tôi đã tiến hành điều tra bằng PP đàm thoại, phiếu thăm dò ý kiến với các giáo viên dạy vật lí dự giờ thăm lớp và sử dụng phiếu điều tra với học sinh ở một số trường THPT, trên địa bàn huyện Tiên Du và thành phố Bắc Ninh như THPT Lê Qúy Đôn, trường THPT Trần Nhân Tông và trường THPT Nguyễn Du … chúng tôi nhận thấy việc dạy giải bài tập thông qua các câu hỏi định hướng còn tồn tại một số hạn chế sau:
* Thứ nhất: Các thầy, cô giáo vẫn còn thực hiện PP dạy học truyền
thống là truyết trình, phần lớn giáo viên chủ động diễn giải, còn học sinh làm theo một cách máy móc, thụ động và rất sợ bị giáo viên đặt câu hỏi cho mình, khi giáo viên ra bài tập, rất ít học sinh chủ động làm bài mà phần lớn trong chờ đợi thầy cô gọi ai đó lên giải hoặc thầy cô diễn giải trên bảng.
* Thứ hai: Trong các giờ bài tập vật lí, các thầy cô thường yêu cầu học
sinh giải một số lượng bài tập nhất định theo yêu cầu của chương trình đồng thời thực hiện hướng dẫn giải BT mà ít khi chú ý đến mục tiêu kiến thức, mục tiêu kĩ năng mà học sinh cần đạt trong giờ bài tập đó.
* Thứ ba: Đó là trong hoạt động dạy giờ bài tập, tuy các thầy cô có chủ
ý đến việc rèn kĩ năng cho học sinh nhưng chưa có nhiều giải pháp để phát triển tư duy và năng lực sáng tạo của học sinh mà tồn tại này là do ít khi thầy
37
cô giáo tháo gỡ khó khăn cho học sinh bằng các câu hỏi định hướng hành động và nếu có thì đôi khi hiệu quả còn chưa cao.
* Thứ tư: Rất nhiều học sinh nắm không vững những kiến thức toán
học có liên quan đến việc giải các bài tập vật lí như: Vectơ, lượng giác, đạo hàm… nên việc hiểu bản chất vật lí đã khó thì việc giải các bài tập vật lí càng khó hơn. Đồng thời khả năng vận dụng những kiến thức lý thuyết vật lí đã học vào các ứng dụng thực tế của đa số học sinh còn hạn chế