Phân tích tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ từ năm 2010 đến

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 56)

2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

3.2.4.1 Tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ qua 3 năm (2010 – 2012)

Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, hội nhập kinh tế ngày một mở rộng đã không ngừng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất để xuất nhập khẩu. Do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng vì vậy mà ngân hàng cần phân tích vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ để thấy rõ được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời và vạch ra chiến lược huy động vốn trong tương lai trên cơ sở phân tích qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.

45

* Phân tích cơ cấu

Nguồn: số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012

Hình 3.10 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền qua 3 năm

+ Tiền gửi bằng nội tệ: Thông qua biểu đồ trên cho thấy nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng, từ năm 2010 - 2012 chiếm tỷ trọng trên 95%. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng ngày càng đa dạng các sản phẩm dich vụ, cải tiến công nghệ, mở rộng mạng lưới giao dịch, tăng cường công tác quảng cáo, khuyến mãi với các hình thức như rút thăm trúng thưởng, đa dạng các kỳ hạn gửi tiền… để thu hút vốn nhàn rõi trong nền kinh tế.

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ : Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và ngoại tệ mà ngân hàng huy động là USD. Huy động vốn bằng ngoại tệ qua 3 năm 2010 - 2012 chiếm tỷ trọng không quá 4% là do ngân hàng áp dụng biểu lãi suất huy động USD mới và lãi suất đã giảm so với cuối 2010 . Cụ thể, năm 2010 áp dụng lãi suất huy động kỳ hạn 5,2%/năm đếm năm 2012 giảm còn 5%/năm, nhưng đến năm 2012 lại tăng trở lại, bên cạnh đó năm 2011 giải pháp điều hành ngoại hối của NHNN phát huy tác dụng, tỷ giá ổn định nên đã có sự dịch chuyển tiết kiệm từ ngoại tệ sang tiền đồng VN chính điều này đã làm cho huy động vốn từ ngoại tệ ngày càng giảm. Bên cạnh đó trên địa bàn một số doanh nghiệp xuất khẩu không có mở thanh toán bằng ngoại tệ.

96.74% 3.26% Năm 2010 97.08% 2.92% Năm 2011 96.73% 3.27% Năm 2012 Bằng VND

46

Bảng 3.7: Nguồn vốn huy động theo loại tiền tệ

ĐVT: Triệu đồng Loại tiền Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % BằngVND 451.204 649.801 856.609 198.597 44,01 206.808 31,82 Bằng ngoại tệ 15.194 19.556 28.935 4.363 28,72 9.379 47,96 Tổng 466.398 669.357 885.544 202.959 43,52 216.187 32,30

Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ

+ Tiền gửi bằng ngoại tệ (qui đổi)

Lượng ngoại tệ gửi vào Ngân hàng chủ yếu là USD, năm 2011 lượng ngoại tệ là 19.556 triệu đồng tăng 28,72% so với năm 2010. Sang năm 2012 đạt 28.935 triệu đồng tăng 47,96% so với năm 2011. Lượng tiền gửi bằng VND chiếm tỷ trọng cao hơn so với tiền gửi bằng USD rất nhiều. Nguyên nhân là do tỷ giá không ổn định làm cho khách hàng sợ rủi ro, mặc khác lượng tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ là từ các cá nhân gửi tiền từ nước ngoài và đa số là khi nhận được tiền từ nước ngoài sẽ có xu hướng đổi ra VND rồi sau đó khách hàng mới gửi tiền vào Ngân hàng. Chính vì vậy, tiền gửi bằng USD chiếm tỷ trọng rất thấp nhưng lượng tiền gửi này có xu hướng tăng dần.

+ Tiền gửi bằng VND

Tiền gửi bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền tệ và tăng trưởng liên tục qua các năm cụ thể là năm 2010 đạt 451.204 triệu đồng năm 2011 là 649.801 triệu đồng mức tăng 198.596 triệu đồng chiếm 44,01%. Năm 2012 là 856.609 triệu đồng mức tăng 206.808 triệu đồng tương đương 31,82% so với năm 2011. Nguyên nhân của lượng tiền này tăng là do sau loạt chính sách liên tiếp của Ngân hàng Nhà nước, diễn biến các dòng vốn đã có những chuyển động mới. Với việc áp trần lãi suất huy động USD đối với tiền gửi của dân cư, việc chuyển đổi vốn từ ngoại tệ sang VND đã thể hiện. Cùng với đó, thị trường ngoại hối tiếp tục có những chuyển biến tích cực, trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng thương mại được cải thiện, tâm lý thị trường ổn định hơn, thị trường ngoại tệ tự do tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và hầu như không có giao dịch. Bên cạnh đó, Ngân hàng cũng có nhiều chính sách để thu hút được nhiều lượng tiền gửi bằng VND từ dân cư.

47

3.2.4.2 Tình hình VHĐ theo loại tiền tệ 6 tháng đầu năm 2012,2013

Số liệu cho thấy 6 tháng đầu năm 2012, 2013 việc HĐV bằng ngoại tệ trên địa bàn vẩn chiếm tỷ trọng nhỏ, trong khi việc HĐV nội tệ vẫn tăng cao. Do tỷ giá USD trên thị trường tự do thay đổi liên tục khiến KH hoang mang khi đầu tư vào thị trường ngoại tệ. Vì thế xu hướng người nắm giữ ngoại tệ là bán ngoại tệ cho NHTM để gửi tiết kiệm Việt Nam đồng với lãi suất cao hơn.

* Phân tích cơ cấu

Nguồn: số liệu khảo sát 6 tháng đầu năm 2012, 2013

Hình 3.11: Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ 6 tháng đầu năm

Từ biểu đồ trên cho thấy cũng như các năm trước 6 tháng đầu năm 2013 huy động vốn bằng VND vẩn chiếm tỷ trọng trên 95% và ngoại tệ không quá 4% trong tổng nguồn vốn. Tình hình này cho thấy thị trường ngoại tệ vẫn chuyển biến không mấy khả quang.

Bảng 3.8 : Cơ cấu vốn huy động theo loại tiền tệ 6 tháng đầu năm

ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 6t 2012/ 6t 2013 2012 2013 Số tiền % Bằng VND 428.305 942.306 514.001 120,01 Bằng ngoại tệ 14.467 31.789 17.322 119,75 Tổng 442.772 974.095 531.323 120,00

Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ

Cụ thể huy động vốn bằng nội tệ 6 tháng đầu năm 2013 chiếm 120,01% so với 6 tháng đâu năm 2012 và huy động vốn bằng ngoại tệ 6 tháng đầu năm 2013 cũng tăng so với 6 tháng đầu năm 2012 cụ thể tăng 17.322 triệu đồng tăng 119,79%. Đây là nhóm tiền gửi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của ngân hàng và ngoại tệ ngân hàng huy động là USD

Nhìn chung ta thấy huy động vốn bằng ngoại tệ tăng qua các năm từ 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013, nguồn ngoại tệ này chủ yếu từ dân cư bao

96.73% 3.27% 6 tháng năm 2012 96.74% 3.26% 6 tháng năm 2013 Bằng VND Bằng ngoại tệ (quy đổi)

48

gồm: tiền gửi của Việt Kiều gửi về cho thân nhân trong tỉnh và các tỉnh lân cận, tiền gửi của các đối tượng xuất khẩu lao động sang các nước khác làm việc, ngoài ra nguồn ngoại tệ có được là do cán bộ viên chức trong chi nhánh gửi vào còn ngoài dân cư thì rất nhỏ, nhiều người có được tiền USD thì họ chỉ đến bán chứ ít gửi vì lo ngại biến động tỷ giá.

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)