2012)
Như đã biết đối với chi nhánh ngân hàng, nguồn vốn hoạt động chủ yếu là vốn do chi nhánh tự huy động, nếu thiếu thì ngân hàng nhận vốn điều chuyển từ ngân hàng cấp trên, nếu thừa thì điều chuyển về ngân hàng cấp trên để ngân hàng cấp trên điều chuyển vốn về những chi nhánh khác bị thiếu. Nguồn vốn của ngân hàng bao gồm: vốn huy động, vốn điều chuyển, vốn khác và lợi nhuận chưa phân phối. Mổi nguồn vốn có sự khác nhau về cơ cấu, nguồn gốc hình thành, vai trò và mức độ ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của ngân hàng.
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn: số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012
Hình 3.6: Cơ cấu từng nguồn vốn của Kienlong Bank qua 3 năm
Ngân hàng thương mại kinh doanh chủ yếu bằng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế. Vì vậy nguồn vốn huy động có vai tro rất quan trọng đối với hoạt
87.76% 11.95% 0.29% Năm 2010 97.33% 1.61% 1.06% Năm 2011 96.51% 1.63% 1.86% Năm 2012 Vốn huy động Vốn khác Lợi nhuận giữ lại
38
động của ngân hàng. Xét về cơ cấu, ta thấy trong tổng vốn của ngân hàng thì vốn huy động chiếm tỷ trọng cao nhất, từ năm 2010 - 2012 tỷ trọng luôn luôn trên 85% tăng liên tục qua các năm ta thấy cơ cấu nguồn vốn chuyển biến theo hướng có lợi cho hoạt động của chi nhánh trong lâu dài.
Sau đây là bảng số liệu về nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.
Bảng 3.3: Nguồn vốn của ngân hàng qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm Chênh lệch 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % VHĐ 466.398 669.357 885.544 202.959 43,52 216.187 32,29 Vốn khác 63.496 11.099 14.919 -52.397 (82,52) 3.820 41,96 LNGL 1.542 7.272 17.052 5.730 371,60 9.780 134,49 Tổng NV 531.436 687.729 917.515 156.292 29,41 229.786 33,41
Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ
+ Vốn huy động
Về tốc độ tăng trưởng vốn huy động tăng qua các năm, cụ thể năm 2010 ngân hàng huy động được 466.397 triệu đồng, năm 2011 đạt 669.357 triệu đồng tăng 43,52% so với năm 2010. Năm 2012 đạt 885.544 triệu đồng tăng 32,29% so với năm 2011. Đạt được điều đó là do trong những năm qua ngân hàng luôn mở rộng mạng lưới hoạt động và tăng cường công tác huy động vốn, tạo nguồn vốn cho đầu tư tín dụng, ngoài ra chi nhánh đã không ngừng đưa ra các chính sách ưu đãi đối với khách hàng có số dư tiền gởi lớn, tăng cường công tác quảng cáo tiếp thị, triển khai các hình thức huy động vốn đa dạng như sản phẩm tiết kiệm linh hoạt. Bên cạnh đó việc sử dụng nguồn vốn tự huy động sẽ có nhiều thuận lợi như là việc cho vay sẽ chủ động hơn do có đủ vốn trong tay không cần chờ xin vốn điều chuyển, thu nhập sẽ cao hơn vì không phải trả chi phí sử dụng vốn cho ngân hàng cấp trên. Vì vậy, ngân hàng TMCP Kiên long – chi nhánh Cần Thơ dù nhận được sự điều chuyển vốn từ ngân hàng cấp trên nhưng vẫn không lơ là trong khâu huy động vốn mà tích cực thực hiện quảng bá về các chương trình huy động để thu hút vốn nhàn rỗi trong nhân dân bằng nhiều hình thức như: Huy động tiền gởi tiết kiệm, tiền gởi thanh toán,…với nhiều kỳ hạn khác nhau, điều chỉnh mức lãi suất cho phù hợp sự cạnh tranh của thị trường.
39
+ Vốn khác
Vốn khác bao gồm các quỹ, hao mòn TSCĐ, các khoản nợ NHNN…Qua bảng số liệu ta thấy vốn khác của Ngân hàng tăng giảm không đồng đều. Năm 2010 đạt được 63.496 triệu đồng, năm 2011giảm xuống chỉ còn 11.099 triệu đồng tương ứng giảm 82,52% so với năm 2010. Sang năm 2012 nguồn vốn này tăng nhẹ trở lại đạt mức 14.919 triệu đồng tăng tương ứng 41,96%. Thực tế trên cho thấy Ngân hàng chuyển nhanh từ kênh sử dụng nợ và vay sang sử dụng vốn huy động và các quỹ, vì nguồn vốn huy động và các quỹ là nguồn vốn rẻ và tạo được sự chủ động cho Ngân hàng trong khi nguồn vốn nợ và vốn vay chi phí cao và Ngân hàng phải bị phụ thuộc, không linh hoạt trong việc sử dụng vốn, từ đó nguồn vốn nợ này đã giảm mạnh qua các năm nay.
Tóm lại, những biến động trong cơ cấu nguồn vốn dẫn đến việc tổng nguồn vốn tăng qua các năm. Điều đó cho thấy Ngân hàng hoạt động có hiệu quả, có tiềm lực cạnh tranh so với các Ngân hàng khác trên địa bàn, tạo được uy tín cho thương hiệu của Ngân hàng và thiết lập mối quan hệ với khách hàng ngày một tốt.
+ Lợi nhuận giữ lại
Đó là thu nhập sau thuế còn nằm trong cơ cấu tài chính chi nhánh Ngân hàng. Khoản tài chính này được tích tụ từ năm này sang năm khác thành một giá trị lớn hoặc rất lớn, thực chất là lợi nhuận tại chi nhánh NH cuối ngày 31/12 sẽ kết chuyển về Ngân hàng trụ sở và chia cổ tức cho cổ đông. Cụ thể lợi nhuận giữ lại tăng liên tục qua các năm, điều đó cho thấy lợi nhuận đó có được là do NH huy động vốn và cho vay cân đối, tình hình TCTD được tăng cao và cổ tức sẽ được cân đối từ nguồn tài chính này. Bên cạnh đó NH không thể chủ quan với việc LNGL tăng vì nhu cầu vay vốn ngày càng tăng của KH.
3.2.2 Phân tích tình hình nguồn vốn NH 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Qua bảng 3.4 về tình hình nguồn vốn của ngân hàng trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt mức cao so với 6 tháng đầu năm 2012 tăng 120,90%) so với cùng kỳ năm 2012. Đây là mức tăng rất cao so với tốc độ tăng năm 2012 so với 2011 do bị ảnh bởi các khoản mục vốn huy động, vốn khác, lợi nhuận giữ lại. Các yếu tố sẽ được phân tích dưới đây:
40
* Phân tích cơ cấu nguồn vốn
Nguồn: số liệu khảo sát,6 tháng đầu 2012, 2013
Hình 3.7: Cơ cấu nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm
Qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 thì vốn huy động chiếm trên 95% trong tổng nguồn vốn đây là khoản mục chiếm tỷ trọng cao nhất so với các nguồn vốn còn lại, đây là một con số lớn thể hiện ngân hàng đã phấn đấu trong hoạt động huy động vốn, cùng với sự gia tăng các khoản mục tiền gửi, tỷ trọng này giúp ngân hàng chủ động hơn cho hoạt động kinh doanh của mình. còn khoản 5% là các tài sản nợ khác.
Tóm lại cơ cấu nguồn vốn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 đang chuyển biến theo hướng có lợi cho hoạt động của chi nhánh trong thời gian lâu dài. Một điều đang mừng là ngân hàng không sử dụng lượng vốn điều chuyển điều đó giúp chi nhánh ngân hàng có tính bền vững.
Bảng 3.4: Nguồn vốn của ngân hàng 6 tháng đầu năm
Đvt: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 6t 2012/ 6t 2013 2012 2013 Số tiền % Vốn huy động 442.772 974.098 531.326 119,99 Vốn khác 7.460 16.683 9.223 123,63
Lợi nhuận giữ lại 8.526 22.614 14.088 165,24
Tổng nguồn vốn 458.758 1.013.395 554.637 120,90
Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ
Vốn huy động trong 6 tháng đầu năm 2013 tăng 531.326 triệu đồng, tương ứng tăng 119,99% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng là do ngân hàng đã thực hiện tốt công tác huy động vốn và nhiều tổ đã thực hiện đi vận động khách hàng gửi tiền; đối với các doanh nghiệp đại lý hộ kinh doanh ngân hàng đi đến tận nhà thực hiện việc thu chi làm cho khách hàng cảm thấy thuận tiện không phải mất thời gian đến ngân hàng, đảm bảo an toàn
96.51% 1.63% 1.86% 6 tháng năm 2012 96.12% 1.65% 2.23% 6 tháng năm 2013 Vốn huy động Vốn khác Lợi nhuận giữ lại
41
khi đem lượng tiền lớn đến ngân hàng thì sẽ gặp nguy hiểm trong quá trình vận chuyển, ngân hàng đã hoàn thành tốt việc huy động vốn.
Vốn khác, 6 tháng đầu năm 2013 nguồn vốn này tăng rất mạnh với tỷ lệ 123,63% so với 6 tháng đầu năm 2012, sự gia tăng quá cao của nguồn này là do sự gia tăng các khoản nợ khác của ngân hàng.
3.2.3 Phân tích tình hình vốn huy động theo thời hạn từ 2010 đến 6
tháng đầu năm 2013
3.2.3.1 Tình hình vốn huy động theo thời hạn từ qua 3 năm
Dựa theo thời hạn, hình thức huy động được chia thành hai loại là huy động vốn ngắn hạn (dưới 1 năm) và huy động vốn trung và dài hạn (từ 1 năm trở lên). Đây là hình thức huy động dựa trên sự thỏa thuận giữa người gửi tiền và ngân hàng về số lượng, kỳ hạn, lãi suất. Do có xác định rõ về kỳ hạn nên nguồn tiền gửi này co tính ổn định cao thu hút được nhiều khách hàng đến gửi.
* Phân tích cơ cấu
Nguồn: số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012
Hình 3.8: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn qua 3 năm
Vốn ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng hơn 80% trên tổng nguồn vốn của ngân hàng, đồng thời vốn ngắn hạn và vốn dài hạn luôn tăng qua các năm. Điều này chứng tỏ rằng các chính sách đa dạng hóa các kì hạn gửi tiền của ngân hàng đưa ra là rất hấp dẫn và đem lại hiệu quả cao. Còn vốn trung và dài hạn chiếm tỷ trọng khoản 15,62%, nguyên nhân là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là muốn nguồn vốn của mình không bị ứ đọng trong thời gian dài mà phải làm cho nó sinh thêm nhiều lợi nhuận hơn nữa, một phần là do khách hàng tập trung gửi vào ngắn hạn.
80.72% 19.28% Năm 2010 82.11% 17.89% Năm 2011 84.38% 15.62% Năm 2012 Tiền gửi ngắn hạn Tiền gửi trung - dài hạn
42
Dựa vào bảng số liệu sau để phân tích rõ hơn: Bảng 3.5: Nguồn vốn huy động theo thời hạn qua 3 năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2011/2010 2012/2011 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % TG NH 376.485 549.583 747222 173.098 45,98 197.639 35,95 TG Tr-DH 89.913 119.774 138.322 29.861 33,21 18.548 15,49 Tổng 466.398 669.357 885.544 202.959 43,52 216.187 33,29
Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ
+ Tiền gửi ngắn hạn
Nhìn chung vốn ngắn hạn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011 vốn huy động ngắn hạn là 549.583 triệu đồng tăng 45,98% so với năm 2010. Sang năm 2012 là 747.222 triệu đồng tăng 35,95% so với năm 2011. Sở dĩ vốn ngắn hạn tăng mạnh trong những năm qua là do tình hình thu nhập của người dân phần nào được ổn định hơn. Do họ có nhu cầu giữ tiền, mặt khác do mạng lưới Ngân hàng hoạt động tương đối rộng và nhờ sự chỉ đạo của ban lãnh đạo trong công tác huy động vốn nên đã thu hút được lượng khách hàng gửi tiền ngày một gia tăng. Đồng thời, đây cũng là nguồn vốn huy động ít rủi ro, lãi suất huy động linh hoạt, lãi suất ngắn hạn cao hơn lãi suất dài hạn.
+ Tiền gửi trung – dài hạn
Ta thấy rằng trong những năm qua nguồn vốn trung - dài hạn đã thu hút được nhiều khách hàng gửi tiền và tăng liên tục qua các năm nhưng nguồn vốn này luôn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể, năm 2011 số tiền huy động là 119.774 triệu đồng tăng 33,21% so với năm 2010, đến năm 2012 số tiền đạt được 138.322 triệu đồng tăng 15,49% so với năm 2011. Nguyên nhân của việc tăng nguồn vốn này là do xu hướng đầu tư của người dân hiện nay là tăng lợi nhuận lâu dài, giải quyết vấn đề thanh khoản của Ngân hàng. Tuy nhiên, nguồn vốn này chỉ tăng nhẹ là do việc huy động từ dài hạn rủi ro cao, lãi suất không cao, kinh tế khó khăn Ngân hàng ngại cho vay trung dài hạn đồng nghĩa với việc khách hàng ngại gửi tiền kỳ hạn trung dài hạn. Ngoài ra, năm 2012 kinh tế khó khăn làm NHNN 6 lần điều chỉnh lãi suất vốn huy động, việc biến động làm khách hàng ngại gửi tiền trung – dài hạn. Đây là nguồn vốn có tính ổn định cao giúp cho ngân hàng có thể xoay sở các hoạt động kinh doanh của mình một cách chủ động hơn, vì thế trong những năm tiếp theo ngân hàng cần chú trọng để huy động thêm được nhiều hơn nữa lượng tiền nhàn rỗi này.
43
3.2.3.2 Tình hình VHĐ theo thời hạn 6 tháng đầu năm 2012, 2013
Cũng như 3 năm trước vốn huy động theo thời hạn cũng tăng liên tục qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013.
* Phân tích cơ cấu
Nguồn: số liệu khảo sát 6 tháng đầu 2012, 2013
Hình 3.9: Cơ cấu vốn huy động theo thời hạn 6 tháng đầu năm
Trong điều kiện khó khăn như hiện nay, khi tiền Việt Nam đồng không ổn định, người gửi tiền chỉ chọn kỳ hạn ngắn do lãi suất biến động liên tục. Còn đối với kỳ hạn dài ngoại trừ ngân hàng nâng mức lãi suất hấp dẫn thì mới thu hút được khách hàng, cụ thể tỷ trọng nguồn vốn ngắn hạn này liên tục tăng qua 6 tháng đầu năm 2012, 2013 chiếm tỷ trên 84% từ đó cũng cho thấy hoạt động huy động vốn ngân hàng có xu hướng tốt đa phần khách hàng tập trung gửi ngắn hạn. Còn tiền gửi trung – dài hạn chiếm tỹ trọng nhỏ so với tiền gửi ngắn hạn chiếm tỷ trọng không quá 15%, đa phần các ngân hàng muốn thu hút nguồn tiền này để cho vay trung va dài hạn.
Bảng 3.6: Nguồn vốn huy động theo thời hạn 6 tháng đầu năm
ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 6 tháng Chênh lệch 6t 2012/ 6t 2013 2012 2013 Số tiền % Tiền gửi NH 373.611 822.896 449.284 120,25 Tiền gửi T – DH 69.161 151.22 82.058 118,65 Tổng cộng 442.772 974.116 531.342 120,00
Nguồn phòng kế toán – ngân quỹ
+ Tiền gửi ngắn hạn:
Qua bảng 3.6 ta thấy 6 tháng đầu năm 2013 vốn huy động là 822.896 triệu đồng tăng 120,25% so với 6 tháng đầu năm 2012. Nguyên nhân tăng trong 6 tháng đầu năm 2013 là việc ngân hàng áp dụng các hình thức khuyến mãi, thu hút khách hàng gửi tiền, đa dạng hóa sản phẩm. Trong tương lai tỷ
84.38% 15.16% 6 tháng năm 2012 84.48% 15.52% 6 tháng năm 2013 Tiền gửi ngắn hạn Tiền gửi trung - dài hạn
44
trọng của loại tiền gửi này tiếp tục tăng lên vì đây là loại tiền gửi được khách hàng ưa chuộng và do tình hình lạm phát luôn biến động phức tạp.
+ Tiền gửi trung và dài hạn:
Tiền gửi trung – dài hạn vẩn chiếm tỷ lệ thấp. Cụ thể 6 tháng đầu năm 2013 đạt được 151.220 triệu đồng tương ứng tăng 118,65% so với 6 tháng đầu năm 2012. Do lãi suất trên thị trường tiền tệ không ổn định nên phần lớn kách hàng gửi tiền kỳ hạn ngắn.
Tóm lại, Ngân hàng cần tiếp tục duy trì và phát triển ổn định để tăng nguồn vốn. Bên cạnh đó phải tiếp tục có biện pháp để tăng nguồn vốn trung dài hạn để giải quyết hoạt động kinh doanh và vấn đề thanh khoản của Ngân hàng, việc sử dụng vốn ngắn hạn chỉ giải quyết được khó khăn trong tức thời và nguồn vốn này cũng không ổn định. Vì thế trong những năm tiếp theo cần chú trọng huy động thêm nhiều lượng tiền nhàn rỗi từ dân cư.
3.2.4 Phân tích tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
3.2.4.1 Tình hình vốn huy động theo loại tiền tệ qua 3 năm (2010 – 2012)
Nền kinh tế nước ta đang ngày một phát triển, hội nhập kinh tế ngày một mở rộng đã không ngừng thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thúc đẩy sản xuất để xuất nhập khẩu. Do đó luồng ngoại tệ vào trong nước ngày càng tăng vì vậy mà ngân hàng cần phân tích vốn huy động theo nội tệ, ngoại tệ để thấy rõ được những điểm mạnh và điểm yếu trong công tác huy động vốn từ đó đưa ra những biện pháp giải quyết kịp thời và vạch ra chiến lược huy động vốn trong tương lai trên cơ sở phân tích qua 3 năm và 6 tháng đầu năm 2013.
45
* Phân tích cơ cấu
Nguồn: số liệu khảo sát, 2010, 2011, 2012