Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 26)

2.2.5.1 Vốn huy động / Tổng nguồn vốn

Vốn huy động/ Tổng nguồn vốn =

Vốn huy động

Tổng nguồn vốn

15

Chỉ tiêu này nhằm xem xét tỷ lệ vốn huy động so với tổng nguồn vốn, cho thấy trong tổng nguồn vốn hoạt động của Ngân hàng có bao nhiêu vốn hình thành từ huy động.

2.2.5.2 Vốn huy động ngắn hạn / Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này đánh giá tính ổn định và vững chắc của nguồn vốn Ngân hàng. Tỷ số này càng cao được xem là tốt.

2.2.5.3 Vốn huy động trung – dài hạn / Tổng nguồn vốn huy động

Theo một số nhà kinh tế, bởi vì vốn huy động không kỳ hạn thường có sự giao động lớn và không ổn định nên tỷ số này chiếm thường chiếm tỷ trọng nhỏ và hợp lý.

2.2.5.4 Dư nợ / Tổng nguồn vốn huy động

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu đồng vốn huy động được sử dụng đề cho vay đối với nền kinh tế. Chỉ tiêu này lớn thể hiện vốn huy động tham gia vào dư nợ ít, khả năng huy động vốn của Ngân hàng chưa được tốt. 2.3 NHỮNG NGUYÊN TẮC TRONG VIỆC QUẢN LÝ TIỀN GỬI CỦA KHÁCH HÀNG

Các nguyên tắc trong quản lý tiền gửi khách hàng ra đời nhằm đảm bảo quyền lợi cho người gửi tiền, tạo niềm tin cho khách hàng và góp phần tạo sự hoạt động kinh doanh ổn định. Các nguyên tắc đó như sau:

Ngân hàng phải đảm bảo thanh toán kịp thời cho khách hàng. Để thực hiện được nguyên tắc này, Ngân hàng chỉ được sử dụng một tỷ lệ phần trăm tiền gửi nhất định để cho vay, số còn lại làm quỹ dự trữ bảo đảm thanh toán cho khách hàng.

Dư nợ / Tổng

nguồn vốn huy = Vốn huy động Dư nợ X100% = VHĐ ngắn hạn / Tổng nguồn vốn huy động X 100% VHĐ trung - dài hạn /Tổng nguồn vốn huy đông

= X 100%

VHĐ ngắn hạn

Tổng nguồn vốn huy động

VHĐ trung – dài hạn

16 Quỹ bảo đảm thanh toán bao gồm: + Tiền mặt tại quỹ

+ Ngân phiếu thanh toán + Tín phiếu kho bạc.

+ Tiền gửi thanh toán tại Ngân hàng Nhà nước.

+ Tiền gửi dự trữ tối thiểu bắt buộc tại Ngân hàng Nhà nước.

- Ngân hàng phải đảm bảo tương ứng về thời hạn giữa nguồn vốn và sử dụng vốn. Tuy nhiên, nguyên tắc này chỉ có ý nghĩa tương đối.

- Ngân hàng chỉ được thực hiện các khoản giao dịch trên tài khoản của khách hàng khi có lệnh của chủ tài khoản hoặc có sự uỷ nhiệm của chủ tài khoản.

- Ngoại trừ trường hợp khách hàng vi phạm luật chi trả theo quy định của cơ quan có thẩm quyền về thực hiện các nghiệp vụ thanh toán thì khi đó ngân hàng mới có quyền tự động trích tài khoản thanh toán có liên quan.

- Ngân hàng phải đảm bảo an toàn và bí mật cho chủ tài khoản.

- Ngân hàng phải có trách nhiệm kiểm soát các giấy tờ thanh toán của khách hàng, các chứng từ thanh toán phải được lập theo đúng quy định. Ngân hàng phải kiểm tra con dấu và chữ ký của khách hàng, nếu không phù hợp thì ngân hàng có thể từ chối thanh toán.

Khi có các nghiệp vụ có liên quan đến tài khoản của khách hàng thì ngân hàng phải kịp thời gửi giấy báo cho khách hàng. Cuối tháng, ngân hàng phải gửi bản sao tài khoản hoặc giấy báo số dư cho khách hàng.

2.4 CƠ SỞ PHÁP LÝ LIÊN QUAN ĐẾN HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM VỐN CỦA NHTM

Theo Thông tư số 19/2012/TT-NHNN ngày 08 tháng 06 năm 2012 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 30/2011/TT-NHNN ngày 28/09/2011 quy định lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đồng Việt Nam của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài

Theo Thông tư 14/2011/TT-NHNN ngày 01/06/2011 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Quy định mức lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng.

17

Tổ chức tín dụng ấn định lãi suất huy động vốn tối đa bằng đô la Mỹ của tổ chức, cá nhân là người cư trú và tổ chức, cá nhân là người không cư trú, dưới hình thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi tiết kiệm, phát hành chứng chỉ tiền gửi, kỳ phiếu, tín phiếu, trái phiếu và các hình thức nhận tiền gửi khác theo quy định tại khoản 13 Điều 4 Luật Các tổ chức tín dụng.

Công văn của NHNN nêu rõ, theo quy định tại Thông tư số 12/2012/TT- NHNN ngày 27/04/2012 sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 11/2011/TT-NHNN ngày 29/04/2011 của Thống đốc NHNN quy định về chấm dứt huy động và cho vay bằng vàng của TCTD, từ ngày 25/11/2012 tất cả các TCTD phải chấm dứt việc huy động bằng vàng.

Bên cạnh đó, TCTD thực hiện Chỉ thị 05/CT-NHNN ngày 27/04/2012 về việc chấn chỉnh việc thực hiện quy định về huy động, giữ hộ vàng và sử dụng vàng huy động, vàng giữ hộ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.

18

CHƯƠNG 3

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG – CHI NHÁNH CẦN THƠ

3.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 3.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

3.1.1.1 Vị trí và quy mô

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Kiên Long) được thành lập theo: giấy phép hoạt động số 0056/NN-GP ngày 18/09/1995 do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp, giấy phép thành lập số 1115/GP-UB ngày 02/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp chính thức đi vào hoạt động từ ngày 25/10/1995 tại Kiên Giang, với số vốn điều lệ ban đầu là 1.200 triệu đồng với thời gian hoạt động là 50 năm. Ngày 25/12/2006, ngân hàng Thương mại Cổ phần nông thôn Kiên Long chính thức đổi tên thành Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long theo quyết định số 2434/QĐ-NHNN của thống đốc NHNN chấp nhận việc chuyển đổi mô hình hoạt động và đổi tên thành Ngân hàng TMCP Kiên Long.

Từ một ngân hàng hoạt động tín dụng tại các vùng nông thôn Đồng bằng sông Cửu Long với số vốn điều lệ ban đầu 1.200 triệu đồng, đến ngày 22/12/2009 vốn điều lệ của Ngân hàng đã lên trên 2.000.000 triệu đồng. Tiếp tục phấn đấu không ngừng đến cuối năm 2010 Ngân hàng TMCP Kiên Long đã đạt được lộ trình đề ra là tăng vốn điều lệ lên 3.000.000 triệu đồng

Với Slogan: ““Ngân hàng Kiên Long- Sẵn lòng chia sẻ” những khó khăn, nỗi trăn trở, ước mơ, dự tính kinh doanh, thành công của khách hàng; chia sẻ khó khăn trong công việc đối với nhân viên và chia sẻ gánh vác một phần trách nhiệm đối với cộng đồng - xã hội.” Qua hơn 15 năm hoạt động, Ngân hàng TMCP Kiên Long đã trở thành một Ngân hàng TMCP phát triển mạnh, bền vững và tạo được niềm tin của khách hàng.

Thương hiệu Ngân hàng TMCP Kiên Long là một thương hiệu mang tính kế thừa sau hơn 15 năm gầy dựng trong gian khổ. Ý nghĩa của chữ Kiên Long là Rồng ở Kiên Giang. Giá trị tích lũy của thương hiệu KienlongBank được tóm gọn trong bốn chữ “Xanh – Tâm – Tín – Kiên”. Trong giai đoạn mới, giá trị “Xanh” được thêm vào nhằm phù hợp với tình hình. Ý nghĩa của chữ Xanh là “Môi trường – Sức sống và Kỳ vọng”. Toàn thể nhân sự Ngân hàng TMCP Kiên Long, từ cấp lãnh đạo cho đến nhân sự mới có trách nhiệm luôn đề cao và phát huy bốn giá trị này trong suốt quá trình hoạt động của mình.

19

3.1.1.2 Thành tích đạt được trong những năm qua

Trong quá trình hoạt động, Ngân hàng TMCP Kiên Long không những đạt được những thành quả trong hoạt động kinh doanh mà còn được Chính phủ và các cơ quan chức năng của nhà nước đánh giá cao trong hoạt động kinh tế và xã hội.

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Kiên Long (Ngân hàng TMCP Kiên Long ) được Thủ tướng Chính phủ trao tặng bằng khen về thành tích trong công tác (2001 - 2005) góp phần vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Bảo vệ Tổ quốc. Bằng khen của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc chấp hành tốt chính sách thuế năm 2005, bằng khen của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc thực hiện tốt ký kết trong phong trào thi đua năm 2005, Cờ thi đua của Chủ tịch Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam về việc hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2005, bằng khen của Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam về việc thực hiện tốt chế độ, chính sách Bảo hiểm Xã hội, Bảo hiểm Y Tế năm 2005, được Nhà nước trao tặng bằng khen của Thủ tướng chính phủ tháng 12/2006

Tháng 09 năm 2007, Ngân hàng tiếp tục nhận được hai cúp vàng chất lượng hội nhập WTO hàng đầu với dịch vụ: huy động tiền gửi tiết kiệm khu vực dân cư (nằm trong nhóm 100 thương hiệu hàng đầu Việt Nam) và dịch vụ cho vay trả góp do Liên hiệp các hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam cấp.

Ngày 26/10/2007, Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam ký Quyết định số 1224/2007/QĐ-CTN ngày, về việc tặng Huân chương lao động hạng ba cho Ngân hàng TMCP Kiên Long và cho cá nhân Ông Trương Hoàng Lương vì đã có thành tích xuất sắc trong công tác từ năm 2002 đến năm 2006, góp phần tích cực vào sự nghiệp xây dựng Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ tổ quốc.

Ngày 15/12/2007 Ngân hàng Kiên Long nhận hai giải thưởng của Westem Union Khu vực Đông Dương và Trung tâm Dịch vụ tài chính Eden với thành tích ngân hàng có doanh số chi trả cao nhất và có nhiều giải pháp tiếp thị tốt nhất năm 2007.

Nhận huy chương lao động hạng 3 tháng 02/2008. Cúp vàng chất lượng hội nhập WTO (Tổ chức Thương Mại Thế Giới ) hàng đầu với dịch vụ: huy động tiền gửi tiết kiệm trong dân cư và dịch vụ cho vay trả góp do liên hiệp các hội khoa học Việt Nam cấp.

Ngày 09/09/2008 Ngân hàng nhận được hai cúp vàng Topten sản phẩm – Dịch vụ Uy tín Chất lượng Thương hiệu Việt hội nhập WTO (Tổ chức Thương Mại Thế Giới ) do liên hiệp các Hội khoa học và Kỹ thuật Việt Nam,

20

Trung tâm nghiên cứu ứng dụng pháy triển thương hiệu Việt tổ chức bình chọn, đến ngày 22/12/2009 Ngân hàng TMCP Kiên Long đã hoàn tất việc tăng vốn điều lệ lên 2000 tỷ đồng và đến 06/09/2010 Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành văn bản số 6707/NHNN-TTGSNH về việc tăng vốn điều lệ năm 2010 của Ngân hàng TMCP Kiên Long từ 2000 tỷ đồng lên 3000 tỷ đồng

3.1.2 Cơ cấu tổ chức nhân sự của Ngân hàng

3.1.2.1 Cơ cấu tổ chức

Bộ máy tổ chức của Ngân hàng hoạt động theo mô hình gồm có Hội đồng quản trị, Tổng Giám đốc, phó Tổng Giám Đốc và Ban kiểm soát, ở mỗi tại chi nhánh đều có Giám đốc. Phòng nghiệp vụ gồm: phòng kinh doanh, phòng hành chánh quản trị, phòng kế toán ngân quỹ, tổ kiểm tra kiểm soát nội bộ, tổ thẩm định tài sản, và các phòng giao dịch

Sơ đồ 3.1: Bộ máy Tổ chức và Quản lý của Ngân hàng

Nguồn: Tổ Hành chánh Quản trị Kienlong Bank Cần Thơ

BAN GIÁM ĐỐC Tổ Thẩm định Tài Sản Phòng Kế Toán Ngân Quỹ Phòng HC-QT Phòng kinh doanh Phòng giao dịch Tổ KTKS nội bộ Bộ phận Tín dụng Trả góp ngày Bộ phận Tín dụng doanh nghiệp và cá Bộ phận Thanh Toán Quốc Tế Bộ phận Xử lý Giao dịch Bộ phận Kế toán tổng hợp Bộ phận Ngân quỹ

21

a. Ban giám đốc

Là người trực tiếp điều hành toàn bộ hoạt động của Ngân hàng, ký duyệt hợp đồng tín dụng trong giới hạn ủy quyền của Hội đồng quản trị.

Hướng dẫn, giám sát thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ phạm vi hoạt động cấp trên giao, thường xuyên theo dõi hoạt động tài chính, huy động vốn, công tác tín dụng.

Có quyền quyết định về tổ chức, đề bạt, miễn nhiệm hoặc khen thưởng cán bộ công nhân viên trong cơ quan.

b. Phòng kinh doanh

Chịu trách nhiệm về mảng tín dụng ( huy động và cho vay) của toàn Ngân hàng, tham mưu cho Ban Giám Đốc tổ chức thực hiện kinh doanh như: tăng nguồn vốn, cho vay bảo lãnh, chiết khấu giấy tờ có giá, tiếp thị, quảng bá thương hiệu, thẩm định và trình Ban Giám Đốc ký duyệt các hồ sơ cho vay vượt quá định mức ủy quyền của các chi nhánh, phòng giao dịch trực thuộc. Tham mưu cho về chiến lược, kế hoạch kinh doanh trong tương lai, đồng thời cũng kết hợp với các trưởng phòng Ban giao dịch để kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng của các Phòng giao dịch…

+ Bộ phận trả góp ngày

Thực hiện và chịu trách nhiệm chính trong các nghiệp vụ cho vay trả góp ngày. Lập các chứng tử giải ngân, thu nợ, thu lãi tiền vay theo đúng quy định cho vay trả góp. Chịu trách nhiệm về các số liệu do mình tạo lập và cập nhật hệ thống, chương trình của ngân hàng. Kiểm tra hồ sơ phát vay, định mức dư nợ, hạn mức phát vay của cộng tác viên

+ Bộ phận tín dụng

Nghiên cứu tìm hiểu thị trường, đối tượng khách hàng trên địa bàn hoạt động, đề xuất kế hoạch tiếp thị KH cho phòng KD. Giữ vững KH truyền thống, tìm kiếm KH mới có nhu cầu về vay vốn và các tiện ích khác nhằm phát triển thị trường

Tiếp khách tư vấn và trả lời rõ ràng các thủ tục, sản phẩm tín dụng. Tiếp nhận hồ sơ đầy đủ và trình cho trưởng phòng tin dụng. Thẩm định KH theo quy định. Lập tờ trình thẩm định, hợp đồng thế chấp, hợp đồng tín dụng

Chịu trách nhiệm chính trong trong việc theo dõi các hồ sơ theo sao kê. Thực hiện nhắc nợ gốc và lãi của KH và báo cáo tình hình cam kết của KH

22

cho trưởng phòng TD. Kiểm tra việc sử dụng vốn đột xuất và định kỳ theo quy định. Thực hiện việc chuyển các nhóm nợ và thu hồi nợ theo quy định.

Tổ chức quản lý và lưu trữ hồ sơ, tài sản thế chấp theo quy định. Tham mưu và đề xuất cho trưởng phòng TD chi nhánh các biện pháp cải tiến, tăng cường năng lực cạnh tranh, giải quyết khó khăn

+ Bộ phận thanh toán quốc tế

Thực hiện công tác tiếp thị , hướng dẫn khách hàng về tất cả các vấn đề có liên quan đến thanh toán quốc tế, chuyển tiền, mua bán ngoại tệ, phí dịch vụ và các vấn đề khác liên quan đến ngoại tệ.

Kinh doanh mua bán ngoại tệ phục vụ nhu cầu thanh toán xuất nhập khẩu. Chuyển tiền nhanh trong và ngoài nước, chuyển tiền phi mậu dịch theo đúng quy định, quy chế kinh doanh ngoại hối của Ngân hàng.

Thực hiện nghiệp vụ thu đổi ngoại tệ tiền mặt, séc du lịch và thanh toán các loại thẻ quốc tế

c. Phòng hành chánh quản trị

Là một bộ phận chuyên môn giúp việc và chịu sự chỉ đạo trực tiếp của Ban giám đốc, giúp Ban giám đốc trong lĩnh vực quản lý nhân sự, quản lý hành chánh với tất cả các phòng ban, các đơn vị trực thuộc. Ngoài ra còn có các nhiệm vụ khác:

- Quản lý hồ sơ nhân sự của tất cả các cán bộ, công nhân viên thuộc Ngân hàng Kiên Long.

- Khai thác hồ sơ lưu trữ, tiếp nhận và xử lý công văn đến và công văn đi.

- Tổng hợp chấm công, thi đua khen thưởng. - Quản lý vật tư rẻ tiền

- Công tác bảo vệ đơn vị, phân công trực hằng ngày, công tác lái xe cho đơn vị.

d. Phòng kế toán – ngân quỹ + Kế toán

Tổ chức, thực hiện công tác hoạch toán kế toán tại Chi nhánh, thực hiện các nghiệp vụ kế toán có liên quan đến quá trình thanh toán như: Ủy nhiệm

Một phần của tài liệu phân tích hoạt động huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần kiên long chi nhánh cần thơ (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(75 trang)