Thực trạng phát triển mạng lưới chợ

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 26)

Theo số liệu điều tra của Vụ Thị trường trong nước, Bộ Công Thương, tính đến ngày 31 tháng 12 năm 2013 trên cả nước có 8.495 chợ và được phân bố theo các vùng kinh tế trên cả nước. [Báo cáo Sở Công Thương các tỉnh, thành phố]

Sau khi Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14 tháng 1 năm 2003 của Chính Phủ về phát triển và quản lý chợ (Nghị định 02) và Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 của Chính phủ về Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02/2003/NĐ-CPngày 14 tháng 01 năm 2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ được ban hành, việc phát triển các chợ trong những năm qua đã đáp ứng được nhu cầu lưu thông hàng hóa trong nước. Số lượng các chợ được nâng cấp cải tạo và xây mới trong những năm gần đây đã tăng lên nhanh chóng, nhưng chủ yếu phát triển ở các khu kinh tế, thành thị, chỉ có rất ít chợ nhỏ được mở ở các khu vực miền núi.

- Số dân trên chợ

Tính đến năm 2013, theo Tổng Cục Thống kê dân số cả nước 90.000.600 người với 8.495 chợ, bình quân một chợ phục vụ trên 10.000 người/chợ.

- Mạng lưới chợ theo phường, xã và thị trấn

Với tổng số 8.495 chợ hiện có trên 11.112 phường, xã và thị trấn, số chợ trên xã phường và thị trấn bình quân trên cả nước 0,76 chợ/phường, xã và thị trấn.

Chợ ở nước ta hiện nay phân bố không đồng đều, mật độ chợ tính theo các đơn vị hành chính giữa các Vùng kinh tế không đồng đều: vùng có mật độ chợ bình quân tính theo đơn vị hành chính thấp nhất là các vùng miền núi Tây Nguyên và Tây Bắc. Vùng có mật độ cao nhất là các vùng đồng bằng.

- Về bán kính và diện tích phục vụ của các chợ

Trên địa bàn cả nước, bình quân cứ khoảng 39 km2 lại có một chợ hay bán kính phục vụ trung bình của một chợ là 3,5 km

21

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 26)