0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN THS (Trang 56 -56 )

c. Về chính sách khuyến khích, hỗ trợ

3.1.1.2. Mục tiêu cụ thể

- Hiện đại hóa một bước cơ bản về hạ tầng thương mại, nhất là ở khu vực thành thị, khu công nghiệp tập trung, khu kinh tế lớn, khu kinh tế cửa khẩu thông qua việc xây dựng và phát triển các loại hình TTTM, siêu thị, hội chợ triển lãm, các trung tâm logistics, kho hàng. …

- Phát triển đa dạng các loại hình và phương thức thương mại hiện đại như sàn giao dịch hàng hóa, trung tâm đấu giá, thương mại điện tử, nhượng quyền kinh doanh, kinh doanh theo chuỗi…

- Năm 2015, hoàn thành qui hoạch phát triển hạ tầng thương mại trên phạm vi cả nước và ở các địa phương.

- Năm 2015, hoàn thành xây dựng và đưa vào sử dụng các chợ đầu mối bán buôn nông sản tại các vùng sản xuất hàng hoá tập trung, trong đó có chợ thóc gạo Cần Thơ, chợ nông sản Nghệ An, chợ nông sản Hải Dương , chợ rau quả chất lượng cao ở Lâm Đồng , tạo tiền đề để hình thành một sở giao dịch hàng nông sản trong tương lai.

- Đến năm 2015, 50% chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu được nâng cấp, cải tạo và xây mới. 100% chợ trung tâm của các huyện được kiên cố hoá; 30% thị trấn có loại hình tổ chức phân phối văn minh, hiện đại (qui mô nhỏ và vừa).

- Đến năm 2020, phấn đấu tất cả các xã có ít nhất một chợ; hoàn thành việc cải tạo, nâng cấp và xây mới các chợ đầu mối nông sản, chợ biên giới,

51

chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu; 80% số thị trấn có hình thức tổ chức phân phối hiện đại (qui mô nhỏ và vừa).

- Đến năm 2015, tỉ trọng mức bán lẻ hàng hoá qua loại hình thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị...) đạt 20% (khoảng 160 nghìn tỉ đồng), phấn đấu đến năm 2020 đạt 40% (khoảng 640 nghìn tỉ đồng).

3.1.2. Quan điểm

Qui hoa ̣ch phát triển hạ tầng thương mại của cả nước cũng như từng đi ̣a phương phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế -xã hội, qui hoạch phát triển thương mại và các loa ̣i qui hoa ̣ch khác liên quan.

Phát triển hạ tầng thương mại theo hướng đa dạng nhiều loại hình và cấp độ kết hợp truyền thống với hiện đại để phù hợp với trình độ phát triển kinh tế-xã hội, phát triển thương mại của từng địa bàn, từng vùng kinh tế và từng đi ̣a phương.

Qui mô và kết cấu của mỗi loa ̣i hình ha ̣ tầng thương ma ̣i phải phù hợp với trình đô ̣ sản xuất, mật độ phân bố và mức thu nhập bình quân đầu người ở từng khu vực, vùng, miền cũng như trên phạm vi cả nước, điều kiê ̣n của cơ sở hạ tầng kinh tế -xã hội (chủ yếu là giao thông vận tải , thông tin liên lạc, điện, nước…); đồng thời phải phù hợp với nguồn lực, lịch sử, văn hoá, phong tục, tập quán, truyền thống của từng địa phương và đặc điểm riêng của mỗi loại hình.

Nhà nước cần hoàn thiện cơ sở pháp lý và ban hà nh các chính sách ưu đãi đầu tư phù hợp để khuyến khích các chủ thể sả n xuất kinh doanh thuô ̣c các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư vào lĩnh vực này.

Đa dạng nguồn vốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại, bao gồm vốn của các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế, vốn hỗ trợ của Nhà nước, vốn vay...trong đó, vốn của doanh nghiệp là chủ yếu.

Quản lý hạ tầng thương mại theo hướng vừa bảo đảm phát huy quyền tự chủ của doanh nghiệp trong kinh doanh, vừa nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của Nhà nước đối với hạ tầng thương mại

Một phần của tài liệu PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH LUẬN VĂN THS (Trang 56 -56 )

×