Giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ƣu đãi phát triển hạ tầng thƣơng mạ

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 61)

- Trung tâm thương mại, siêu thị:

3.2.2. Giải pháp sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích, ƣu đãi phát triển hạ tầng thƣơng mạ

phát triển hạ tầng thƣơng mại

Đối với các doanh nghiệp trong nước, Chính phủ không can thiệp vào hoạt động của các doanh nghiệp, nhưng phải coi trọng việc hỗ trợ các doanh nghiệp phát triển hoạt động kinh doanh của mình thông qua các chính sách.

Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế trong và ngoài nước tham gia đầu tư; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn tự có và các nguồn vốn khác để đầu tư phát triển hạ tầng thương mại tại các địa phương. Như một số chính sách khuyến khích ưu đãi như sau:

- Bổ sung Nghị định 108/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư theo hướng: bổ sung điểm 27 vào khoản VII Mục A danh mục lĩnh vực đặc biệt ưu đãi đầu tư của Phụ lục I như sau: “Đầu tư xây dựng các loại hình và cấp độ chợ, khu triển lãm giới thiệu sản phẩm.”; Tại khoản 44 Mục B danh mục lĩnh vực ưu đãi đầu tư của Phụ lục I, đề nghị sửa đổi, bổ sung như sau: “Đầu tư xây dựng hạ tầng thương mại: siêu thị, trung tâm thương mại, kho, trung tâm logistics.”

- Ngày 27 tháng 11 năm 2009, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 108/2009/NĐ-CP về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh- Chuyển giao (BOT), Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao-Kinh doanh, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao để thay thế Nghị định số 78/2007/NĐ-CP ngày 11 tháng 5 năm 2007 của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng BOT, Hợp đồng BTO và Hợp đồng BT. Tuy vậy, các nhà đầu tư hạ tầng thương mại không được hưởng chính sách ưu đãi theo Nghị định này mặc dù hình thức này đã được nhiều địa phương áp dụng. Do vậy, cần sửa đổi Nghị định 108/2009/NĐ-CP theo hướng bổ sung các nhà đầu tư hạ tầng thương mại (không phân biệt thành phần kinh tế ) được hưởng chính sách ưu đãi đầu tư theo qui đi ̣nh của Nghi ̣ đi ̣nh này , để thu hút nguồn vốn của các tổ chức, cá nhân muốn đầu tư phát triển hạ tầng thương mại theo hình thức này.

56

- Bổ sung, sửa đổi điều 17 Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế theo hướng bổ sung các dự án đầu tư hạ tầng phục vụ xuất nhập khẩu cũng được hỗ trợ vốn từ nguồn vốn đầu tư phát triển của ngân sách địa phương và nguồn vốn hỗ trợ có mục tiêu của ngân sách Trung ương.

- Ngoài ra, các cơ quan chức năng cần sớm xây dựng, trình Chính phủ ban hành cơ chế, chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với các dự án phát triển hạ tầng thương mại như dự án đầu tư vào các ngành sản xuất, kinh doanh khác theo quy định tại Quyết định số 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến 2020.

Ngoài cơ chế, chính sách chung, Nhà nước cần sửa đổi, bổ sung một số chính sách cụ thể theo hướng sau:

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)