Chính sách thuế

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 64)

- Trung tâm thương mại, siêu thị:

3.2.2.2. Chính sách thuế

Từng địa phương cần công khai khung giá thuê đất cho từng khu vực tạo điều kiện cho các nhà đầu tư lựa chọn; phổ biến các biểu thuế theo lộ trình cam kết với WTO để doanh nghiệp chủ động các giải pháp thực hiện.

Thuế thu nhập doanh nghiệp: Loại thuế tính trên lợi nhuận gộp của doanh nghiệp, với mức thuế suất cao hay thấp ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận thuần của đơn vị kinh doanh. Các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng nói chung và hạ tầng thương mại nói riêng có thời gian thu hồi vốn dài, hầu hết các doanh nghiệp trong những năm đầu hoạt động kinh doanh phải chịu lỗ, vì vậy cần có chính sách miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp cho các chủ thể đầu tư trong khoảng thời gian hợp lý nhằm hỗ trợ cho chủ đầu tư tích tụ vốn phục vụ cho quá trình hoạt động kinh doanh, bù lỗ. Các cơ quan có chức năng tính toán và xây dựng một khung biểu thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp phù hợp cho các doanh nghiệp đầu tư vào hạ tầng thương mại theo từng giai đoạn đầu tư.

Sử dụng công cụ thuế, phí một cách linh hoạt, phù hợp với các cam kết hội nhập kinh tế quốc tế để khuyến khích cạnh tranh bình đẳng, đồng thời bảo hộ hợp lý cho các nhà đầu tư trong nước tham gia đầu tư vào phát triển h ạ tầng thương mại.

Để khuyến khích các nhà đầu tư bỏ vốn vào việc phát triển chợ (nhất là ở địa bàn có cơ sở hạ tầng thấp kém, kinh tế-xã hội kém phát triển), cần sửa đổi Nghị định 164 và Nghị định 152 theo hướng: các chủ thể sản xuất, kinh

59

doanh được giảm thuế thu nhập doanh nghiệp khi đầu tư xây dựng chợ (bao gồm cả nâng cấp, cải tạo, mở rộng quy mô kinh doanh của các loại hình và cấp độ chợ) theo nguyên tắc; mức giảm thuế tăng theo mức độ khó khăn về kinh tế-xã hội nói chung, cơ sở hạ tầng nói riêng của địa bàn đầu tư.

- Đối với các doanh nghiệp phát triển ha ̣ t ầng thương mại với mô hình tổ chức và áp dụng phương thức kinh doanh hiện đại, công nghệ quản lý tiên tiến (phát triển hệ thống theo chuỗi, tham gia hệ thống phân phối thông qua phương thức nhượng quyền thương mại, cải tiến phương pháp quản trị hiện đại dựa trên ứng dụng các tiến bộ của công nghệ thông tin, thương mại điện tử…) được hưởng chính sách ưu đãi về thuế thu nhập để hỗ trợ doanh nghiệp tích tụ vốn phục vụ cho quá trình phát triển theo quy định của Chính phủ (giãn nộp, miễn nộp có thời hạn khi doanh nghiệp sử dụng lợi nhuận sau thuế để tái đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, mở rộng quy mô kinh doanh).

Đối với thuế nhập khẩu các trang thiết bị phục vụ cho quá trình kinh doanh (thang cuốn, hệ thống lạnh, quầy, kệ trưng bày hàng, máy tính tiền, xe nâng hàng…) được miễn thuế như nhà đầu tư nước ngoài cùng lĩnh vực hoặc như các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư. Đối với thuế thu nhập, cần được áp dụng miễn giảm theo luật như các nhà đầu tư nước ngoài, các doanh nghiệp sản xuất có dự án thuộc diện khuyến khích đầu tư.

Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trong cả nước cần chỉ đạo cơ quan chức năng nghiên cứu ban hành chính sách ưu đãi về thuế đối với nhà đầu tư, kinh doanh hạ tầng thương mại riêng của địa phương mình, nhằm khuyến khích các nhà đầu tư vào hạ tầng thương mại theo định hướng, qui hoạch của tỉnh. Có thể ban hành một số chính sách như sau:

- Ưu đãi về thuế sử dụng đất, thuế thu nhập doanh nghiệp với mức ưu đã riêng do tỉnh xây dựng đối với các chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng thương mại.

Đặc biệt ở một số địa bàn các tỉnh chủ yếu là địa bàn nông thôn, miền núi hoặc các tỉnh có địa bàn kinh tế-xã hội khó khăn UBND các tỉnh có thể đưa ra như sau:

- Ưu đãi về giá thuê diện tích mặt bằng kinh doanh cho các hộ kinh doanh tại chợ, UBND tỉnh xây dựng và ban hành khung giá cho thuê mặt bằng kinh doanh (quầy, sạp, kiốt…) phù hợp với thực trạng chợ và số lượng

60

thương nhân kinh doanh trên các chợ trong từng địa bàn, khu vực; phù hợp với nhu cầu và khả năng tài chính của các hộ kinh doanh. Khung giá này có thể được điều chỉnh linh hoạt theo thời vụ, theo vị trí chợ, theo tình hình phát triển kinh tế của địa phương nhưng phải ổn định trong một khoảng thời gian thích hợp nhằm tạo thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của thương nhân;

- Các doanh nghiệp hoặc HTX kinh doanh, quản lý chợ tự xác định mức giá cho thuê hợp lý và có thể điều chỉnh linh hoạt tuỳ theo điều kiện của từng chợ dựa trên khung giá quy định của UBND tỉnh; UBND tỉnh cần kiểm soát việc định giá cho thuê ki ốt của các doanh nghiệp, hợp tác xã tránh trường hợp vì trục lợi mà làm trái qui định.

- Không tính tiền thuê đất vào giá thành của diện tích kinh doanh trên chợ đối với các chợ do Nhà nước giao cho doanh nghiệp hoặc HTX quản lý kinh doanh (do không phải trả tiền thuê đất);

- Công khai phương án bố trí, sắp xếp ngành nghề kinh doanh, sử dụng điểm kinh doanh tại chợ và khung giá cho thuê mặt bằng sau khi đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

- Thực hiện đấu thầu công khai các điểm kinh doanh thuận lợi khi số lượng thương nhân đăng ký vượt quá số lượng điểm kinh doanh có thể bố trí;

- Cho phép thương nhân được sang nhượng điểm kinh doanh hoặc cho thương nhân khác thuê lại điểm kinh doanh đang còn trong thời hạn hợp đồng;

- Đối với những người sản xuất trực tiếp mang sản phẩm ra bán (nông dân, thợ tiểu, thủ công nghiệp...) bán, cần tạo điều kiện về mặt bằng và mức thu lệ phí hợp lý... để tạo thuận lợi cho người sản xuất tiêu thụ sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)