Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 38)

Nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế trên là do nhận thức, quan điểm về lưu thông hàng hóa và thị trường chưa đầy đủ, chưa rõ ràng và thiếu nhất quán. Lâu nay, trong nhận thức và quan điểm luôn coi sản xuất là gốc, mọi vấn đề đều quy về sản xuất. Do nhận thức và quan điểm như vậy nên thị trường và thương mại trong nước ít được quan tâm đầu tư phát triển. Nhà nước chưa phát huy được chức năng tổ chức thị trường cũng như quy hoạch, thiết kế chính sách, định hướng phát triển và quản lý thị trường.

Trong thời đại hiện nay, lưu thông hàng hóa và thị trường phải là khâu năng động và linh hoạt nhất của chu trình tái sản xuất, là điểm nút xung yếu và có tác động chi phối sự vận hành đời sống kinh tế- xã hội.

33

2.2. Đánh giá thực trạng chính sách về phát triển hạ tầng thƣơng mại 2.2.1. Đƣờng lối của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc 2.2.1. Đƣờng lối của đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về phát triển hạ tầng thƣơng mại từ năm 1996 đến nay

2.2.1.1. Đường lối của Đảng về phát triển hạ tầng thương mại

Do ha ̣ tầng thương mại có vi ̣ trí và vai trò quan tro ̣ng trong phát triển thương ma ̣i nói chung , thị trường trong nước nói riêng nên luôn được Đảng Cô ̣ng sản Viê ̣t Nam (sau đây go ̣i là Đảng ) quan tâm. Ngày 03/01/1996, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 12-NQ/TW "Về tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động thương nghiệp, phát triển thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa" (sau đây gọi là Nghị quyết 12), với mục tiêu “Xây dựng nền thương nghiê ̣p phát triển lành ma ̣nh trong trâ ̣t tự, kỷ cương, theo đúng pháp luâ ̣t, thực hiê ̣n văn minh thương nghiê ̣p, từng bước tiến lên hiê ̣n đa ̣i theo đi ̣nh hướng xã hô ̣i chủ nghĩa, có khả năng hội nhập với thi ̣ trường khu vực và thế giới” . Phát triển ma ̣ng lưới chợ nông thôn , lấy chợ và các cu ̣m kinh tế -thương ma ̣i di ̣ch vụ ở thị trấn, thị tứ làm mô hình chủ yếu . Thúc đẩy việc hình thành các cơ sở sơ chế , phân loa ̣i , đóng g ói, bảo quản gắn với các cửa hàng mua bán của thương nghiê ̣p nhà nước , hợp tác xã mua bán (HTXMB) và của các thành phần kinh tế đối với vâ ̣t tư phu ̣c vu ̣ sản xuất, hàng tiêu dùng thiết yếu và nông sản thực phẩm. Đối với miền núi, vùng sâu, vùng xa, Bô ̣ Chính tri ̣ chủ trương củng cố và mở rộng mạng lưới thương nghiệp nhà nước để mua sản phẩm và cung ứng đủ các mă ̣t hàng chính sách đến các cu ̣m xã; trong đó chú tro ̣ng phát triển các chợ phiên nhằm mở rô ̣ng giao lưu, hòa nhập giữa các vùng, thúc đẩy sự hình thành các yếu tố của sản xuất hàng hóa.

Phát triển hạ tầng thương mại đã được ghi rõ trong Nghị quyết Đại hội đa ̣i biểu toàn quốc lần thứ IX của Đản g “Hình thành các trung tâm thương mại lớn, các chợ nông thôn , nhất là miền núi , bảo đảm cung cấp một số sản phẩm thiết yếu cho vùng sâu , vùng xa và hải đảo ; tạo thuận lợi cho việc tiêu thụ nông sản”.

Để đẩy nhanh phát tri ển hạ tầng thương mại trong điều kiện nhiều tỉnh còn nghèo , nguồn lực của phần lớn doanh nghiê ̣p Viê ̣t Nam còn ha ̣n chế , Đảng đã có chủ trương ban hành chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế bỏ vốn đầu tư phát triể n ha ̣ tầng thương ma ̣i và hỗ trợ đầu tư từ ngân sách nhà nước “Nhà nước hỗ trợ một phần và có chính sách huy động các nguồn vốn để đầu tư phát triển kết cấu ha ̣ tầng phu ̣c vu ̣ thương ma ̣i” (Nghị

34

quyết Hô ̣i nghi ̣ lần thứ 5, Ban Chấp hành Trung ương Đảng , Khóa IX Về đẩy nhanh công nghiê ̣p hóa , hiê ̣n đa ̣i hóa nông nghiê ̣p , nông thôn thời kỳ 2001- 2010).

Sau khi Viê ̣t Nam trở thành thành viên của WTO , Hô ̣i nghi ̣ lần thứ 4 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban hành Nghi ̣ quyết số 08/NQ- TW ngày 05 tháng 2 năm 2007 về mô ̣t số chủ trương , chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bền vững khi Viê ̣t Nam là thành viên của WTO ; trong đó có chính sách “Nhà nước hỗ trợ viê ̣c xây dựng hê ̣ thống kho tàng , các cơ sở bảo quản, phơi, sấy, sơ chế nhằm giảm hao hu ̣t, bảo đảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch ; hỗ trợ phát triển chợ nông thôn , chợ đầu mối nông sản, tạo điều kiện đẩy mạnh lưu thông, điều tiết giá cả hàng nông sản”.

Ngày 05 tháng 8 năm 2008, Hô ̣i nghi ̣ lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa X) đã ban hành Nghi ̣ quyết số 26/NQ-TW về nông nghiê ̣p, nông dân, nông thôn. Mô ̣t trong những mu ̣c tiêu của Nghi ̣ quyết nà y là Xây dựng nền nông nghiê ̣p phát triển toàn diê ̣n theo hướng hiê ̣n đa ̣i ̣ và phát triển đồng bô ̣ kết cấu ha ̣ tầng kinh tế -xã hội nông thôn . Để có thể thực hiê ̣n được mục tiêu nói trên , Nghị quyết đã đề ra một loạt nhiệm vụ và giải pháp , trong đó có giải pháp “xây dựng hê ̣ thống chợ nông sản phù hợp với từng vùng”.

2.2.1.2. Pháp luật của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại

Thể chế hóa đường lối của Đảng về phát triển ha ̣ tầng thương ma ̣i nêu trên, từ năm 1996 đến nay, hành lang pháp lý cho phát triển và quản lý ha ̣ tầng thương ma ̣i từng bước được bổ sung và hoàn thiện . Nhà nước đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật quan trọng như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Thương mại, Luật Doanh nghiệp, Luật Hợp tác xã , Luật Cạnh tranh..., nhất là Luật Đầu tư 2005, có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2006. Luật này thay thế Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1996, Luật Khuyến khích đầu tư trong nước năm 1998 Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài năm 2000.

Đối với các văn bản dưới Luật , Chính phủ đã ban hành một số văn bản về chủ trương, giải pháp phát triển thị trường trong nước . Trong đó có Quyết đi ̣nh 311/QĐ-TTg ngày 20/3/2003 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án

“Tiếp tục tổ chức thị trường trong nước, tập trung phát triển thương mại nông thôn đến năm 2010”(sau đây gọi là quyết định 311), Chỉ thị số 13/2004/CT- TTg ngày 31/3/2004 về việc thực hiện những giải pháp chủ yếu nhằm phát

35

triển mạnh thị trường nội địa Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15/2/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyê ̣t Đề án “Phát triển thương mại trong nước giai đoạn 2006-2010 và định hướng phát triển đến năm 2020” (sau đây gọi là Quyết định 27).

Ngoài những văn bản qui định chung về qui hoạch , xây dựng, đầu tư, khuyến khích phát triển doanh nghiê ̣p , phát triển hợp tác xã (HTX)…, (phụ lục 5) có những văn bản qui định riêng cho một số loại hình hạ tầng thương mại như Nghị định số 02/2003/NĐ-CP ngày 14/1/2003 về phát triển và quản lý chợ (sau đây gọi là Nghị định 02), Nghị định số 114/2009/NĐ-CP ngày 23 tháng 12 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 02 (sau đây gọi là Nghị định 114), Quyết định 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010 (sau đây go ̣i là Quyết đi ̣nh 559). Để thực hiện Nghị định 02, Bộ Thương mại (nay là Bộ Công Thương) và các bộ, ngành liên quan xây dựng các văn bản hướng dẫn về chức năng , nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của ban quản lý chợ ; nội quy mẫu của chợ; chế độ báo cáo về chợ; quy hoạch và đầu tư phát triển chợ ; chế độ tài chính của chợ , nhất là tiêu chuẩn thiết kế chợ (theo Quyết đi ̣nh 13/2006/QĐ-BXD, ngày 19/4/2006 của Bộ Xây dựng ). Viê ̣c ban hành tiêu chuẩn thiết kế chợ đánh dấu một bước tiến về chất trong công tác xây dựng và phát triển chợ. Từ nay, các chợ được xây dựng mới , cải tạo, nâng cấp tuy quy mô có khác nhau, nhưng phải tuân thủ các tiêu chuẩn, quy phạm hiện hành, đảm bảo yêu cầu về vệ sinh môi trường , vệ sinh an toàn thực phẩm , phòng cháy, chữa cháy, kết hợp chặt chẽ với giải pháp thiết kế kỹ thuật của các công trình thuộc cơ sở hạ tầng liên quan (đường giao thông , hê ̣ thống điê ̣n , hệ thống cấp thoát nước, thông tin liên lạc...).

Ngoài ra , Chính phủ đã ban hành Nghị định 37/2006/NĐ-CP ngày 4/4/2006 qui đi ̣nh về hoa ̣t đô ̣ng xúc tiến thương ma ̣i (trong đó có hô ̣i chợ , triển lãm thương ma ̣i ), Nghị định 140/2007/NĐ ngày 5/9/2007 qui đi ̣nh về kinh doanh dịch vụ logistic.

Để từng bước tiêu chuẩn hóa phục vụ cho công tác qui hoạch phát triển, quản lý xây dựng và hoạt động kinh doanh của các loại hình tổ chức thương mại hiện đại, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội và nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, ngày 24/9/2004, Quy chế siêu thị, trung tâm thương mại được

36

ban hành theo Quyết định 1371/2004/QĐ-BTM của Bộ trưởng Bộ Thương mại (sau đây gọi là Quyết định 1371).

Sau khi Viê ̣t Nam gia nhâ ̣p WTO , những cam kết về viê ̣c mở cửa di ̣ch vụ phân phối đã được thể chế hóa bằng mô ̣t số văn bản qui pha ̣m pháp luâ ̣t như Nghi ̣ đi ̣nh 23/2007/NĐ-CP ngày 12/2/2007 của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn như Quyết đi ̣nh 10/2007/QĐ-BTM ngày 21/5/2007, Thông tư 09/2007/TT-BTM ngày 14/4/2008 của Bô ̣ Thương ma ̣i và Thông tư 05/2008/TT-BCT ngày 14/4/2008 sửa đổi, bổ sung Thông tư 09 (nêu trên).

2.2.1.3. Chính sách của Nhà nước về phát triển hạ tầng thương mại

Một phần của tài liệu Phát triển hạ tầng thương mại việt nam thực trạng và một số đề xuất chính sách luận văn ths (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)