6 tháng đầu năm 2013 thông qua các tỷ số tài chính
Trong hoạt động ngân hàng thương mại, tín dụng là một nghiệp vụ mang lại phần lớn lợi nhuận nhưng ẩn chứa nhiều rủi ro, có khả năng xảy ra với tỷ lệ cao. Để đánh giá mức độ rủi ro tín dụng cũng như đánh giá chính xác các nguyên nhân tồn tại giúp ngân hàng tìm được giải pháp quản lý thích hợp để giảm thiểu rủi ro, đứng vững trong nền kinh tế thị trường cạnh tranh gay gắt hiện nay, ta sử dụng một số chỉ tiêu như:
Bảng 4.11: Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của Eximbank Tây Đô giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013
Năm 6 tháng đầu năm 2012 6 tháng đầu năm 2013 Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012 Vốn huy động Tr.đ 549.454 775.756 903.484 451.743 533.821
Doanh số cho vay Tr.đ 3.039.924 3.197.436 2.559.684 648.883 776.934
Doanh số thu nợ Tr.đ 2.756.906 3.160.639 2.697.158 1.107.643 1.288.203 Dư nợ Tr.đ 1.095.900 1.132.697 995.223 536.463 483.954 Dư nợ bình quân Tr.đ 954.391 1.114.299 1.086.151 - - Nợ xấu Tr.đ 9.276 15.475 17.820 8.910 9.863 Nợ nhóm 5 Tr.đ 3.531 5.906 8.472 - - DPRR tín dụng Tr.đ 8.486 13.149 15.468 - - Dư nợ/vốn huy động % 199,45 146,01 110,15 118,75 90,66 Vòng quay vốn tín dụng vòng 2,89 2,84 2,54 - - Hệ số thu nợ % 90,69 98,85 105,37 170,70 165,81 Tỷ lệ nợ xấu % 0,85 1,37 1,83 - - Hệ số khả năng mất vốn % 0,37 0,53 0,78 - - Hệ số DPRR % 0,90 1,18 1,42 - -
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
4.2.2.1 Chỉ số dư nợ trên vốn huy động
Dư nợ trên vốn huy động là chỉ tiêu xác định hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động, cho thấy khả năng sử dụng vốn của ngân hàng. Chỉ tiêu này quá lớn hay quá nhỏ đều không tốt. Nếu chỉ tiêu này lớn thì phản ánh tình hình huy động vốn của ngân hàng thấp, nếu chỉ tiêu này nhỏ thì ngân hàng đã sử dụng đồng vốn không hiệu quả. Trong những năm qua chỉ tiêu này của ngân hàng là khá lớn nhưng giảm dần qua các năm. Năm 2010, tỷ lệ này là
199,45% tức là bình quân 199,45 đồng dư nợ thì có 100 đồng vốn tham gia. Điều này có nghĩa là lượng vốn mà ngân hàng huy động được không đáp ứng đủ nhu cầu vay vốn của khách hàng.
Do đó trong năm 2010 Eximbank đã phải sử dụng một lượng khá lớn vốn điều chuyển với chi phí khác cao nên trong năm 2011 Ban lãnh đạo ngân hàng đã đưa ra nhiều biện pháp nhằm nâng cao huy động vốn và kết quả đạt được là tổng vốn huy động năm 2011 tăng 41,19% so với năm 2010, trong khi đó doanh số cho vay và thu nợ tăng với tốc độ không bằng tốc độ tăng của vốn huy động nên dư nợ tăng thêm với mức tăng khá khiêm tốn 3,36%. Chính vì vậy mà chỉ tiêu dư nợ trên vốn huy động năm 2011 giảm thành 146%. Sang năm 2012, ngân hàng cho vay 110,15 đồng thì có 100 đồng vốn huy động, một lượng vốn điều chuyển về cho ngân hàng làm cho chi phí tăng làm giảm lợi nhuận cũng như hiệu quả hoạt động của chi nhánh. 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 lần lượt là 118,75%, 90,66%. Điều này cho thấy tình hình huy động vốn nhằm đáp ứng cho các nhu cầu vốn trên địa bàn là khá tốt.
Như vậy, có thể nói công tác vốn huy động của ngân hàng là tăng lên trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 nhưng tỷ số của các năm này là khá cao nên ngân hàng cần có những biện pháp nhằm nâng cao khả năng huy động vốn, giảm thiểu vốn điều chuyển từ hội sở để chi nhánh đạt được hiệu quả tốt nhất.
4.2.2.2 Chỉ số vòng quay vốn tín dụng: doanh số thu nợ/dư nợ bình quân
Hệ số vòng quay vốn tín dụng là chỉ tiêu đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Hệ số này càng lớn thì hiệu quả hoạt động tín dụng càng cao, nhưng vòng quay quá lớn nó sẽ làm tăng chi phí cho các khoản phát vay của Ngân hàng. Trong những năm qua, vòng quay vốn tín dụng của ngân hàng giảm liên tục. Cụ thể: năm 2010 là 2,89 vòng, năm 2011 giảm còn 2,84 vòng nguyên nhân là do năm 2011 doanh số thu nợ của ngân hàng tăng chậm hơn dư nợ bình quân. Năm 2012, vòng quay vốn tín dụng giảm mạnh còn 2,54 vòng là do sự chậm chi trả các khoản nợ làm cho dư nợ tăng cao. Tuy vòng quay vốn tín dụng của chi nhánh giảm qua các năm nhưng chỉ tiêu này là khá cao. Nguyên nhân là do ngân hàng chủ yếu cho vay ngắn hạn, cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp nên thời gian thu hồi vốn nhanh, từ đó ngân hàng có thể quay vốn nhanh. Qua những biến động mà đáng chú ý là sự gia tăng của chỉ tiêu này bị chững lại và sụt giảm cho thấy ngân hàng cần tăng cường hơn nữa các biện pháp nhằm làm vòng quay vốn tín dụng tăng lên, khả năng sinh lời từ đồng vốn đầu tư sẽ nhanh và cao hơn, tạo điều kiện cho việc tăng thêm lợi nhuận.
4.2.2.3 Hệ số thu nợ: doanh số thu nợ/doanh số cho vay
Trong hoạt động tín dụng doanh số cho vay cao không có nghĩa là Ngân hàng hoạt động tốt vì doanh số cho vay cao chỉ cho ta biết số lượng tiền cho vay nhiều chứ chưa biết được chất lượng của những khoản cho vay đó như thế nào. Để đánh giá điều này cần phải dựa vào một chỉ tiêu khác, đó là hệ số thu nợ. Chỉ số này phản ảnh kết quả thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ của khách hàng, nó sẽ cho biết số tiền ngân hàng thu hồi được trong một thời gian nhất định. Chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ công tác thu hồi nợ của Ngân hàng càng tốt, bảo toàn được vốn đem đi đầu tư và ngược lại.
Qua bảng số liệu ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng liên tục tăng trong giai đoạn 2010 – 2012 nhưng giảm vào 6 tháng đầu năm 2013. Cụ thể năm 2010, hệ số thu nợ đạt 90,69% nghĩa là cứ 100 đồng cho vay thì sẽ thu lại được 90,69 đồng còn lại 9,31 đồng chưa thu về do các khoản vay ở cuối năm chưa đến hạn. Năm 2011, hệ số này đạt 98,85% cho thấy cán bộ tín dụng đã thực hiện tốt công tác thẩm định khách hàng, có biện pháp thu hồi nợ khi đến hạn. Sang năm 2012 hệ số này là 105,37% là do các khoản nợ năm trước đến hạn cùng với giải ngân năm nay đến hạn.
Đến 6 tháng đầu năm 2013, hệ số thu nợ là 165,81 % giảm 4,89% so với cùng kỳ năm 2012 là do tình hình kinh tế năm 2013 bị ảnh hưởng của những năm trước đó nên có nhiều bất ổn, doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, có nhiều doanh nghiệp làm ăn không hiệu quả dẫn đến phá sản.
Như đã phân tích tình hình cho vay ở mục trước, có thể nhận ra một nhân tố khác góp phần làm tăng cao của hệ số thu nợ là do doanh số cho vay, doanh số cho vay giảm trong đầu năm 2012 và 2013. Kinh tế khó khăn, ngân hàng phải rất thận trọng trong cho vay và xem xét tăng hạn mức tín dụng, ngân hàng chủ động cắt giảm cho vay đối với các doanh nghiệp có tình hình tài chính suy yếu.
4.2.2.4 Tỷ lệ nợ xấu: nợ xấu/tổng dư nợ
Nợ xấu là biểu hiện của rủi ro tín dụng, có tác động tiêu cực đến hoạt động của ngân hàng. Tỷ lệ nợ xấu cao cho thấy chất lượng tín dụng bị suy giảm và có nguy cơ gặp phải rủi ro tín dụng, nợ xấu chiếm dụng vốn làm cho vòng quay vốn tín dụng chậm, không thể tái đầu tư, hạn chế khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của khách hàng khác làm cho lợi nhuận của ngân hàng bị suy giảm.
Nợ xấu của ngân hàng tăng liên tục qua các năm nên chỉ tiêu nợ xấu/tổng dư nợ của ngân hàng cũng tăng theo. Năm 2011, doanh số cho vay và dư nợ đều đạt ở mức cao nên tỷ lệ nợ xấu năm 2011 là 1,37% tăng hơn so với
mức 0,85% vào năm 2010 cho thấy mặc dù cán bộ tín dụng đã cẩn thận trong công tác thẩm định trước khi cho vay nhưng tình hình kinh tế khó có thể lường trước được. Sự biến động nền kinh tế vĩ mô cùng với chính sách thắt chặt tiền tệ, hạn chế tín dụng đối với ngành bất động sản khiến cho thanh khoản thị trường giảm mạnh, các dự án ngừng trệ trên địa bàn TP Cần Thơ nói riêng. Từ đó kéo theo các doanh nghiệp kinh doanh vật tư xây dựng cũng gặp khó khăn. Hơn nữa, cũng trong giai đoạn này, thiên tai dịch bệnh làm giá trị sản xuất nông, lâm, thủy sản giảm nên làm lợi nhuận giảm, khả năng trả nợ của doanh nghiệp và nhà đầu tư đều giảm.
Năm 2012, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng tiếp tục tăng mặc dù doanh số cho vay giảm hơn so với năm 2011. Nguyên nhân là do nợ xấu tăng lên trong năm 2012 vì đây là thời điểm các khoản vay đến hạn nhưng khách hàng vay vốn không có khả năng trả nợ. Một phần vì một lượng khá lớn nợ quá hạn từ năm 2011 chuyển thành nợ xấu tăng lên. Ngoài ra do khâu xét duyệt cho vay có vấn đề vì thông tin mà khách hàng cung cấp cho cán bộ tín dụng là thiếu minh bạch nên dẫn đến việc thẩm định khách hàng không chính xác làm cho nợ xấu năm này gia tăng. Mặc dù vậy, tỷ lệ này của Eximbank Tây Đô luôn ở mức dưới 3% theo quy định cho thấy mức độ rủi ro tín dụng của ngân hàng là không cao.
Nhìn chung, chỉ số này có chiều hướng tăng cao điều đó chứng tỏ hoạt động tín dụng, cũng như quản lí rủi ro tín dụng của ngân hàng chưa được kiểm soát khá tốt. Trong giai đoạn tới ngân hàng phải có những biện pháp để cải thiện hiệu quả quản lý rủi ro tín dụng nhằm giảm tỷ lệ nợ xấu tới mức có thể qua đó đảm bảo an toàn cho ngân hàng.
4.2.2.5 Hệ số khả năng mất vốn: nợ có khả năng mất vốn/dư nợ bình quân
Phản ánh thiệt hại mà ngân hàng phải gánh chịu từ các món vay không thể thu hồi bằng nhiều biện pháp (nợ nhóm 5) buộc ngân hàng phải xử lý bằng nguồn dự phòng đã trích. Ta thấy rằng, trong 100 đồng dư nợ cho vay của ngân hàng thì nợ có khả năng mất vốn qua các năm là 0,37 đồng, 0,53 đồng, 0,78 đồng bởi vì bên cạnh các DN lớn là các DN quy mô vừa và nhỏ với quy mô tài sản và nguồn vốn nhỏ nên tỷ lệ nợ cao hơn với vốn tự có. Với năng lực tài chính như vậy nên để hoạt động được thì họ phải dựa vào vốn vay của NH, cho nên mọi thua lỗ, rủi ro trong kinh doanh của doanh nghiệp sẽ tác động ngay tới NH và khi DN thua lỗ, phá sản thì NH có nguy cơ mất vốn. Tuy nhiên, hệ số này vẫn duy trì ở mức thấp, cho thấy nỗ lực của ngân hàng trong quản lý nợ nhóm 5, đây là nhóm nợ mà ngân hàng rất khó thu hồi và phải trích lập dự phòng đến 100%.
Tuy nhiên ta có thể nhận thấy rằng hệ số khả năng mất vốn đang ngày tăng dần nên để có thể giảm tỷ lệ mất vốn cho Ngân hàng trong thời gian tới thì Ngân hàng cần phải tăng cường hơn nữa các biện pháp khai thác hay thanh lý để thu hồi các khoản nợ có khả năng mất vốn và nợ nghi ngờ.
4.2.2.6 Hệ số dự phòng rủi ro: Tổng dự phòng RRTD/dư nợ bình quân
Dự phòng rủi ro tín dụng là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của ngân hàng không thực hiện nghĩa vụ cam kết nên tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng sẽ phản ánh số tiền được trích lập so với tổng dư nợ tại 1 thời điểm xác định. Cụ thể, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng năm 2010 là 0,90% tức là trong 100 đồng dư nợ thì có 0,90 đồng được đảm bảo, năm 2011 và năm 2012 hệ số này tăng dần lên là là 1,18% và 1,42%.
Kết quả trên cho thấy, tỷ lệ dự phòng của Ngân hàng tăng dần qua các năm, điều này một phần cho thấy khả năng quản lý các khoản cho vay của Ngân hàng chưa hiệu quả nên chưa hạn chế được nợ xấu gia tăng của nợ xấu dẫn đến việc trích lập dự phòng tăng qua các năm. Mặc khác, một số khách hàng chịu tác động nền kinh tế, làm ăn không hiệu quả vì năng lực tài chính yếu kém nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Việc trích lập dự phòng được tính vào chi phí hoạt động của Ngân hàng nên khi trích lập dự phòng tăng lên sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của Ngân hàng. Do đó, việc lập kế hoạch trích lập dự phòng như thế nào để đảm bảo an toàn cho hoạt động của Ngân hàng và theo quy định của Ngân hàng Nhà nước luôn là mối quan tâm hàng đầu của các Ngân hàng thương mại.
Qua phân tích các hệ số rủi ro tín dụng, ta thấy rằng rủi ro tín dụng tại ngân hàng Eximbank không lớn. Với định hướng ưu tiên chất lượng tín dụng, lấy an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững làm tiêu chí hàng đầu trong các hoạt động kinh doanh. Cho nên, trong những năm qua, dù tình hình kinh tế không thuận lợi nhưng Eximbank Tây Đô vẫn đạt kết quả khả quan. Hệ số thu nợ tương đối cao, doanh số thu nợ gần bằng doanh số cho vay. Vòng quay vốn tín dụng ở mức khá cao, vốn lưu chuyển nhanh và liên tục. Nợ xấu của ngân hàng tuy vẫn còn ở mức cao nhưng vẫn trong mức cho phép và biến động tương đối ổn định, không gia tăng đột ngột.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP
XUẤT NHẬP KHẨU VIỆT NAM, CHI NHÁNH TÂY ĐÔ 5.1 TỒN TẠI VÀ NGUYÊN NHÂN
5.1.1 Những tồn tại
Dù nợ xấu của ngân hàng dưới mức cho phép nhưng vẫn còn ở mức cao so với một số ngân hàng trên địa bàn. Một số khách hàng nhất là khách hàng không có thiện ý trả nợ cố tình trì trệ việc trả nợ làm cho công tác thu hồi nợ gặp khó khăn.
Nguồn nhân lực của ngân hàng có nhiều hạn chế, vì vậy với việc đánh giá một lượng lớn các hồ sơ tín dụng kèm với một số hồ sơ không trung thực của khách hàng nên khâu kiểm tra hồ sơ vay vốn khó tránh khỏi sai sót làm cho rủi ro tín dụng phát sinh.
Trong giai đoạn kiểm tra, giám sát, cán bộ tín dụng bị quá tải, trong khi có nhiều khoản vay ở địa bàn xa, giao thông không thuận lợi. Cán bộ ngân hàng nhiều khi quá chủ quan trong giai đoạn kiểm tra sử dụng vốn, dẫn đến không phát hiện kịp thời khó khăn của khách hàng ngay từ khi vừa nhen nhóm. Từ đó tạo ra nhiều kẽ hở dẫn đến một số khách hàng sử dụng sai mục đích, tự ý thay đổi mục đích sử dụng khác với mục đích ban đầu, sử dụng các khoản vay ngắn hạn để đầu tư dài hạn. Bên cạnh đó, với các khách hàng không có thiện chí trả nợ thì công tác thu nợ gặp rất nhiều khó khăn.
Hầu hết, các tài sản thế chấp của ngân hàng hiện nay là bất động sản nên việc xử lý tài sản thế chấp khi khách hàng không trả được nợ gặp rất nhiều khó khăn vì thị trường bất động sản hiện nay không khả quan dẫn đến việc ngân hàng không tự bán được.
5.1.2 Nguyên nhân
Năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng của chi nhánh hiện nay chưa đáp ứng được nhu cầu công việc. Mặc dù đa số các