- Trong những năm vừa qua, hoạt động của Ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam chi nhánh Tây Đô đã phát triển rất mạnh, luôn hoàn thành mọi chỉ tiêu kế hoạch do cấp trên đề ra, góp phần thúc đẩy và phát triển kinh tế trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ, công nhân viên ngân hàng.
- Chi nhánh Tây Đô đã khai trương đi vào hoạt động với nhiều phòng giao dịch và máy ATM trên khắp địa bàn thành phố Cần Thơ, tăng cường các dịch vụ tài trợ thương mại, chuyển tiền qua hệ thống SWIFT, mở sàn giao dịch vàng, chứng khoán và các dịch vụ khác đã thu hút nhiều sự quan tâm khách hàng trong khu vực.
- Kinh nghiệm quản lý và trình độ nhân lực của chi nhánh không ngừng được nâng cao.
- Trong những năm vừa qua, thương hiệu Eximbank Tây Đô đã được khách hàng và đối tác tin tưởng hợp tác. Điều đó thể hiện chất lượng và uy tín của dịch vụ và chi nhánh có thể đáp ứng cho khách hàng. Đây được xem là một vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.
3.2 TỔNG QUAN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG
Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bước vào hoạt động thì lợi nhuận là mục tiêu quan trọng nhất bởi nó phản ánh hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Trong lĩnh vực ngân hàng cũng vậy, hoạt động của ngân hàng là nhằm phục vụ nhu cầu vốn cho doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động để có lợi nhuận cao và cũng là nâng cao lợi nhuận cho ngân hàng.
Cũng như các ngân hàng khác, trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, Eximbank Tây Đô bị ảnh hưởng bởi nền kinh tế trong và ngoài nước nên cũng gặp nhiều khó khăn và trở ngại.
Tuy nhiên, nhờ có sự điều hành sát sao và chỉ đạo kịp thời của Ban giám đốc về việc thực hiện kế hoạch kinh doanh tài chính, cùng với việc phấn đấu nỗ lực làm việc của toàn thể công nhân viên trong ngân hàng đã giúp cho Eximbank Tây Đô vượt qua khó khăn và đạt được kết quả khả quan. Xem bảng 3.1 để tìm hiểu diễn biến cụ thể hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong giai đoạn này.
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % 1. Thu nhập 123.487 209.886 293.440 86.399 69,97 83.554 39,81 - Thu từ lãi 118.683 201.392 278.768 82.709 69,69 77.376 38,42
- Thu ngoài lãi 4.804 8.494 14.672 3.690 76,81 6.178 72,73
2. Chi phí 81.923 140.237 189.636 58.314 71,18 49.399 35,22
- Chi lãi 66.819 120.361 166.859 53.542 80,13 46.498 38,63
- Chi ngoài lãi 15.104 19.876 22.777 4.772 31,59 2.901 14,60
3. Lợi nhuận 41.564 69.649 103.804 28.085 67,57 34.155 49,04
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
3.2.1 Thu nhập
Dựa vào bảng số liệu, ta thấy rằng tổng thu nhập của ngân hàng có xu hướng tăng qua các năm trong đó chủ yếu là thu từ lãi. Điều này cho thấy hoạt động cho vay là hoạt động ảnh hưởng lớn nhất và mang lại nguồn thu cho ngân hàng.
Năm 2010, thu nhập của ngân hàng đạt ở mức 123.487 triệu đồng. Sang năm 2011, với những biến động kinh tế bất lợi, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho hoạt động tín dụng nhưng thu nhập của ngân là 209.886 triệu đồng, tăng 69,97% so với năm 2010. Đạt được những kết quả tăng trưởng như trên Eximbank Tây Đô đã thực hiện đa dạng hóa các hình thức huy động và cho vay: huy động và cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ, ngoại tệ cho các tổ chức và các doanh nghiệp có uy tín như là những doanh nghiệp có tài chính tốt, đảm bảo khả năng trả được nợ vay. Cụ thể là những doanh nghiệp hoạt động ổn định,
cầu vay vốn hợp lý, triển khai thực hiện các chương trình tài trợ xuất nhập khẩu bằng ngoại tệ và VNĐ với lãi suất ưu đãi.
Ngoài ra, đơn vị cũng tăng cường phát triển các sản phẩm dịch vụ với công nghệ hiện đại như dịch vụ ngân hàng hiện đại, hoạt động thanh toán quốc tế. Thêm vào đó là sự phục vụ hết sức tận tình và chuyên nghiệp của đội ngũ nhân viên trong ngân hàng đã tạo nên sự hài lòng nơi khách hàng nên đã thu hút được khách hàng đến giao dịch với ngân hàng. Sang năm 2012, do chính sách tiền tệ của NHNN theo thông tư 19 về việc giảm trần lãi suất huy động về 8%/năm, song song đó trần lãi suất cho vay cũng giảm theo để kích thích cầu vốn và giải cứu cho các doanh nghiệp thiếu vốn nên theo tình hình chung tốc độ tăng trưởng thu nhập năm 2012/2011 là 39,81% giảm gần một nửa so với tốc độ tăng trưởng thu thập năm 2011/2010.
Ta có thể thấy rằng, thu nhập của ngân hàng có 2 thành phần đó là thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi. Thu nhập từ lãi bao gồm thu từ hoạt động tín dụng và thu từ lãi tiền gửi của các tổ chức tín dụng. Khoản thu này chiếm tỷ trọng cao trong thu nhập của ngân hàng.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, thu nhập từ lãi của ngân hàng tăng liên tục qua các năm. Khoản thu ngoài lãi bao gồm thu từ các dịch vụ thanh toán và thu từ các hoạt động khác. Đặc biệt, trong năm 2012, do sức cầu nền kinh tế suy giảm, tăng trưởng tín dụng giảm nên chi nhánh đã đẩy mạnh công tác phát triển các sản phẩm dịch vụ nhất là dịch vụ thanh toán như thanh toán thẻ, kinh doanh ngoại tệ. Khoản thu này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập vì người dân chưa có điều kiện và thói quen sử dụng các dịch vụ của ngân hàng nhưng liên tục tăng cao qua các năm, góp phần gia tăng tổng thu nhập của ngân hàng, đặc biệt là trong giai đoạn các hoạt động tín dụng gặp nhiều khó khăn. Cho thấy rằng nhân viên ngân hàng thời gian qua đã tích cực tìm kiếm khách hàng mới bên cạnh khách hàng truyền thống.
3.2.2 Chi phí
Bên cạnh việc tăng doanh thu thì chi phí cũng là yếu tố hết sức quan trọng để xác định lợi nhuận của ngân hàng. Ngân hàng phải làm thế nào để chi phí bỏ ra là thấp nhất, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng nhiều nhất. Chi phí của ngân hàng được hình thành từ: chi phí lãi huy động vốn và chi phí phi lãi. Trong đó chi cho huy động vốn là chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng chi phí của ngân hàng.
Chi phí của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 liên tục tăng qua các năm, cụ thể: năm 2010 tổng chi phí của NH là 81.923triệu đồng, năm 2011 tổng chi phí tăng thêm 58.314 triệu đồng (tương đương 71,18%) so với năm 2010 mà
chủ yếu là chi phí từ lãi. Nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng này là do trong thời gian qua trên địa bàn TP Cần Thơ hình thành rất nhiều ngân hàng, tạo ra cuộc chạy đua lãi suất huy động giữa các ngân hàng với nhau nên đơn vị đã đầu tư nhiều vào công tác marketing, tổ chức nhiều chương trình khuyến mãi lãi suất, quà tặng, tiếp thị khách hàng thân thiết. Bên cạnh đó, trước thực tế khó khăn của năm 2011, tỷ lệ tăng trưởng GDP chỉ đạt 5,18% đã ảnh hưởng không nhỏ tới các doanh nghiệp, làm cho tỷ lệ nợ xấu tăng lên nên ngân hàng đã tăng chi phí dự phòng rủi ro tín dụng so với năm 2010. Điều này đã làm cho tổng chi phí tăng lên.
Đến năm 2012, do quy định về mức trần lãi suất của NHNN nên lãi suất huy động vốn giảm từ 14% xuống còn 8%. Tuy nhiên để giữ chân khách hàng gửi tiền vào Eximbank Tây Đô thì ngân hàng luôn đưa ra các chính sách ưu đãi đặc biệt, tăng chi phí cho quảng cáo, quảng bá hình ảnh của ngân hàng nhằm thu hút vốn làm cho chi phí tăng 35,22% so với năm 2011.
3.2.3 Lợi nhuận
Lợi nhuận là phần thu nhập còn lại sau khi trừ đi các khoản chi phí. Lợi nhuận cũng là yếu tố tổng hợp đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng, chủ yếu được tạo ra từ hoạt động tín dụng.
Qua bảng số liệu ta thấy lợi nhuận ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 tăng qua các năm. Năm 2010, ngân hàng hoạt động tương đối tốt nên lợi nhuận đạt 41.564 triệu đồng. Sang năm 2011 lợi nhuận tăng 67,57% so với năm 2010. Năm 2012, lợi nhuận tiếp tục tăng 34.155 triệu đồng tương đương 49,04% so với năm 2011 là do trong năm, tốc độ tăng của thu nhập cao hơn tốc độ tăng của chi phí. Đây là mức tăng trưởng khá ấn tượng trong tình hình kinh tế trong giai đoạn gặp nhiều khó khăn.
Tuy lợi nhuận tăng qua từng năm nhưng tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận lại có xu hướng chậm dần. Việc tăng trưởng tín dụng giảm, mặt bằng lãi suất cho vay cũng giảm 2012 là nhân tố tác động đến lợi nhuận của ngân hàng, Ngoài ra, do năm 2011 và năm 2012 nợ xấu tăng khiến chi nhánh trích lập dự phòng đã “ăn mòn” lợi nhuận của ngân hàng.
6 tháng đầu năm 2013, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống chỉ đạt 4,5%, mức tăng trưởng thấp nhất cả chục năm nay, trong khi tín dụng chiếm phần lớn thu nhập của ngân hàng. Eximbank cũng không nằm ngoài tình hình chung như thế. Nửa đầu năm nay, ngân hàng huy động vốn tăng nhưng tốc độ giải ngân chậm, vốn ứ thừa, tín dụng khó khăn khiến kết quả kinh doanh của ngân hàng giảm so với cùng kỳ. Tổng thu nhập 6 tháng đầu năm 2013 là 131.093 triệu đồng, giảm 15.627 triệu đồng so với cùng kỳ năm trước (tương đương
10,65%). Ngoài ra, cho vay mới tăng rất ít, nợ cũ chưa trả cộng thêm một số món nợ mới dẫn đến tổng nợ xấu tăng so với cùng kỳ nên ngân hàng phải tăng trích lập dự phòng khiến lợi nhuận đã thấp lại co hẹp.
Bảng 3.2: Kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % 1. Thu nhập 146.720 131.093 (15.627) (10,65) - Thu từ lãi 139.384 122.569 (16.815) (12,06)
- Thu ngoài lãi 7.336 8.524 1.188 16,19
2. Chi phí 94.818 82.259 (12.559) (13,24)
- Chi lãi 87.286 77.968 (9.318) (10,680
- Chi ngoài lãi 7.532 4.291 (3.241) (43,03)
3. Lợi nhuận 51.902 48.834 (3.068) (5,92)
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
Nhìn chung hoạt động kinh doanh của Eximbank Tây Đô trong thời gian 2010 - 2012 đạt kết quả tốt, hoàn thành chỉ tiêu đề ra, lợi nhuận hàng năm đều tăng. Đạt được kết quả như vậy là do ngân hàng luôn căn cứ vào tình hình thực tế, bám sát các Nghị quyết của Chính phủ và định hướng chỉ đạo của Nhà nước đối với hoạt động của NH trong từng thời kỳ. Ban lãnh đạo NH đã linh hoạt, chủ động, sáng tạo trong điều hành chính sách tiền tệ, lãi suất, tỷ giá, theo sát tín hiệu của thị trường và triển khai kịp thời, có hiệu quả chính sách hỗ trợ lãi suất của Chính phủ đã giúp Eximbank Tây Đô đã từng bước chiếm được lòng tin của khách hàng gửi tiền cũng như khách hàng có nhu cầu vay vốn. Khách hàng tìm đến Eximbank Tây Đô nhiều hơn, đồng nghĩa với việc thu nhập và lợi nhuận của NH được tăng lên. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng có xu hướng giảm so với cùng kỳ năm 2012 nhưng đó là tình hình chung của ngành ngân hàng Việt Nam chứ không riêng gì Eximbank Tây Đô. Trong thời gian tới Ngân hàng cần phấn đấu hơn nữa trong các hoạt động để lợi nhuận luôn có sự tăng trưởng.
3.3 KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN CỦA NGÂN HÀNG (giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013) (giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng đầu năm 2013)
Vốn huy động là nguồn vốn chính phục vụ cho hoạt động tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng. Trong điều kiện tăng trưởng của nền kinh
tế, nhu cầu vốn của các cá nhân và doanh nghiệp ngày càng cao đòi hỏi ngân hàng phải đẩy mạnh công tác huy động vốn nhằm mở rộng qui mô hoạt động kinh doanh, để đáp ứng nhu cầu vốn cho xã hội, đồng thời mang về lợi nhuận cho ngân hàng. Tuy nhiên, trên thực tế hoạt động thu hút tiền gửi của khách hàng không phải là việc dễ dàng nhất là trong giai đoạn các ngân hàng thực hiện hạ lãi suất tiền gửi theo quy định của NHNN. Trước khó khăn đó, các ngân hàng trong khu vực TP Cần Thơ nói chung và Eximbank Tây Đô nói riêng đã ra sức làm tốt công tác huy động vốn nhằm tạo tiền đề cho các hoạt động khác của ngân hàng được thuận lợi. Nguồn vốn được huy động dưới nhiều hình thức hình thức: huy động vốn bằng các loại tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá.
Một điều đáng nói nữa là nền kinh tế của TP Cần Thơ ngày càng phát triển, thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện nên mức sống của người dân được nâng cao, thu nhập nhàn rỗi ngày càng nhiều nên người dân có nhu cầu gửi tiết kiệm hơn trước. Các doanh nghiệp phát triển nhiều mối quan hệ kinh doanh với các đối tác khác nhau trong và ngoài nước nên nhu cầu gửi tiền với mục đích thanh toán qua hệ thống càng cao vì độ an toàn tuyệt đối, dễ dàng và chi phí thấp hơn. Với những chính sách huy động vốn linh hoạt của mình đã làm cho Chi nhánh vượt qua khó khăn trong thời kỳ lạm phát. Cùng với đó là uy tín và tiếng tăm của Eximbank Tây Đô đã nhanh chóng đưa ngân hàng vượt qua giai đoạn chạy đua lãi suất khá gay go trên địa bàn TP Cần Thơ.
Bảng 3.3: Tình hình huy động vốn của ngân hàng giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền %
Tiền gửi thanh toán 142.425 402.717 518.357 260.292 182,76 115.640 28,71
Tiền gửi tiết kiệm 309.506 365.957 379.746 56.451 18,24 13.789 3,77
Tiền gửi của TCTD 2 7 6 5 250 (1) (14,29)
Phát hành GTCG 97.521 7.075 5375 (90.446) (92,75) (1.700) (24,03)
Tổng 549.454 775.756 903.484 226.302 41,19 127.728 16,46
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
3.3.1 Tiền gửi thanh toán
Mục đích của loại tiền gửi thanh toán nhằm giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả về sản xuất kinh doanh, chi
trả lương cho nhân viên, hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền đồng thời giúp cho khách hàng cá nhân hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán tiền hàng hóa, các dịch vụ trong nước, thanh toán quốc tế.
Trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán có sự tăng giảm qua các năm. Tiền gửi thanh toán tăng mạnh vào năm 2011, tăng 182,76% mà nguyên nhân chính là do ngân hàng đẩy mạnh triển khai mảng phát hành thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn đã thu hút được lượng lớn khách hàng; đơn vị nhận tiền gửi của một số doanh nghiệp để chi trả lương cho nhân viên của họ qua thẻ. Ngoài ra, ngân hàng còn phát sinh thêm giao dịch với nhiều khách hàng doanh nghiệp mới nên tiền gửi thanh toán trong năm tăng cao.
Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, Eximbank Tây Đô đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống dưới mức 14% để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của ngân hàng đã giúp cho nhiều khách hàng hoạt động hiệu quả hơn nên tiền gửi thanh toán tiền gửi thanh toán tăng 28,71% so với năm trước. Ngoài ra, nguồn vốn huy động qua thẻ ATM cũng được xem là hình thức huy động vốn tiềm năng cho ngân hàng vì đa số các hoạt động thanh toán, các giao dịch hàng hóa