Biện pháp thanh lý

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 68)

Đối với những khoản nợ nhận thấy không còn khả năng thù hồi thì Ngân hàng cần nhanh chóng phát mãi tài sản để thu hồi nợ. Nếu tài sản đảm bảo đem phát mãi mà số tiền thu về không đủ để trả nợ gốc thì Ngân hàng chuyển nợ sang nhóm nợ ngoại bảng và tiếp tục theo dõi.

Đối với trường hợp rủi ro do nguyên nhân bất khả kháng như: bão lụt, hạn hán, dịch bệnh thì Ngân hàng tiến hành lập hồ sơ theo hướng dẫn của Thông tư liên tịch 03/1997/TTLT/NHNN-BTC phối hợp với chính quyền địa phương kiểm tra để trình Thủ tướng Chính phủ quyết định.

CHƯƠNG 6

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 6.1 KẾT LUẬN

Bằng sự nỗ lực của mình thì NH TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam, chi nhánh Tây Đô - TP Cần Thơ đã vượt qua nhiều khó khăn về huy động vốn, hoạt động cho vay, thu nợ mặc dù vẫn còn chịu nhiều sự ảnh hưởng của nền kinh tế thị trường và sự cạnh tranh của các NHTM trên địa bàn để đạt được những kết quả nhất định.

Qua quá trình phân tích tình hình hoạt động tín dụng và thực trạng rủi to tín dụng tại Eximbank Tây Đô trong giai đoạn 2010 – 6 tháng đầu năm 2013, ta thấy rằng rủi ro tín dụng là điều không thể tránh khỏi, chính vì thế ngân hàng cần có những biện pháp nâng cao hoạt động tín dụng và giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng. Qua phân tích, ta có thể thấy những kết quả đạt được của ngân hàng từ năm 2010 – 6 tháng đầu năm 2013 như sau:

- Về hoạt động kinh doanh: Ta có thể thấy lợi nhuận của ngân hàng tăng qua từng năm, năm sau luôn cao hơn năm trước. Hoạt động của ngân hàng là khá hiệu quả, cho thấy sự chỉ đạo đúng đắn và kịp thời của Ban giám đốc cũng như sự nỗ lực nhiệt tình của đội ngũ cán bộ tín dụng toàn ngân hàng

- Về huy động vốn: Mặc dù trong giai đoạn kinh tế gặp nhiều khó khăn nhưng với sự linh hoạt, nhạy bén ngân hàng đã đưa ra nhiều sản phẩm huy động vốn phù hợp với thi trường nên đã thu hút được khách hàng đến gửi tiền. Nguồn vốn huy động tăng qua các năm, năm sau luôn cao hơn năm trước chủ yếu là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi thanh toán.

- Về hoạt động tín dụng: Doanh số cho vay tăng vào năm 2011 nhưng giảm vào năm 2012, tình hình thu nợ và dư nợ cũng có xu hướng tương tự cho thấy hoạt động cho vay chưa thật sự đạt kết quả như mong muốn. Cho vay ngắn hạn và đối tượng cho vay doanh nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Công tác thu nợ cũng triển khai khá tốt, mặc dù nợ xấu có tăng nhưng vẫn trong mức cho phép.

- Về rủi ro tín dụng: Doanh số cho vay giảm năm 2012 nên doanh số dư nợ cũng giảm vào năm 2012 mà chủ yếu là dư nợ ngắn hạn. Tình hình tỷ lệ nợ xấu không lớn, ngân hàng vẫn đảm bảo nợ xấu dưới mức cho phép. Nợ xấu theo thời hạn của ngắn, trung và dài hạn có xu hướng tăng, thành phần kinh tế doanh nghiệp có lượng nợ xấu lớn và nợ xấu theo ngành kinh tế chủ yếu tập trung cao nhất là ở ngành thương mại - dịch vụ. Các ngành còn lại có nợ xấu thay đổi không ổn định và khó phán đoán. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng, hệ

số dự phòng rủi ro, tỷ lệ nợ xấu tăng qua các năm nhưng còn nằm trong tầm quy định của NHNN.

Đạt được kết quả như vậy không thể không nhắc đến sự chỉ đạo đúng đắn của các cấp lãnh đạo và sự phấn đấu nỗ lựccủa tập thể nhân viên ngân hàng.

6.2 KIẾN NGHỊ

– Đối với chính quyền địa phương

Cần đơn giản hóa các thủ tục, các loại giấy tờ công chứng; hạn chế công chứng ở nhiều cơ quan; cần giải quyết nhanh các hồ sơ nhằm tạo thuận lợi và đảm bảo về mặt thời gian cho những người có nhu cầu vay vốn.

Chính quyền địa phương cần phát huy tốt vai trò hỗ trợ cho ngân hàng trong việc cung cấp thông tin của khách hàng nhằm thuận lợi cho công tác theo dõi khách hàng như: cung cấp thông tin chính xác và chi tiết về khách hàng, giúp đỡ ngân hàng nắm được tình hình kinh tế của khách hàng khi họ vay vốn.

+ Cần có kế hoạch phát triển kinh tế dài hạn, đầu tư phát triển những ngành nghề có thế mạnh, có khả năng phát triển trên địa bàn, tạo điều kiện phát triển cho các doanh nghiệp, tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp bằng cách tạo ra hành lang pháp lý thuận lợi để mọi thành phần kinh tế cũng như mọi ngành kinh tế đầu tư sản xuất kinh doanh dễ dàng và đạt hiệu quả.

+ Thành phố Cần Thơ cần có kế hoạch quy hoạch, mời gọi các nhà đầu tư, xây dựng các khu kinh tế tập trung, xây dựng những dự án khả thi để nguồn vốn của ngân hàng có thể đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

+ Ủy ban nhân dân Thành phố chỉ đạo các cấp, các ngành đặc biệt là cơ quan Tòa án các cấp, cơ quan thi hành án giúp đỡ ngân hàng giải quyết nhanh các tài sản đảm bảo tiền vay, thực hiện nghiêm việc thi hành án đối với các bản án có hiệu lực và chuyển đổi sở hữu tài sản thế chấp giúp ngân hàng thu hồi được vốn.

- Đối với Nhà nước: Cần đơn giản thủ tục trong quá trình phát mãi tài sản thế chấp của khách hàng, hỗ trợ cho NH có thể chủ động xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ và NH có thể xử lý các khoản nợ tồn đọng nhanh chóng.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thái Văn Đại, 2012. Bài giảng Nghiệp vụ Ngân hàng. Đại Học Cần Thơ, chương 5, Rủi ro tín dụng và điều tra tín dụng, trang 87–91.

2. Thái Văn Đại và Nguyễn Thanh Nguyệt, 2010. Bài giảng Quản Trị Ngân hàng. Đại Học Cần Thơ, chương 3, Quản trị những rủi ro cơ bản trong ngân hàng thương mại, trang 29.

3. Nguyễn Thị Hiếu, 2011. Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp & phát triển nông thôn quận Cái Răng. Luận văn Đại học. Đại học Cần Thơ.

4. Mai Văn Mạnh, 2012. Thực trạng và giải pháp quản lý rủi ro tín dụng tại

ngân hàng TMCP dầu khí toàn cầu GPBank – Sài Gòn. Luận văn Đại học. Đại

học Cần Thơ.

5. Đỗ Quốc Chung, 2013. Phân tích rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP đầu

tư và phát triển Việt Nam, chi nhánh Thành phố Cần Thơ. Luận văn Đại học.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)