Doanh số thu nợ

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 39)

Doanh số cho vay phản ánh số lượng và quy mô tín dụng chứ chưa phản ánh được hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, vì hiệu quả sử dụng vốn được thể hiện ở việc trả nợ vay của khách hàng. Nếu một doanh nghiệp hoạt động tốt, trả nợ và lãi đúng thời hạn cho ngân hàng thì chứng tỏ ngân hàng đã sử dụng vốn vay của mình hiệu quả, có thể luân chuyển được nguồn vốn một cách dễ dàng. Ngoài ra, thu nợ kịp thời sẽ giúp doanh số cho vay tăng nhiều, tạo nhiều sản phẩm dịch vụ cho xã hội. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của ngân hàng cũng xấu đi. Nói cách khác, doanh số cho vay

là điều kiện cần, còn doanh số thu nợ là điều kiện đủ để hoạt động ngân hàng được duy trì và phát triển. Như vậy, doanh số thu nợ cũng là một trong những chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác tín dụng trong từng thời kỳ. Do đó doanh số thu nợ là vấn đề chi nhánh đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng.

Bảng 4.2: Doanh số thu nợ theo thời hạn của Ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 2.653.936 3.024.743 2.505.868 370.807 13,97 (518.875) (17,15) Trung và dài hạn 102.970 135.896 191.290 32.926 31,98 55.394 40,76 DSTN 2.756.096 3.160.639 2.697.158 404.543 14,68 (463.481) (14,66)

Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô

4.1.2.1 Doanh số thu nợ ngắn hạn

Nhìn chung qua 3 năm (2010 – 2012) tình hình thu nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh số thu nợ vì doanh số cho vay ngắn hạn chiếm tỷ trọng rất cao. Doanh số thu nợ ngắn hạn biến động giống như doanh số cho vay đều tăng lên vào năm 2011 và giảm vào năm 2012. Cụ thể: năm 2010, doanh số thu nợ ngắn hạn là 2.653.936 triệu đồng, năm 2011 tăng 13,97% so với năm 2010 vì nguồn vốn vay của chi nhánh chủ yếu là huy động từ các khoản tiền gửi ngắn hạn, khách hàng có thể rút tiền bất cứ lúc nào, chính vì vậy mà chi nhánh luôn chú trọng và ưu tiên cho các khoản vay ngắn hạn để tránh tình trạng mất thanh khoản. Trong năm 2011, với điều kiện trần tăng trưởng tín dụng dưới 20% theo chỉ thị của NHNN cùng với lãi suất tăng cao nên các doanh nghiệp luôn quan tâm và lựa chọn những phương án kinh doanh khả thi. Từ đó mà việc thu nợ của chi nhánh được thực hiện khá hiệu quả. Bên cạnh đó là không thể thiếu sự giám sát chặt chẽ của cán bộ tín dụng ngân hàng trong quá trình theo dõi và đôn đốc thu hồi nợ.

Sang năm năm 2012 doanh số thu nợ là 2.505.868 triệu đồng, giảm 17,15% so với năm 2010 chủ yếu là do doanh số cho vay năm 2012 giảm.

4.1.2.2 Doanh số thu nợ trung và dài hạn.

Trong khi doanh số thu nợ ngắn hạn có sự biến động tăng giảm thì doanh số thu nợ trung và dài hạn tăng qua từng năm nguyên nhân chính là do ngân hàng cho vay trung và dài hạn chủ yếu phục vụ: nhu cầu xây dựng nhà, kinh doanh các ngành công nghiệp,..có thời gian thu hồi vốn dài hơn. Hơn

nữa, số lượng cho vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng thấp, do đo việc thu hồi nợ thuận lợi hơn cho vay ngắn hạn rất nhiều. Tuy chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng doanh số thu nợ trung và dài hạn là có khả quan, đây là dấu hiệu đáng mừng của chi nhánh vì hoạt động tín dụng trung và dài hạn khó thu được nợ vì cho vay trong thời gian dài, nền kinh tế có nhiều biến động bất thường dẫn đến khó khăn cho khách hàng.

Một trong những nguyên tắc trong hoạt động tín dụng là vốn vay phải được thu hồi cả vốn gốc và lãi theo đúng hạn định đã thỏa thuận. Hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng không chỉ thể hiện ở doanh số cho vay cao mà còn thể hiện ở việc thu hồi nợ kịp thời và đúng hạn hay không. Một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả và trả nợ, lãi đúng hạn cho Ngân hàng không chỉ thể hiện rằng Ngân hàng đã cho vay đúng mục đích, phục vụ kịp thời cơ hội cho khách hàng, tính toán chu kỳ sản xuất kinh doanh của khách hàng một cách chính xác. Nhưng ngược lại, khi doanh nghiệp sử dụng vốn không đúng mục đích, hoạt động sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng trả nợ cho Ngân hàng không kịp thời dẫn đến nợ quá hạn tăng, hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng cũng giảm đi và xuất hiện tiềm ẩn rủi ro trong kinh doanh tín dụng. Do đó, doanh số thu nợ là vấn đề mà chi nhánh đặc biệt quan tâm bởi vì nó thể hiện khả năng đánh giá khách hàng của cán bộ tín dụng của Ngân hàng. Vì vậy, một Ngân hàng muốn hoạt động tốt không phải chỉ chú trọng đến doanh số cho vay mà còn phải để ý đến công tác thu nợ làm sao để đồng vốn bỏ ra có khả năng thu hồi đúng hạn, nhanh chóng, tránh thất thoát.

Tóm lại, ta có thể nhận thấy tổng doanh số thu nợ biến động theo tình hình doanh số cho vay của Ngân hàng. Trong năm 2010, doanh số thu nợ là 2.756.096 triệu đồng, sang năm 2011 thì doanh số thu nợ là 3.160.639 triệu đồng. Điều này cho thấy doanh số thu nợ cả ngắn, trung và dài hạn đều có mức thu tốt, có được kết quả này là do chi nhánh đã xây dựng kế hoạch thu nợ cho vay chặt chẽ, sắp xếp lịch thu nợ phù hợp, tổ chức việc phân công sao kê tính lãi, phát giấy báo đến tận tay khách hàng. Bên cạnh đó, cán bộ tín dụng còn mở sổ theo dõi việc cho vay và thu nợ của chi nhánh, theo dõi nợ quá hạn, nợ đã xử lý rủi ro, thường xuyên nhắc nhở khách hàng khi đến hạn trả nợ. Năm 2012, doanh số thu nợ giảm 14,66% so với năm 2011 nên trong thời gian tới đòi hỏi ngân hàng cần có nhiều cố gắng, phải có kế hoạch thu nợ trước và sau khi giải ngân nhằm phát huy hiệu quả cấp tín dụng, góp phần tạo nên chất lượng chung cho hệ thống tín dụng của TP.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(71 trang)