Nợ xấu là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao, khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Các khoản nợ xấu của ngân hàng càng lớn thì chất lượng tín dụng kém, hiệu quả tín dụng không cao.
4.2.1.1 Nợ xấu theo thời hạn tín dụng
Phân tích nợ xấu theo thời hạn để có thể thấy được mức độ rủi ro trong từng kỳ hạn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thời gian qua, nợ xấu càng cao thì rủi ro mà Ngân hàng gặp phải sẽ càng cao. Đây là vấn đề mà Ngân hàng rất quan tâm và đặc biệt chú ý đến công tác thu hồi nợ và hạn chế nợ xấu phát sinh. Việc xác định rủi ro trong từng kỳ hạn khác nhau ở mỗi thời kỳ sẽ giúp cho Ngân hàng có cái nhìn sơ lược trong việc lập chiến lược kinh doanh cho Ngân hàng nhằm giảm thiểu rủi ro do môi trường khách quan.
Trong tổng nợ xấu của ngân hàng thì nợ xấu ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao bởi vì tỷ trọng cho vay ngắn hạn ở ngân hàng là rất cao và cùng với việc giảm cho vay trung và dài hạn đã làm cho nợ xấu trung và dài hạn duy trì ở mức thấp.
Bảng 4.5: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng giai đoạn 2010 –2012
ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 7.936 12.690 15.332 4.754 59,90 2.642 20,82 Trung và dài hạn 1.340 2.785 2.890 1.445 107,84 105 3,77 Tổng 9.276 15.475 17.820 6.199 66,83 2.345 15,15
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
a) Nợ xấu ngắn hạn
Nợ xấu ngắn hạn tăng dần qua các năm chứng tỏ công tác thẩm định chưa được thực hiện tốt vì trong quy trình cấp tín dụng, thẩm định tín dụng là
bước quan trọng và ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thu hồi vốn. Khi tiến hành thẩm định, cán bộ tín dụng phải tiến hành thẩm định cả yếu tố uy tín, năng lực quản trị của khách hàng. Tuy nhiên, hiện nay, công tác đánh giá uy tín của khách hàng là vấn đề thật sự khó khăn khi nguồn thông tin còn hạn chế. Cán bộ tín dụng khi đánh giá chủ yếu dựa vào cảm tính và chủ quan như căn cứ vào các quan hệ trong quá khứ: khách hàng vay trả đúng hạn được xem là khách hàng có uy tín, còn đối với khách hàng mới thì chủ yếu dựa vào ý kiến chủ quan khi tiếp xúc với khách hàng hoặc qua một số thông tin thu thập được. Về năng lực quản trị, mặc dù nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp và có ý nghĩa quyết định đến việc sử dụng đồng vốn của ngân hàng. Tuy nhiên, việc đánh giá nguồn nhân lực nhất là bộ phận lãnh đạo của khách hàng hiện nay chủ yếu là liệt kê bằng cấp và số năm công tác nên việc đánh giá năng lực quản trị của khách hàng chưa đúng thực chất. Bên cạnh đó, về năng lực tài chính, công việc đánh giá được thực hiện chủ yếu dựa vào việc phân tích số liệu trên các báo cáo tài chính do khách hàng cung cấp nhưng độ tin cậy của các báo cáo tài chính chưa thật sự cao nhất là đối với doanh nghiệp tư nhân. Từ những số liệu chưa tin cậy nên việc phân tích báo cáo tài chính sẽ không phản ánh đúng năng lực tài chính thực của khách hàng.
Ngoài ra, do áp lực phải hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch hàng năm nên muốn tăng nhanh dư nợ vào những ngày tháng cuối năm, không chỉ riêng Eximbank Tây Đô mà hầu hết các NHTM trên địa bàn đều xảy ra tình trạng hạ thấp lãi suất cho vay, hạ thấp điều kiện tín dụng để thu hút khách hàng nên tổng nợ xấu ngắn hạn năm 2011 tăng 59,90% so với năm 2010. Tình hình kinh tế 2011 cũng ảnh hưởng không nhỏ đến khả năng trả nợ của khách hàng. Mặc khác, cho vay ngắn hạn do cho vay nhiều và đa dạng đối tượng nên khó kiểm soát, một số khách hàng vay tín chấp không có tài sản đảm bảo nên khi làm ăn thua lỗ cũng không có khả năng trả nợ vay cho ngân hàng.
Năm 2012, mặc dù đã thẩm định kỹ trước khi quyết định cho vay nhưng do bất ổn nền kinh tế khó dự đoán được gây khó khăn cho doanh nghiệp. Khách hàng sản xuất kinh doanh không thuận lợi, hàng loạt doanh nghiệp đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng. Tài sản đảm bảo bị giảm giá trị quá nhanh trong một thời gian ngắn như BĐS, hàng tồn kho một số khu vực và một số loại hàng hóa. Ngoài ra, khâu xử lý tài sản thế chấp còn vướng nhiều thủ tục nhiêu khê, mất nhiều thời gian, một số doanh nghiệp không đủ khả năng trả nợ hoặc vay vòng vốn, phải giữ vốn lại để tồn tại hoạt động và chấp nhận chịu nợ quá hạn nên nợ xấu ngắn hạn chiếm tới 86,04% trong tổng nợ xấu và tăng 20,825 so với năm 2011. Về tỷ trọng, nợ xấu ngắn hạn qua 3
năm lần lượt chiếm 85,55%, 82%, 86,04% trong tổng nợ xấu. Như vậy có thể thấy nợ xấu ngắn hạn là chủ yếu trong tổng nợ xấu tại ngân hàng.
b) Nợ xấu trung và dài hạn
Năm 2011, nợ xấu trung và dài hạn tăng đột biến ở mức 107,84% so với năm 2010 (tương đương 1.445 triệu đồng) là do các khoản nợ năm trước còn tồn đọng lại cũng được chuyển sang năm nay. Bên cạnh đó, vấn đề đạo đức, năng lực, trình độ, kinh nghiệm của một bộ phận cán bộ tín dụng chưa đáp ứng nhu cầu công việc. Ngoài ra, công tác phân công cán bộ tín dụng quản lý khách hàng không theo chuyên ngành kinh tế, từ đó dẫn đến việc nhân viên ngân hàng làm việc theo kiểu đa năng, không chuyên sâu vào một ngành nghề cụ thể nên trong quá trình thẩm định đưa ra những đánh giá chưa đúng. Tâm lý dựa chủ yếu vào BĐS, làm giảm chất lượng thẩm định khoản vay nên chưa đánh giá chính xác sự an toàn của khoản vay. Khi thế chấp, cầm cố tài sản chỉ có khách hàng mới biết rõ hiện trạng của tài sản như sự hỏng hóc của các dây chuyền sản xuất, máy móc thiết bị hoặc ngôi nhà khó bán do một số đặc điểm đặc biệt. Trong khi đó, trình độ của cán bộ thường không đáp ứng đầy đủ chuyên môn trong tất cả các lĩnh vực nên không thể đánh giá chính xác hiện trạng của máy móc, thiết bị cũng như những thông tin về đất đai, nhà ở nên ảnh hưởng đến giá trị mua bán tài sản. Vì vậy, khi xảy ra rủi ro, việc phát mãi tài sản để thu hồi nợ gặp không ít khó khăn.
Ngân hàng nên theo dõi kỹ việc kiểm tra chất lượng của mỗi dự án vay, thường xuyên kiểm tra khách hàng có sử dụng vốn đúng mục đích hay không để có thể phát hiện và xử lý kịp thời. Năm 2012, các chỉ số phản ánh hoạt động cho vay đều giảm, doanh nghiệp không có khả năng thanh toán nợ cho ngân hàng và phần lớn nợ xấu đến hạn xử lý, công tác xử lý rủi ro tín dụng đã được ngân hàng thực hiện tốt hơn nên tỷ lệ nợ xấu năm 2012 tăng nhẹ 3,77%.
Mặc cho nhiều nỗ lực giải quyết những tồn tại từ nợ xấu của cơ quan chức năng thì tình hình này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp cho đến đầu năm 2013. Do năm 2012, NH thận trọng trong cho vay nên các khách hàng khi vay vốn là những khách hàng có phương án kinh doanh cụ thể, khả thi. Để đảm bảo khả năng trả nợ theo kế hoạch thì khách hàng sử dụng vốn đã giải ngân vào đúng mục đích kinh doanh thì mới đảm bảo dòng tiền về trả đúng hạn. Nhận thức tầm quan trọng này nên sau khi giải ngân, cán bộ tín dụng Eximbank Tây Đô trực tiếp xuống giám giám sát. Tuy nhiên, sau khi kiểm tra thì có không ít khách hàng sử dụng một phần vốn vay vào các mục đích khác, thậm chí một số trường hợp khách hàng xin vay ngắn hạn nhưng thực tế là sử dụng vào các công trình đầu tư trung và dài hạn mà không nghĩ việc nợ đến
hạn không trả nợ được và có cả trường hợp sau khi kết thúc chu kì kinh doanh vẫn không chịu trả nợ nhằm mục đích chiếm dụng vốn ngân hàng. Và điều đó đã gây khó khăn cho nhân viên ngân hàng trong quá trình thu hồi nợ nên tình hình nợ xấu 6 tháng đầu năm 2013 cũng không có tiến triển tốt hơn so với cùng kỳ năm 2012, nợ xấu tăng 7,26%. Nợ xấu ngắn hạn, trung và dài hạn đều tăng. Cụ thể đối với tín dụng ngắn hạn, nợ xấu tăng 4,78%, nợ xấu trung và dài hạn tăng 2,32%. Bên cạnh những nguyên nhân như đã phân tích thì nguyên nhân phải kể đến là do khối lượng hồ sơ vay cần được xét duyệt quá nhiều nên cán bộ tín dụng không có thời gian đọc kĩ tờ trình thẩm định.
Bảng 4.6: Tình hình nợ xấu theo thời hạn của ngân hàng 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: Triệu đồng Chênh lệch 6 tháng đầu năm 2013/2012 Chỉ tiêu 2012 2013 Số tiền % Ngắn hạn 7.656 8.022 366 4,78 Trung – Dài hạn 1.259 1.540 281 22,32 Tổng 8.915 9.562 647 7,26
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
Có thể nói trong những năm qua Ngân hàng chủ yếu tập trung vào tăng trưởng tín dụng ngắn hạn vì một phần nó phù hợp với tình hình kinh tế nhiều biến động đồng thời việc quản lý đồng vốn trong ngắn hạn cũng dễ dàng hơn. Tuy nhiên, trong điều kiện kinh tế hiện nay thì không thể bỏ qua những khoản vay trung dài hạn bởi vì những khoản cho vay này sẽ mang lại lợi nhuận cao cho Ngân hàng, chính vì thế trong thời gian tới cán bộ tín dụng cần quan tâm hơn nữa công tác thẩm định các khoản vay trung dài hạn và thực hiện kiểm tra, kiểm soát sau cho vay, đôn đốc khách hàng trả nợ đúng hạn, xử lý nợ quá hạn kịp thời, phù hợp.
Từ phân tích trên cho thấy cho vay ngắn, trung và dài hạn đều phát sinh những rủi ro và sự đánh giá kiểm tra khách hàng của cán bộ tín dụng chưa chuẩn xác và đầy đủ dẫn dến tiềm ẩn rủi ro lớn. Tuy nhiên, cũng rất khó mà tránh khỏi nợ xấu trong hoạt động tín dụng vì số lượng cán bộ tín dụng còn ít nên việc kiểm tra sử dụng vốn vay, đôn đốc thu hồi nợ chưa kịp thời nên dẫn đến nợ xấu.
4.2.1.2 Nợ xấu theo ngành nghề
Để có thể đánh giá đúng thực trạng và đưa ra những biện pháp xử lý nợ xấu phù hợp hơn thì ngoài việc phân tích nợ xấu theo thời gian ta cần phải tìm
hiểu nợ xấu phân theo ngành nghề, bởi vì mở rộng hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực ngành nghề khác nhau nhằm phân tán rủi ro là chiến lược trong kinh doanh.
Do Cần Thơ là TP trực thuộc Trung ương, nằm ở vị trí trung tâm của ĐBSCL nên lợi thế của TP Cần Thơ không chỉ ở các lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản mà còn ở vị trí cho phép phát triển các lĩnh vực: hạ tầng đô thị, hạ tầng giao thông, công nghiệp chế biến nông – thủy – hải sản, du lịch, các ngành công nghiệp. Eximbank Tây Đô nằm ngay trung tâm TP Cần Thơ nên tốc độ đô thị hóa cũng diễn ra mạnh mẽ, nhất là sau khi tuyến đường Nam Sông Hậu và cảng Cái Cui hình thành, diện tích đất nông nghiệp ngày càng bị thu hẹp nhưng ngân hàng vẫn duy trì đầu tư vào sản xuất nông nghiệp bởi đây là mục tiêu của Đảng và Nhà nước đồng thời mở rộng sang các ngành nghề khác để đáp ứng nhu cầu vốn của thị trường như đầu tư cho vay vào lĩnh vực xây dựng các công trình, nhà xưởng, khu chung cư hay cho vay trong lĩnh vực thương mại - dịch vụ, vay tiêu dùng.
Những năm qua kinh tế có nhiều bất ổn nên đã ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh trong xã hội, nên nhìn trên tổng thể tất cả các ngành nghề đều có phát sinh nợ xấu, nợ xấu theo từng nhóm ngành đều tăng qua từng năm. Tuy nhiên, ta chỉ xét đến những ngành nghề mà ngân hàng giao dịch nhiều, chiếm tỷ trọng cao trong tổng nợ xấu.
Bảng 4.7: Tình hình nợ xấu theo ngành nghề kinh tế của ngân hàng giai đoạn 2010 - 2012 ĐVT: Triệu đồng Năm Chênh lệch 2011/2010 2012/2011 Chỉ tiêu 2010 2011 2012 Số tiền % Số tiền % Thương mại - dịch vụ 4.619 7.892 9.633 3.273 70,86 1.741 22,06
Nông nghiệp và thủy sản 2.597 4.333 4.700 1.736 66,85 367 8,47
Xây dựng 928 1.640 1.960 712 76,72 320 19,51
Công nghiệp 649 929 856 280 43,14 (73) (7,86)
Ngành khác 483 681 671 198 40,99 (10) (1,47)
Tổng 9.276 15.475 17.820 6.199 66,83 2.345 15,15
Nguồn: Phòng khách hàng cá nhân Eximbank Tây Đô
a) Nhóm ngành thương mại - dịch vụ
Những năm qua, thương mại – dịch vụ TP Cần Thơ đã phát huy được lợi thế trung tâm vùng, liên kết giữa thị trường của các địa phương trong vùng
với thị trường cả nước và thị trường ngoài nước, góp phần tăng trưởng cho nền kinh tế. Trong đó rõ nét nhất là hình thành các trung tâm thương mại ở quận, huyện như: Ninh Kiều, Ômôn, Thốt Nốt, Phong Điền. Hệ thống chợ, siêu thị, cửa hàng kinh doanh xăng dầu, các hệ thống mua sắm hiện đại, các kênh phân phôi, các loại hình kinh doanh như: cửa hàng, siêu thị mini, chợ đêm, trung tâm mua sắm, một số đầu mối lúa, gạo, thủy sản đã và đang phát triển trên địa bàn thành phố và có sức lan tỏa. Dịch vụ du lịch cũng là điểm nhấn của TP Cần Thơ với thế mạnh dịch vụ sông nước, miệt vườn nên rất cần nhiều vốn để đáp ứng nhu cầu phát triển đó.
Chính vì vậy, ngành thương mại và dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong cho vay nên rủi ro tín dụng về ngành này cũng cao hơn các nhóm ngành khác. Năm 2010, việc kinh doanh tương đối vẫn còn thuận lợi, kinh tế vừa phục hồi năm 2009, nên số nợ xấu thuộc khối ngành này là 4.619 triệu đồng. Nhưng bước vào năm 2011 thì nợ xấu của khối ngành này tăng vọt lên đến 70,86%, chiếm tỷ trọng 51% trong tổng nợ xấu của năm và là khối ngành có tốc độ tăng nợ xấu cao nhất vì tình hình kinh tế có nhiều biến động, tỷ lệ lạm phát tăng cao đã ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của khách hàng. Đồng thời, đầu năm NHNN đã chủ động thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt bao gồm các biện pháp giảm cung tiền, áp trần tăng trưởng tín dụng và nhiều biện pháp hành chính khác để kiềm chế tăng trưởng tín dụng, đặc biệt là trong các lĩnh vực phi sản xuất. Do đó các ngành dịch vụ như dịch vụ ăn uống, giải trí… đều kinh doanh không tốt như kỳ vọng bởi đời sống chật vật thì nói chi đến ăn uống, vui chơi, giải trí. Mặc khác, tình trạng một số DN tạo cơ sở niềm tin ban đầu với ngân hàng bằng việc trả vốn và lãi đầy đủ những lần vay vốn đầu tiên với số tiền nhỏ và khi đã tạo được tín nhiệm thì tìm cách vay những khoản lớn và trốn chạy. Mặc dù không phải món cho vay thương mại nào cũng hàm chứa khả năng không trung thực, song thực tế là chính hành vi cố ý đó gây nên tổn thất cho NH. Vì vậy, đây là nỗi lo lớn của Eximbank Tây Đô và bản thân những người làm công tác tín dụng. Ngoài ra, do chưa có thói quen ghi chép đầy đủ, chính xác và rõ ràng, các sổ sách kế toán vẫn chưa được các DN tuân thủ nghiêm chỉnh và trung thực nên khi nhân viên tín dụng lập bảng phân tích các chỉ tiêu tài chính thường thiếu thực tế.
Năm 2012, Ủy ban nhân dân TP đã điều hành, chỉ đạo các cơ sở, ngành