Tiền gửi thanh toán

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 32)

Mục đích của loại tiền gửi thanh toán nhằm giúp các doanh nghiệp đảm bảo an toàn về tài sản, thực hiện các khoản chi trả về sản xuất kinh doanh, chi

trả lương cho nhân viên, hạn chế được chi phí tổ chức thanh toán, bảo quản tiền và vận chuyển tiền đồng thời giúp cho khách hàng cá nhân hạn chế sử dụng tiền mặt trong thanh toán tiền hàng hóa, các dịch vụ trong nước, thanh toán quốc tế.

Trong giai đoạn 2010 – 2012, nguồn vốn từ tiền gửi thanh toán có sự tăng giảm qua các năm. Tiền gửi thanh toán tăng mạnh vào năm 2011, tăng 182,76% mà nguyên nhân chính là do ngân hàng đẩy mạnh triển khai mảng phát hành thẻ với nhiều ưu đãi hấp dẫn đã thu hút được lượng lớn khách hàng; đơn vị nhận tiền gửi của một số doanh nghiệp để chi trả lương cho nhân viên của họ qua thẻ. Ngoài ra, ngân hàng còn phát sinh thêm giao dịch với nhiều khách hàng doanh nghiệp mới nên tiền gửi thanh toán trong năm tăng cao.

Đầu năm 2012, Chính phủ đã ban hành một số giải pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, hỗ trợ thị trường. Thực hiện theo chỉ đạo của NHNN, Eximbank Tây Đô đã tạo điều kiện tốt nhất có thể bằng cách hạ lãi suất cho vay xuống dưới mức 14% để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn, đang rất cần vốn để tiếp tục hoạt động, đồng thời cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp có tình hình kinh doanh tốt. Chính nhờ nguồn vốn kịp thời của ngân hàng đã giúp cho nhiều khách hàng hoạt động hiệu quả hơn nên tiền gửi thanh toán tiền gửi thanh toán tăng 28,71% so với năm trước. Ngoài ra, nguồn vốn huy động qua thẻ ATM cũng được xem là hình thức huy động vốn tiềm năng cho ngân hàng vì đa số các hoạt động thanh toán, các giao dịch hàng hóa đều khuyến khích thanh toán bằng hình thức không dùng tiền mặt trực tiếp mà thuận tiện nhất là thẻ ATM.

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng tmcp xuất nhập khẩu việt nam, chi nhánh tây đô tp cần thơ (Trang 32)