Giải pháp khác biệt hóa về phát triển nhân lực

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 72)

7. KếT CấU LUậN VĂN

3.1.Giải pháp khác biệt hóa về phát triển nhân lực

Giải pháp về con người là chiến lược quyết định. Nhân tố con người đóng vai trò trung tâm đối với việc phát triển sản phẩm ngân hàng nói chung và sản phẩm cho vay bán lẻ nói riêng.

Trong môi trường kinh doanh mang tính hội nhập và cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, một ngân hàng muốn tồn tại và phát triển mạnh các sản phẩm dịch vụ thì vấn đề nhân sự là vấn đề hàng đầu. Những ngân hàng lớn mạnh về hoạt động cho vay bán lẻ như HSBC, ACB, Sacombank… đều là nơi có lực lượng cán bộ quản lý cao cấp, những chuyên viên giỏi. Do yêu cầu của hoạt động cho vay bán lẻ, một cán bộ tín dụng bán lẻ phải hội tụ rất nhiều yếu tố: trình độ chuyên môn, phẩm chất đạo đức, am hiểu luật pháp, nắm bắt và phân tích diễn biến thị trường, tâm lý khách hàng….

Từ trước năm 2005, một số NHTM sử dụng chiến lược dẫn đạo chi phí trong việc tuyển dụng nhân sự. Nghĩa là ngân hàng tập trung vào việc tìm kiếm những nguồn nhân lực bên trong như tuyển dụng con em của nhân viên đã và đang làm việc trong ngân hàng, hoặc là bạn bè người thân của nhân viên. Cách làm này có thể tận dụng kinh nghiệm của những nhân viên trong việc trực tiếp truyền đạt cho con em họ và qua đó giảm bớt các chi phí đào tạo, thời gian hội nhập nhân viên mới với công việc. Tuy nhiên, trong vài năm trở lại đây do quá trình hội nhập sâu rộng của Việt Nam vào nền kinh tế thế giới, các NHTM phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt của các định chế tài chính trong và ngoài nước, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học công nghệ ngân hàng đặc biệt là sự phát triển chiến lược quản trị nhân sự toàn cầu, khi chuyển hướng sang mô hình NHBL các NHTM đã nhận ra những điểm hạn

65

chế của chiến lược nhân sự hiện tại và cần thiết phải thay thế nó bằng một chiến lược nhân sự mới phù hợp: chiến lược khác biệt hóa.

Mục tiêu của chiến lược khác biệt hóa trong quản trị nhân sự là tìm kiếm các nhân tố mới, các tài năng trẻ để tạo ra sự khác biệt vì không thể chỉ trông chờ vào những nguồn nhân lực bên trong mà đã mở rộng thu hút các nguồn lực, tinh hoa từ bên ngoài, qua đó tìm kiếm các nhân viên có khả năng sáng tạo trong công việc. Đặc điểm của chiến lược này là hướng vào mục tiêu kết quả qua đó thù lao trả có tính cạnh tranh. Điểm hạn chế của chiến lược này là nếu không có sự phân quyền rộng rãi và chế độ khuyến khích hợp lý sẽ không phát huy tác dụng.

Trong các cách để tạo ra năng lực cạnh tranh của các NHTM, thì lợi thế thông qua con người được xem là yếu tố căn bản. Con người được xem là nguồn lực cốt lõi và có tính quyết định của mọi thời đại. Nguồn lực từ con người là yếu tố bền vững và khó thay đổi nhất trong mọi tổ chức. Năng lực thông qua con người trong hoạt động NHBL được hiểu là khả năng của đội ngũ nhân viên trong toàn hệ thống. Nguồn nhân lực đóng góp cho sự thành công hoạt động NHBL thể hiện trên các khía cạnh chất lượng cao, dịch vụ tuyệt hảo, khả năng đổi mới, kỹ năng trong công việc cụ thể, và năng suất của đội ngũ nhân viên. Đây là những thành tố then chốt mang lại sự thành công cho các NHTM khi triển khai mô hình NHBL. Năng lực thông qua yếu tố con người thường mang tính bền vững vì nó phải xác lập trong một thời gian dài.

Để xây dựng chiến lược nhân sự cho hoạt động NHBL, Vietcombank Hải Dương cần phải thực hiện chuyên môn hóa và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ cả về kỹ năng, trình độ nghiệp vụ, tác phong giao dịch và nhận thức về tầm quan trọng của nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL trong hoạt động ngân hàng. Theo đó, chú trọng công tác kiện toàn tổ chức trong toàn hệ thống, thực hiện bổ nhiệm và điều động nội bộ, tuyển dụng cán bộ mới lấy

66

mới để tạo sự năng động và sáng tạo nhằm đáp ứng nhu cầu về nhân sự phù hợp với mô hình NHBL. Gắn kết quả đào tạo với việc bố trí sử dụng cán bộ theo đúng người, đúng việc, thực hiện luân chuyển cán bộ để sắp xếp công việc phù hợp nhất với năng lực chuyên môn, phát huy tinh thần sáng tạo của cán bộ nhân viên.

Như vậy, nguồn nhân lực cần phải được coi là năng lực cốt lõi của ngân hàng khi chuyển sang mô hình NHBL, yếu tố tạo ra sự khác biệt và mang lại lợi thế cạnh tranh cho các NHTM. Mặt khác, các hoạt động nguồn nhân lực cũng cần có sự kết hợp nhau để hợp lực tạo ra khả năng đảm bảo sự thành công của mục tiêu phát triển hoạt động NHBL

Các nội dung quan trọng cần có kế hoạch đào tạo hợp lý đối với nguồn nhân lực:

* Nâng cao năng lực thẩm định.

Đây là một bước quan trọng trong nghiệp vụ tín dụng đòi hỏi cán bộ tín dụng không chỉ giỏi về nghiệp vụ, nắm được các quy định của pháp luật về các ngành nghè liên quan như bất động sản, chứng khoán, thuế, kế toán… Do vậy, ngân hàng cần có chính sách khuyến khích việc mở rộng và đào tạo các kiến thức cho cán bộ nhân viên của mình. Đối với những kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ do ngân hàng ngân hàng đào tạo. Đối với các kiến thức về kinh tế và nghiệp vụ liên quan khác ngân hàng nên thuê các chuyên gia thuộc các lĩnh vực đó về giảng dậy và lập thành các lớp học ngắn ngày.

* Nâng cao chất lượng phục vụ.

Hiện nay trong công tác phục vụ khách hàng vẫn còn nhiều hạn chế. Trong thời gian tới khi mà sự cạnh tranh về các sản phẩm của các ngân hàng đã bão hoà thì thái độ và phong cách phục vụ của các ngân hàng lại trở nên đặc biệt quan trọng. Vietcombank Hải Dương cần phải có những quy chế chặt chẽ hơn trong việc quy định về phong cách và thái độ phục vụ khách hàng

67

như ban hành các tiêu chuẩn về tác phong, thái độ phục vụ khách hàng, thường xuyên tổ chức các cuộc thi, kiểm tra về các chuẩn mực trong phục vụ khách hàng.

* Nâng cao đạo đức nghề nghiệp

Tín dụng là hoạt động tương đối nhạy cảm và dễ dẫn đến những sai phạm liên quan đến quy trình, quy chế cho vay. Vietcombank Hải Dương cần truyền đạt và quán triệt ý thức, đạo đức của những cán bộ tín dụng, đảm bảo tính trung thực, khách quan, tránh những sai sót, những vi phạm dẫn đến mất hình ảnh và uy tín của ngân hàng và ban hành những chế tài xử lý nghiêm khắc với những hành vi vi phạm.

3.2.Giải pháp đa dạng hoá sản phẩm

Hiện nay Vietcombank Hải Dương thực hiện các sản phẩm cho vay bán lẻ như: cho vay mua ô tô, mua và sửa chữa nhà cửa, cho vay du học, tiêu dùng cá nhân, kinh doanh tài lộc… Hầu hết các sản phẩm này đều mới được thiết kế và ban hành, có những sản phẩm mới đi vào triển khai được trên 3 năm. Trong thời gian tới Vietcombank Hải Dương cần triển khai rộng rãi và sâu về các sản phẩm này hơn. Đồng thời cần tham mưu Vietcombank trung ương trú trọng và triển khai những sản phẩm mới đa dạng hơn và phù hợp với nhiều đối tượng khách hàng hơn như: Các sản phẩm về cho vay đi du lịch, cho vay mua xe máy, cho vay chữa bệnh, cho vay xuất khẩu lao động…

Đặc biệt là hình thức cho vay thông qua phát hành thẻ tín dụng cần được đẩy mạnh hơn nữa. Xu thế xã hội ngày càng phát triển thì việc trong tương lại các cá nhân sẽ sử dụng thẻ làm phương tiện thanh toán không dùng tiền mặt nhiều hơn là phương thức chi tiêu tiền mặt là một xu hướng tất yếu. Hiện nay sản phẩm cho vay qua thẻ vẫn còn khá mới tại nước ta, do đó đây cũng là sản phẩm tiềm năng và phù hợp với sự phát triển của xã hội.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 72)