Giải pháp và hợp tác với các đối tác chiến lƣợc

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 76)

7. KếT CấU LUậN VĂN

3.5.Giải pháp và hợp tác với các đối tác chiến lƣợc

Những đối tác chiến lược góp phần thúc đẩy tăng trưởng tín dụng bán lẻ rất hiệu quả, cung cấp thông tin khách hàng hữu ích để ngân hàng tiếp cận một cách nhanh chóng. Hiện nay việc quan hệ và mở rộng với những khách hàng trung gian (hay đối tác) ở Vietcombank Hải Dương còn nhiều hạn chế và thực sự chưa hiệu quả. Để triển khai được các sản phẩm sâu và rộng đến khách hàng thì Vietcombank Hải Dương cần chú trọng đến việc quan hệ hợp tác với những khách hàng trung gian (đối tác) như: Các đại lý bán xe máy, xe

69

ô tô; chủ đầu tư dự án nhà ở; các trường học, các doanh nghiệp lớn có số lượng công nhân nhiều, đặc biệt là các doanh nghiệp trả lương cho cán bộ nhân viên qua tài khoản Vietcombank,… Vietcombank Hải Dương cần có những chương trình hợp tác toàn diện, chính sách ưu đãi và cơ chế hoa hồng phù hợp với những đối tác này bởi đây là một kênh tiếp cận khách hàng hiệu quả với khối lượng khách hàng tiềm năng lớn.

70

KẾT LUẬN

Phát triển sản phẩm bán lẻ trong đó có cho vay bán lẻ là chiến lược lâu dài của các NHTM hiện nay. Với mục đích nghiên cứu là phân tích và đánh giá về hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương nhằm tìm hiểu về thực trạng phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ hiện nay và tìm ra những giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương phát triển, góp phần hoàn thành chỉ tiêu, nhiệm vụ được Vietcombank Hội sở chính giao đặc biệt là chỉ tiêu lợi nhuận trong những năm tới, luận văn đã tập trung giải quyết và cơ bản đã trả lời được những câu hỏi nghiên cứu đặt ra:

Một là, trình bày cơ sở lý luận liên quan đến hoạt động cho vay, cho vay bán lẻ, đặc biệt là lý luận về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ thông qua nội dung tìm hiểu về khái niệm, nội dung và sự cần thiết của phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ. Luận văn đã làm rõ được các yếu tố nội hàm, phân tích các chỉ tiêu đánh giá của phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ làm cơ sở để phân tích thực trạng phát triển cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương. Mặt khác, luận văn đã đi vào phân tích những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ để thấy được tầm quan trọng của từng nhân tố.

Hai là, luận văn đã giới thiệu chung về lịch sử hình thành và phát triển của Vietcombank Hải Dương qua 12 năm xây dựng và trưởng thành, phân tích các nhân tố khách quan, chủ quan ảnh hưởng đến phát triển cho vay bán lẻ của Vietcombank Hải Dương. Sau đó, luận văn đi sâu vào phân tích thực trạng phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương thông qua các nội dung đánh giá về phát triển quy mô, thị phần, đa dạng hóa sản phẩm, kiểm soát rủi ro, hiệu quả cho vay bán lẻ và một số nội dung khác trong giai đoạn từ 2011-2013. Từ đó, đưa ra được những đánh giá chung về

71

kết quả đạt được, tồn tại và nguyên nhân. Những tồn tại và nguyên nhân này là cơ sở cho việc đề xuất giải pháp ở chương 3 để nâng cao hiệu quả phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương trong những năm tới

Ba là, dựa vào phân tích tồn tại, nguyên nhân ở chương 2, luận văn đã đưa ra 5 giải pháp thúc đẩy phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương bao gồm các giải pháp về con người, sản phẩm, đối tượng vay, công nghệ, quy trình thủ tục và giải pháp về hợp tác với đối tác chiến lược.

Cho vay bán lẻ là một sản phẩm còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tương lai bởi lẽ nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng thu nhập và mức sống của người dân. Phát triển cho vay bán lẻ của Vietcombank Hải Dương là hướng đi phù hợp với chiến lược của chung của Vietcombank nhằm đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng.

Việc triển khai các giải pháp phù hợp là bài toán lâu dài và luôn luôn phải thích ứng với sự biến đổi của thị trường. Hy vọng rằng, Vietcombank Hải Dương sẽ chiếm lĩnh được thị trường rộng lớn, đầy tiềm năng này và hoạt động cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương sẽ phát triển nhanh chóng, an toàn và hiệu quả.

72

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Phan Thị Cúc, 2009. Giáo trình quản trị Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nxb giao thông vận tải.

2. Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội, 2010. Giáo trình lý thuyết tài

chính tiền tệ. Hà Nội:Nxb Tài chính.

3. Phan Thị Thu Hà, 1996. Giáo trình Ngân hàng Thương mại. Hà Nội: Nxb Đại hoc Kinh Tế Quốc Dân.

4. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2010. Luật các tổ

chức tín dụng năm 2010. Hà Nội.

5. Lê Trung Thành, 2002. Giáo trình nghiệp vụ ngân hàng thương mại. Hà Nội: Nxb Thống kê.

6. Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, 2001. Quyết định số

1627//2001/QĐ-NHNN, ngày 31/12/2001. Hà Nội.

7. Vietcombank Hải Dương, 2011, 2012, 2013. Báo cáo hoạt động kinh

doanh. Hải Dương.

8. Vietcombank, 2007. Sản phẩm cho vay mua nhà dự án và mua ôtô. Hà Nội 9. Vietcombank, 2008. Bộ sản phẩm cho vay không có bảo đảm bằng tài

sản. Hà Nội.

10.Vietcombank, 2008. Bộ sản phẩm cho vay cầm cố giấy tờ có giá. Hà Nội. 11.Vietcombank, 2010. Sản phẩm cho vay cán bộ Ngân hàng Ngoại thương.

Hà Nội.

Website: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

12. http://www.thoibaonganhang.vn 13. http://www.vietcombank.com.vn

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 76)