Thực trạng về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tạ

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 61)

7. KếT CấU LUậN VĂN

2.4.Thực trạng về phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tạ

Hải Dƣơng

2.4.1 Phát triển về quy mô

Bảng 2.4 Tăng trƣởng dƣ nợ và khách hàng qua các năm

Đơn vị: triệu đồng

TT Chỉ tiêu

2011 2012 2013

Số liệu Số liệu

Tăng trƣởng Số liệu Tăng trƣởng Số tuyệt đối Tỷ lệ % Số tuyệt đối Tỷ lệ % I Tổng dƣ nợ 3.581.358 3.768.039 3.936.773 1 Cho vay bán lẻ 1.1 Dư nợ 167.193 292.608 125.415 75,01 499.442 206.834 70,69 1.2 Số lượng KH (người) 715 921 206 28,81 1,213 292 31,7 2 Cho vay bán buôn 3.581.358 3.768.039 3.936.773 3 Tỷ lệ cho vay bán lẻ/tổng dư nợ 4,67% 7,77% 12,69%

54

Hình 2.1: Biểu đồ cơ cấu dƣ nợ qua các năm

(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu dư nợ qua các năm)

Qua số liệu tại Bảng 2.4 và Hình 2.1 cho thấy:

- Dư nợ cho vay bán lẻ tại Vietcombank Hải Dương tăng đều qua các năm cả về số tuyệt đối và tương đối:

+ Tăng trưởng dư nợ tuyệt đối: Dư nợ cho vay bán lẻ tăng từ 167.193 triệu đồng tại thời điểm cuối năm 2011 lên 292.608 triệu đồng cuối năm 2012 (tăng 125.415 triệu đồng) và đạt mức 499.442 triệu đồng cuối năm 2013 (tăng 206.834 triệu đồng).

+ Tăng trưởng dư nợ tương đối: năm 2012 tăng 75,01%, năm 2013 tăng 70,69%.

+ Tỷ trọng dư nợ bán lẻ/tổng dư nợ cũng tăng đều qua các năm từ 4,67% năm 2011 lên 12,69% cuối năm 2013. Tuy nhiên, tỷ trọng dư nợ bán lẻ hiện nay vẫn chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng dư nợ, chưa vượt qua mức 15%. Điều này cho thấy thực trạng hoạt động cho vay bán lẻ chưa thực sự được chú trọng tại Vietcombank Hải Dương.

- Về số lượng khách hàng: tăng liên tục qua các năm, từ 715 khách hàng năm 2011 lên 1.213 khách hàng vào năm 2013. Tốc độ tăng trưởng khách hàng năm 2012 là 28,8%, năm 2013 là 31,7%, cao hơn tốc độ tăng trưởng dư nợ. Điều này cho thấy sự đầu tư phát triển trong công tác chào bán sản phẩm và thu hút khách hàng trong chính sách cho vay bán lẻ.

55

2.4.2 Mở rộng thị phần

Hình 2.2: Biểu đồ thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ năm 2011

(Nguồn: Phòng Tổng hợp và Kiểm soát nội bộ - NHNN tỉnh Hải Dương)

Hình 2.3: Biểu đồ thị phần dƣ nợ cho vay bán lẻ năm 2013

56

Qua số liệu tại hình 2.2 và hình 2.3 cho thấy thị phần cho vay bán lẻ của Vietcombank Hải Dương so với các đối thủ cạnh tranh tăng mạnh mẽ từ 7,12% năm 2011 lên 10,67% năm 2013, Vietcombank Hải Dương cùng với BIDV Hải Dương là một trong những ngân hàng có tỷ lệ tăng trưởng thị phần nhanh nhất trên địa bàn tỉnh giai đoạn vừa qua.

Vietcombank vốn được biết đến với thế mạnh của một ngân hàng bán buôn. Tuy nhiên, theo xu hướng phát triển bền vững, hiệu quả và đa dạng, những năm gần đây, Vietcombank đã xây dựng chiến lược kinh doanh theo hướng phát triển sản phẩm ngân hàng bán lẻ. Trở thành ngân hàng có thế mạnh về bán lẻ là xu hướng của các ngân hàng hiện đại trên thế giới hiện nay, bởi dịch vụ ngân hàng bán lẻ mang lại hiệu quả cao, phân tán được rủi ro và thị phần bán lẻ hiện nay vẫn rất rộng mở do nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng của người dân rất cao và ngày càng gia tăng. Nhờ có sự thay đổi trong chiến lược kinh doanh nên Vietcombank Hải Dương đã đạt được mức tăng trưởng dư nợ vượt bậc như trên.

2.4.3 Đa dạng hóa danh mục sản phẩm cho vay

Qua nghiên cứu về các sản phẩm cho vay bán lẻ đang triển khai tại Vietcombank Hải Dương cho thấy đến hết năm 2013:

- Đối với cho vay phục vụ mục đích tiêu dùng đã thiết kế các sản phẩm cụ thể với 5 sản phẩm (cho vay bán lẻ, cho vay thấu chi, cho vay phát hành thẻ tín dụng không có tài sản bảo đảm; Cho vay cầm cố giấy tờ có giá; Cho vay cán bộ nhân viên Vietcombank; Cho vay mua nhà dự án; Cho vay mua ôtô).

- Đối với cho vay sản xuất kinh doanh vẫn chưa thiết kế các sản phẩm chuyên biệt cho từng mục đích vay, đối tượng khách hàng. Theo thông tin tìm hiểu được biết trong năm 2014, Vietcombank có cho ra đời 02 sản phẩm: kinh doanh tài lộc (phục vụ cho khách hàng hộ gia đình vay vốn kinh doanh và mua ô tô Trường Hải (phục vụ nhóm khách hàng mua xe tải Trường Hải để khai thác, kinh doanh).

57

- So sánh với một số ngân hàng thương mại cổ phần khác cho thấy, số lượng sản phẩm của Vietcombank quá ít, không đa dạng: Ngân hàng ACB có 12 sản phẩm cho vay tiêu dùng và 5 sản phẩm cho vay kinh doanh, ngân hàng Sacombank có 8 sản phẩm cho vay tiêu dùng và 3 sản phẩm cho vay kinh doanh … (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua đó, đánh giá công tác triển khai, đa dạng hóa sản phẩm cho vay bán lẻ của Vietcombank còn chậm. Các sản phẩm vẫn còn ít và nghèo nàn so với các ngân hàng khác.

Một phần của tài liệu Phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ tại vietcombank hải dương luận văn ths (Trang 61)