7. KếT CấU LUậN VĂN
2.4.5 Phân tích khác về hoạt động cho vay bán lẻ
Bảng 2.6. Cơ cấu dƣ nợ cho vay bán lẻ theo thời hạn vay
Đơn vị: triệu đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) Ngắn hạn 116.920 69,93 185.137 63,27 289.560 57,98 Trung, dài hạn 50.273 30,07 107.471 36,73 209.881 42,02 Tổng 167.193 100,00 292.608 100 499.441 100
59
Xét theo cơ cấu thời hạn vay có thể thấy, tại Vietcombank Hải Dương tỷ lệ cho vay bán lẻ ngắn hạn đang chiếm tỷ lệ lớn. Tuy nhiên, tỷ lệ này đang có xu hướng giảm dần qua các năm, điều này cũng phù hợp với thực tế xu hướng phát triển cho vay bán lẻ cá nhân trong cho vay bán lẻ. Khách hàng có nhu cầu mua sắm nhà cửa, thiết bị nội thất, mua xe … với thời gian vay dài, phù hợp với nguồn thu nhập.
Bảng 2.7. Cơ cấu dƣ nợ cho vay bán lẻ theo biện pháp bảo đảm và mục đích vay
Đơn vị: triệu đồng
Chỉ tiêu
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Dƣ nợ Tỷ lệ
(%) Dƣ nợ Tỷ lệ
(%) Dƣ nợ Tỷ lệ (%) I Cho vay theo phƣơng
thức bảo đảm
167,193 100
292,608 100 499,441 100
Cho vay không có tài sản
đảm bảo 10,048 6.01
20,248 6.92
35,660 7.14 Cho vay có tài sản đảm bảo 157,145 93.99 272,360 93.08 463,781 92.86
II. Theo mục đích vay 167,193 100 292,608 100 499,441 100
Cho vay bán lẻ 98,811 59.10 178,579 61.03 304,509 60.97 Cho vay SXKD 68,382 40.90 14,029 38.97 194,932 39.03
(Nguồn: Tổng hợp từ số liệu dư nợ qua các năm)
Xét theo cơ cấu về biện pháp bảo đảm, tại Vietcombank Hải Dương tỷ lệ cho vay có tài sản bảo đảm chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay bán lẻ. Từ năm 2011 đến 2013, tỷ lệ dư nợ có tài sản bảo đảm chiếm xấp xỉ 93%, có xu hướng giảm nhưng không có sự biến động đáng kể. Điều này phù hợp với chính sách bảo đảm tín dụng và kiểm soát rủi ro, các khoản cho vay có bảo đảm bằng tài sản có mức độ an toàn hơn so với các khoản vay không có tài sản bảo đảm. Ngoài ra, các khoản cho vay không có tài sản bảo đảm thường có hạn mức thấp, thời hạn vay ngắn nên chỉ nhằm đến đối tượng vay tiêu dùng phục vụ một số mục đích ngắn hạn và mua sắm giá trị nhỏ.
60
Xét về mục đích vay vốn, qua số liệu tại Bảng 2.7 cho thấy, hiện nay hoạt động cho vay bán lẻ ở cả hai loại hình có tài sản đảm bảo và không có tài sản đảm bảo đều tập trung mạnh hơn vào cho vay bán lẻ. Năm 2011, tỷ lệ vay tiêu dùng/dư nợ cho vay bán lẻ là 59,1% và tăng lên 60,97% vào cuối năm 2013. Như vậy, việc cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân và các hộ kinh doanh chưa phát triển. Điều này xuất phát từ thực tế, tại tỉnh Hải Dương là địa bàn nằm giữa các khu kinh tế phát triển mạnh là thủ đô Hà Nội, thành phố Hải Phòng, tỉnh Quảng Ninh nên hoạt động kinh doanh nói chung và kinh doanh của các cá thể kém phát triển hơn, dẫn đến thị trường cho vay bán lẻ đối với sản xuất kinh doanh yếu thế hơn vay tiêu dùng.
Nhìn tổng quát, tại Vietcombank Hải Dương phát triển cho vay bán lẻ đã có sự tăng trưởng đều và ổn định nhưng vẫn chưa thực sự được đầu tư chú trọng, dư nợ bán lẻ vẫn chiếm tỷ lệ rất thấp trong tổng dư nợ. Cơ cấu các loại hình trong dư nợ cho vay bán lẻ vẫn chưa thực sự cân đối và hợp lý. Các mảng bán lẻ có xu hướng phát triển rộng rãi hiện nay như cho vay phát hành thẻ, thấu chi, cho vay tín chấp chưa được đầu tư và phát triển xứng tầm vóc và năng lực vốn có của ngân hàng. Cơ cấu về cho vay bán lẻ chiếm phần lớn so với cho vay sản xuất kinh doanh, trong khi đó cơ cấu về thời hạn cho vay lại chưa phù hợp với xu hướng và đặc điểm của cho vay bán lẻ thường là các khoản cho vay dài hạn nhằm mục đích đầu tư dài hạn cho các nhu cầu mua sắm nhà cửa, trang thiết bị, phương tiện đi lại….