7. KếT CấU LUậN VĂN
2.5.2 Những tồn tại và nguyên nhân
a- Những tồn tại
Mặc dù hoạt động phát triển sản phẩm cho vay bán lẻ của Vietcombank Hải Dương đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể nhưng vẫn còn bộc lộ một số hạn chế.
Thứ nhất là, mặc dù qui mô dư nợ cho vay bán lẻ năm sau luôn cao
hơn năm trước nhưng tỷ trọng dư nợ cho vay bán lẻ trên tổng dư nợ vẫn còn thấp, năm 2013 cao nhất mới chỉ chiếm 12,69%. Trong khi đó, ở các nước phát triển, cho vay bán lẻ thường chiếm khoảng từ 30%- 40% tổng dư nợ của NHTM. Với một mạng lưới rộng khắp toàn tỉnh, đội ngũ nhân viên đông đảo và có chất lượng, công nghệ ngân hàng từng bước hiện đại, Vietcombank Hải Dương hoàn toàn có thể mở rộng hơn nữa hoạt động cho vay bán lẻ.
Thứ hai là Vietcombank Hải Dương hiện nay mới chỉ chủ yếu cho vay
đối với khách hàng có tài sản đảm bảo. Cho vay tín chấp mới chỉ được áp dụng với cán bộ nhân viên trong hệ thống ngân hàng Vietcombank, cơ quan
62
Nhà nước, nhân viên quản lý cấp trung và cấp cao các doanh nghiệp trả lương qua tài khoản Vietcombank. Ở đây sự tín chấp phải do cơ quan tổ chức đứng ra bảo lãnh cho khoản vay chứ không phải do sự bảo lãnh của cá nhân nào. Do đó đã hạn chế một số lượng khách hàng không tiếp cận được với nguồn vốn của ngân hàng.
Thứ ba là sản phẩm cho vay bán lẻ còn nghèo nàn mang tính chất
truyền thống, thông dụng như cho vay mua nhà, sửa chữa nhà, mua ô tô, mua thiết bị nội thất…, chưa có các sản phẩm độc đáo mang nét riêng của Vietcombank so với các đối thủ hay các sản phẩm cho vay bán lẻ có chất lượng cao.
Thứ tư là các hình thức cho vay như thấu chi, cho vay thông qua
nghiệp vụ phát hành thẻ tín dụng chưa phát triển hợp lý và tương xứng với xu hướng phát triển của cho vay bán lẻ hiện đại.
b- Nguyên nhân
Thứ nhất do môi trường kinh tế xã hội tại địa phương còn nhiều hạn
chế, chỉ có khu vực thành thị người dân mới có nhu cầu sử dụng thường xuyên dịch vụ ngân hàng có khả năng chi trả, trong khi phần lớn dân cư của tỉnh Hải Dương là ở nông thôn, thu thập thấp.
Thứ hai là do chịu sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng khác trên địa
bàn. Đặc biệt là các ngân hàng thương mại quốc doanh với số vốn tự có lớn, công nghệ mạnh và có lịch sử hoạt động lâu năm như BIDV, Agribank, Vietinbank.
Thứ ba là mạng lưới chi nhánh trong 10 năm đầu hoạt động còn ít nên
đã hạn chế việc giới thiệu phân phối sản phẩm tiêu dùng rộng khắp, thu hút các khách hàng nhỏ lẻ trong toàn tỉnh khi nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ, nhu cầu tiêu dùng người dân ngày càng tăng.
63
Do mới được thành lập từ năm 2003, để nhanh chóng giành thị phần về dư nợ, trong những năm đầu hoạt động, Vietcombank chủ yếu tập trung phát triển cho vay bán buôn, nhắm đến những khách hàng là các doanh nghiệp lớn, chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn bền vững, cũng như chưa quan tâm thích đáng đến đối tượng khách hàng bán lẻ. Hoạt động cho vay bán lẻ chỉ thực sự được quan tâm và coi là chiến lược phát triển lâu dài từ năm 2010.
Thứ năm là đội ngũ nhân viên cho vay bán lẻ chưa được đầu tư và đào
tạo bài bản. Từ năm 2003 – 2012, tại Vietcombank Hải Dương không có phòng khách hàng cá nhân, các cán bộ khách hàng (cán bộ tín dụng) kiêm cả cho vay doanh nghiệp và cho vay bán lẻ nên không có sự tập trung chuyên sâu trong cho vay bán lẻ. Phòng khách hàng cá nhân chỉ được tách ra từ phòng khách hàng vào cuối năm 2013 nên kinh nghiệm cho vay bán lẻ còn chưa nhiều.
Thứ sáu là công tác marketing còn chưa mạnh, chưa chuyên nghiệp.
Công tác khách hàng dù đã được quan tâm nhưng Vietcombank Hải Dương chưa có một kế hoạch dài hạn nghiên cứu thị trường bao gồm nghiên cứu nhu cầu của khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đánh giá các sản phẩm cho vay bán lẻ của mình, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như mở rộng hoạt động cho vay bán lẻ.
64
CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN SẢN PHẨM CHO VAY BÁN LẺ TẠI VIETCOMBANK HẢI DƢƠNG