Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 32)

Mục tiêu 1: Dựa vào các số liệu thứ cấp trên báo cáo tài chính từ năm 2010 – sáu tháng đầu năm 2013 sử dụng phương pháp so sánh để phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá tài sản của công ty đang tăng lên hay giảm đi. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng hay đang chiếm dụng của đơn vị khác. Dựa vào lợi nhuận sau thuế trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoài sử dụng phương pháp so sánh để biết rằng doanh nghiệp đang làm ăn tốt hay đang gặp khó khăn còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để nhận biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty.

Mục tiêu 2: Dựa vào báo cáo tài chính qua các năm để tính toán các tỷ số tài chính đồng thời sử dụng phương pháp so sánh qua các năm và trung bình ngành để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm.

Mục tiêu 3: Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng sơ đồ Dupont để phân tích sâu tình hình tài chính của công ty.

Mục tiêu 4: Từ việc phân tích thực trạng tài chính, các tỷ số tài chính. Sử dụng phương pháp suy luận, tự luận để đưa ra các giải pháp giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Được sử dụng trong luận văn này để so sánh, phân tích số liệu của bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được mức độ biến động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Có ba hình thức so sánh là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số tuyệt đối kết cấu.

+ So sánh bằng số tuyệt đối (Y= Y1 – Y0) : Là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tổng hợp số lượng và qui mô của các chỉ tiêu này. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nay với số liệu của năm trước nhằm nhận biết sự biến động của các chỉ tiêu từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh bằng số tương đối (Y = Y1/ Y0*100): Là tỷ lệ (%) chênh lệch giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Trị số này nói lên kết cấu các mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh bằng số tuyệt đối kết cấu: Biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng đạt được của từng bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu nào đó.

Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, xác định mục tiêu so sánh.

Xác định số gốc so sánh phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của phân tích.

 Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là giá trị chỉ tiêu ở kỳ trước.

 Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoản thời gian thường so sánh với cùng kỳ năm trước, quý trước.

 Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Giá trị của các chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc. Thời kỳ chọn để phân tích được gọi là kỳ phân tích.

Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị. Đơn vị được chọn làm gốc so sánh là đơn vị điển hình trong lĩnh vực kinh doanh hay ngành đó.

Khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh được như:

Tính thống nhất về nội dung kinh tế của các chỉ tiêu

Thông thường nộ dung kinh tế của các chỉ tiêu có tính ổn định và được qui định thống nhất. Tuy nhiên, do phát triển của hoạt động sản xuất kinh doanh nên nội dung kinh tế của các chỉ tiêu có thể thay đổi theo các chiều hướng khác nhau. Trong điều kiện các chỉ tiêu thay đổi về nội dung, để đảm bảo so sánh được cần tính toán lại trị số gốc của chỉ tiêu theo nội dung mới quy định.

Tính thống nhất về phương pháp tính các chỉ tiêu

Trong kinh doanh các chỉ tiêu thường được tính theo các phương pháp khác nhau. Từ các chỉ tiêu giá trị sản lượng, doanh thu, lợi nhuận đến các chỉ tiêu năng suất, giá thành. Khi so sánh cần lựa chọn hoặc tính lại các chỉ số theo một phương pháp thống nhất.

Tính thống nhất về đơn vị tính các chỉ tiêu

Khi so sánh mức đạt được của các chỉ tiêu ở các đơn vị khác nhau ngoài điều kiện đã nêu cần đảm bảo cùng phương hướng kinh doanh, cùng điều kiện kinh doanh.

Mục tiêu so sánh trong phân tích kinh tế là xác định mức biến động tuyệt đối và mức biến động tương đối của các chỉ tiêu phân tích. Mức biến động tuyệt đối là so sánh chỉ tiêu giữa hai kỳ, kỳ gốc và kỳ phân tích. Mức biến động tương đối là so sánh giá trị giữa chỉ tiêu kỳ phân tích và kỳ gốc, nhưng giá trị được điều chỉnh theo một hệ số của chỉ tiêu có liên quan.

2.2.2.2 Phương pháp thay thế liên hoàn

Là phương pháp xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến sự biến động của các chỉ tiêu phân tích bằng cách thay thế lần lượt các nhân tố và cố định các nhân tố khác trong các lần thay thế đó. Ứng dụng phương pháp này để phân tích mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty. Quá trình thực hiện gồm 4 bước.

Bước 1: Xác định đối tượng phân tích. Nếu gọi L1 là lợi nhuận kỳ phân tích và L0 là lợi nhuận kỳ gốc thì đối tượng phân tích được xác định là.

L = L1 - L0 (2.17)

Bước 2: Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến chỉ tiêu

phân tích, sắp xếp các nhân tố theo trình tự nhất định. Giả sử có ba nhân tố a, b,c ảnh hưởng đến lợi nhuận của công ty.

L = a.b.c (2.18) Kỳ phân tích L1 = a1.b1.c1

Kỳ gốc L0 = a0.b0.c0

Bước 3: Lần lượt thay thế các nhân tố kỳ phân tích vào kỳ gốc theo trình tự sắp xếp ở bước 2. Có bao nhiêu nhân tố ảnh hưởng thì có bấy nhiêu lần thay thế.

Thế lần 1: a1.b0.c0 Thế lần 2: a1.b1.c0 Thế lần 3: a1.b1.c1

Bước 4: Xác định mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến đối tượng phân tích bằng cách lấy kết quả thay thế lần sau so với kết quả thay thế lần trước ta được mức ảnh hưởng của từng nhân tố.

Ảnh hưởng của nhân tố a: La = a1.b0.c0 - a0.b0.c0

Ảnh hưởng của nhân tố b: Lb = a1.b1.c0- a1.b0.c0 Ảnh hưởng của nhân tố c: Lc = a1.b1.c1- a1.b1.c0

Tổng mức ảnh hưởng của từng nhân tố

L = La + Lb +Lc

2.2.2.3 Phương pháp phân tích tỷ số tài chính

Sử dụng để phân tích cụ thể hơn về tình hình tài chính của doanh nghiệp thông qua các tỷ số tài chính dựa trên ý nghĩa chuẩn mực các tỷ số tài chính trong mối quan hệ tài chính. Trong phân tích tài chính, tỷ số tài chính được phân nhóm thành các nhóm tỷ số đặc trưng, phản ánh nội dung cơ bản theo các mục tiêu hoạt động của công ty như: tỷ số về khả năng thanh toán, tỷ số hiệu quả hoạt động, tỷ số quản trị nợ, tỷ số khả năng sinh lợi. Từ đó, tiến hành so sánh các tỷ số này qua các năm để đánh giá biến động và so sánh với trung bình ngành để biết tình hình tài chính và khả năng kinh doanh của công ty để đưa ra các quyết định giúp công ty hoạt động hiệu quả.

2.2.2.4 Phương pháp phân tích bằng sơ đồ Dupont

Phương pháp phân tích này cho thấy mối quan hệ tương hỗ giữa các tỷ lệ tài chính chủ yếu. Công ty Dupont là công ty đầu tiên ở Mỹ sử dụng phương pháp này để đánh giá các nguyên nhân dẫn đến tình hình xấu, tốt trong hoạt động kinh doanh của công ty.

CHƯƠNG 3

KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CƠ KHÍ CỬU LONG

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)