Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 69)

Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào khi tiến hành hoạt động kinh doanh, mục tiêu cuối cùng là lợi nhuận. Lợi nhuận là một chỉ tiêu tài chính tổng hợp phản ánh hiệu quả của toàn bộ quá trình đầu tư, sản xuất, tiêu thụ và trình độ quản lý doanh nghiệp. Vì thế bất cứ đối tượng nào cũng quan tâm, đặc biệt là chủ sở hữu doanh nghiệp. Tuy nhiên ta không nên chỉ đánh giá đơn thuần lợi nhuận tăng hay giảm mà phải đánh giá nó dựa trên mối quan hệ với tổng

doanh thu, tổng tài sản và vốn chủ sở hữu bỏ ra, để từ đó đánh giá được hiệu quả của kết quả kinh doanh. Đối với doanh nghiệp tỷ số này càng cao càng tốt.

4.2.4.1 Lợi nhuận trên doanh thu thuần (ROS)

Chỉ tiêu này cho biết trong 100 đồng doanh thu thuần mà công ty mang về thì có bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 4.31 Phân tích lợi nhuận trên doanh thu thuần từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

LN sau thuế Nghìn đồng 127.387 544.418 121.114

LNST TB ngành Triệu đồng 620.590 528.324 -

Doanh thu thuần Nghìn đồng 10.740.203 14.600.976 11.614.612

DTT TB ngành Triệu đồng 9.349.864 14.074.391 -

ROS % 1,19 3,73 1,04

ROS TB ngành % 6,64 3,75 -

LNST TB ngành: Lợi nhuận sau thuế của trung bình ngành DTT TB ngành: Doanh thu thuần của trung bình ngành

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính và www.cophieu68

Bảng 4.32 Phân tích lợi nhuận trên doanh thu thuần 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013

LN sau thuế Nghìn đồng (82.120) 30.309

Doanh thu thuần Nghìn đồng 4.577.195 4.851.587

ROS % (1,79) 0,62

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Qua bảng 4.31 cho thấy ROS của công ty thấp hơn trung bình ngành, có thể do công ty có quy mô hoạt động nhỏ và lợi nhuận mang về chủ yếu là nhờ đơn đặt hàng nên tỷ suất sinh lời không cao. Năm 2010 tỷ suất sinh lời là 1,19% nghĩa là cứ 100 đồng doanh thu thuần mang về thì lợi nhuận của công ty chỉ đạt 1,19 đồng. Đối với trung bình ngành tỷ suất này cao hơn, trong 100 đồng doanh thu thuần tạo ra thì lợi luận trung bình ngành có được là 6,64 đồng. Năm 2011 tỷ số này tương đương với trung bình ngành đạt 3,73% do trong năm ngoài việc nhận được nhiều đơn đặt hàng có giá trị lớn, thì công ty bán được những sản phẩm có giá trị lớn do công ty chủ động sản xuất. Năm 2012 tỷ số ROS giảm 2,69 điểm % so với năm 2011 do doanh thu thuần giảm ảnh hưởng từ việc nền kinh tế trong nước không ổn định. Sáu tháng đầu năm 2013 công ty kinh doanh có lợi nhuận so với thời điểm cùng kỳ 2012. Tuy nhiên mức lợi nhuận đạt được so với doanh thu không đáng kể đạt 0,62% nghĩa là trong 100 đồng doanh thu mang về thì lợi nhuận mà công ty có được chỉ khoảng 0,62 đồng.

Qua kết quả phân tích trên ta thấy tỷ suất sinh lợi ROS của công ty rất thấp, do công ty hoạt động phần lớn nhờ đơn đặt hàng. Bên cạnh đó giá vốn hàng bán của công ty chiếm tỷ lệ rất cao từ 81 – 85% so với doanh thu thuần, vì thế mà làm lợi nhuận của công ty giảm. Để nâng tỷ số này lên cao công ty nên có giải pháp giảm giá vốn hàng bán.

4.2.4.2 Tỷ số sinh lời trên tổng tài sản (ROA)

Tỷ số này phản ánh khả năng sinh lời trên tổng tài sản được đầu tư. Phản ánh hiệu quả của việc quản lý và sử dụng nguồn vốn kinh doanh của công ty. Tỷ số này cho biết 100 đồng tổng tài sản đầu tư thì công ty nhận được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế.

Bảng 4.33 Phân tích tỷ số sinh lời trên tổng tài sản từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

LN sau thuế Nghìn đồng 127.387 544.418 121.114 LNST TB ngành Triệu đồng 620.590 528.324 - TTS bình quân Nghìn đồng 7.006.798 6.886.301 7.343.670 TTS bq TB ngành Triệu đồng) 15.121.314 25.126.802 - ROA % 1,82 7,91 1,65 ROA TB ngành % 4,1 2,1 -

TTS bq TB ngành: Tổng tài sản bình quân của trung bình ngành Nguồn: Phòng kế toán – tài chính và www.cophieu68

Bảng 4.34 Phân tích tỷ số sinh lời trên tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013

LN sau thuế Nghìn đồng (82.120) 30.309

TTS bình quân Nghìn đồng 6.594.926 7.515.878

ROA % (1,25) 0,40

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Qua bảng phân tích cho thấy tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản của công ty có sự biến động lớn qua các năm và không giống với biến động của trung bình ngành. Năm 2010 tỷ số này là 1,82% có nghĩa cứ 100 đồng TTS đem đi đầu tư thì công ty thu được 1,82 đồng lợi nhuận sau thuế, trong khi đó bình quân ngành thu được 4,1% cao hơn 2,25 lần. Năm 2011 tỷ số ROA đạt 7,91% tăng 6,09 điểm % so với năm trước và cao hơn trung bình ngành 3,77 lần. Nguyên nhân do hoạt động kinh doanh thuận lợi nên LNST tăng, bên cạnh đó giá trị TTS giảm làm ROA của công ty tăng cao. Năm 2012 tỷ số này thấp chỉ đạt 1,65% do sự khó khăn chung của nền kinh tế, tình hình sản xuất kinh doanh chung của cả nước và trong tỉnh diễn biến phức tạp ảnh hưởng xấu đến quá trình kinh doanh của các doanh nghiệp trong tỉnh và công ty. Thêm vào đó, công ty chiếm dụng vốn của khách hàng và các đơn vị khác làm TTS tăng.

Sáu tháng đầu năm 2013 ROA của công ty dương (>0) chứng tỏ trong kỳ hoạt động kinh doanh có lợi nhuận. Tỷ số này chỉ đạt 0,4%, tuy nhiên vẫn cao hơn cùng kỳ. Do tốc độ tăng của LNST thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng của TTS. Có thể nhận thấy rằng công ty đã từng bước phục hồi sau những khủng hoảng của năm trước. Đây là dấu hiệu đáng phấn khởi đối với công ty.

4.2.4.3 Tỷ số sinh lờii trên vốn chủ sở hữu

Đây là một trong những tỷ số quan trọng của công ty trong việc đo lường hiệu quả của nguồn vốn chủ sở hữu. Tỷ số này cho biết với 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư, thì trong kỳ kinh doanh công ty thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả của việc đầu tư của vốn chủ sở hữu càng lớn.

Bảng 4.35 Phân tích tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

LN sau thuế Nghìn đồng 127.387 544.418 121.114 LNST TB ngành Triệu đồng 620.590 528.324 - Vốn chủ sở hữu bq Nghìn đồng 5.477.804 5.415.629 5.486.068 VCSH bq TB ngành Triệu đồng 4.878.484 8.693.573 - ROE % 2,33 10,05 2,21 ROE TB ngành % 12,72 6,08 -

VCSH bq TB ngành: Vốn chủ sở hữu bình quân của trung bình ngành Nguồn: Phòng kế toán – tài chính và www.cophieu68

Bảng 4.36 Phân tích tỷ số sinh lời trên vốn chủ sở hữu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013

LN sau thuế Nghìn đồng (82.120) 30.309

Vốn chủ sở hữu bq Nghìn đồng 5.384.451 5.291.665

ROE % (1,53) 0,57

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Bảng phân tích 4.37 và 4.38 thấy tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu của công ty biến động giống với sự biến động của ROA. Năm 2010 trong 100 đồng vốn chủ sở hữu được đầu tư thì công ty thu về 2,33 đồng lợi nhuận sau thuế, thấp hơn trung bình ngành 10,39 đồng. Năm 2011 tỷ số này đạt 10,05% cao hơn năm 2010 7,72 điểm % và trung bình ngành 3,97 điểm %. Nguyên nhân là do tốc độ tăng trưởng của lợi nhuận sau thuế cao hơn tốc độ tăng trưởng của vốn chủ sở hữu của công ty. Năm 2012 tỷ số này còn 2,21% giảm 7,84 điểm % so với năm 2011. Nguyên nhân chủ yếu là do LNST giảm. Sáu tháng đầu năm 2013 tỷ số ROE đạt 0,57% cho thấy 100 đồng VCSH công ty nhận được lợi nhuận sau thuế là 0,57 đồng rất thấp.

Qua việc phân tích tỷ số sinh lợi của công ty cho thấy các tỷ số này biến động rất lớn qua các năm. Điều này ngoài việc cho thấy tình hình kinh doanh của công ty chịu sự tác động lớn bởi sự phát triển và biến động của thị trường hay nói cách khác công ty chịu rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh. Năm 2011 đòn cân hoạt động (DOL) của công ty là 9,14 lần và năm 2012 DOL bằng 3,8 lần.

4.3 PHÂN TÍCH RỦI RO HOẠT ĐỘNG CỦA CÔNG TY

Một công ty cổ phần khi hoạt động kinh doanh đều chịu hai loại rủi ro là rủi ro hệ thống và rủi ro không hệ thống. Rủi ro hệ thống là rủi ro tác động đến toàn bộ hoặc hầu hết chứng khoán. Sự bấp bênh của môi trường kinh tế nói chung như GDP sụt giảm, lãi suất biến động, tốc độ lạm phát thay đổi... là những ví dụ về rủi ro hệ thống, những biến đổi này tác động đến sự dao động giá của các chứng khoán trên thị trường. Ở đây do công ty không giao dịch trên thị trường chứng khoán nên không phân tích đến rủi ro hệ thống. Rủi ro không hệ thống là rủi ro của riêng của từng công ty. Nó thể hiện qua qui mô hoạt động của công ty, đặc điểm ngành, nghề kinh doanh…rủi ro không hệ thống được chia thành hai loại nhỏ là rủi ro hoạt động (DOL) và rủi ro tài trợ (DFL). Do trong thời gian phân tích, công ty không vay nợ ngắn hạn nên rủi ro tài trợ của công ty là 1. Vì thế chỉ tập trung phân tích rủi ro hoạt động của công ty.

Rủi ro hoạt động là loại rủi ro được đo lường bằng sự không chắc chắn về thu nhập trước thuế và lãi vay sẽ đạt được. Rủi ro này bị tác động bởi nhiều yếu tố như: sự biến đổi của doanh thu theo chu kỳ kinh doanh, sự biến đổi của giá bán, sự biến đổi của chi phí, phạm vi đa dạng hóa sản phẩm, khả năng tăng trưởng của doanh nghiệp… Trước khi phân tích tình hình tài chính của doanh nghiệp nên phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp thông qua đòn bẩy định phí và đòn bẩy tài trợ để biết được hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp chịu rủi ro nhiều hay ít, các yếu tố nào góp phần làm tăng rủi ro của doanh nghiệp. Với những rủi ro như thế thì doanh nghiệp đề ra những quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối như thế nào để giúp công ty đạt được hiệu quả kinh doanh tốt nhất.

Bảng 4.37 Phân tích rủi ro hoạt động của công ty từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Phần trăm (%)

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

EBIT của công ty (1) (87,58) 328,47 (77,75)

DT của công ty (2) (39,05) 35,95 (20,45)

EBIT của tb ngành (3) 299,71 (20,37) -

DT của tb ngành (4) 69,61 50,53 -

DOL của công ty (1/2) (lần) 2,24 9,14 3,80

DOL tb ngành (3/4) (lần) 4,31 (0,40) -

EBIT: là tốc độtăng trưởng của EBIT qua các năm

Doanh thu: là tốc độ tăng trưởng của doanh thu qua các năm Nguồn: Phòng kế toán – tài chính và trang Web cổ phiếu 68

Đối với công ty cổ phần cơ khí Cửu Long, do không sử dụng nợ vay nên lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) của công ty cũng là cũng là lợi nhuận trước thuế của công ty và do đó đòn bẩy tài trợ của công ty (DFL) bằng 1 qua các năm phân tích. Qua bảng phân tích trên cho thấy tốc độ tăng trưởng của EBIT và tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty không ổn định qua các năm. Từ đó làm rủi ro hoạt động của công ty cũng biến động theo, điều này cho thấy công ty gặp rủi ro lớn trong hoạt động kinh doanh của mình.

Năm 2010, tốc độ tăng trưởng của EBIT và doanh thu điều âm so với năm 2009. Chứng tỏ rằng doanh thu và EBIT của công ty đều thấp hơn so với năm 2009. Từ đó làm rủi ro hoạt động của công ty là 2,24 thấp hơn gần 2 lần so với trung bình ngành thép (4,31). Có nghĩa khi doanh thu thay đổi 1% thì EBIT của công ty thay đổi 2,24%, trong khi đó ở trung bình ngành là 4,31%, điều này tốt cho công ty. Nguyên nhân làm cho doanh thu và EBIT của công ty giảm là do ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tỉnh và khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long. Tình hình tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp của tỉnh tăng 21,08% nhưng chưa cao về mặt giá trị. Điều này đã góp phần làm giảm sản lượng tiêu thụ cũng như làm giảm số lượng và giá trị của các đơn đặt hàng.

Năm 2011, tốc độ tăng trưởng EBIT đạt 328,47% cao hơn tốc độ tăng trưởng doanh thu làm DOL của công ty tăng 9,14 lần, trong khi đó DOL của trung bình ngành rất thấp đạt 0,4 lần. Điều này ảnh hưởng bất lợi đến hoạt động kinh doanh của công ty. Nguyên nhân do công ty gia tăng doanh thu từ việc tiêu thụ nhiều sản phẩm, thay đổi chính sách bán chịu (khoản phải thu cuối kỳ > khoản phải thu đầu kỳ), đồng thời tỷ lệ lãi gộp của công ty đạt 3,73% tăng 2,54 điểm % so với năm 2010.

Năm 2012, tốc độ tăng trưởng EBIT và tốc độ tăng trưởng doanh thu giảm so với năm 2011. Nguyên nhân là do ảnh hưởng chung của nên kinh tế Việt Nam, lãi suất cao, sức mua kém làm sản lượng tiêu thụ cũng như số lượng đơn đặt hàng giảm. Trong năm doanh thu thay đổi 1% thì EBIT của công ty thay đổi 3,8% (DOL=3,8) thấp hơn so với năm 2011. Điều này tốt cho công ty.

Bảng 4.38 Phân tích rủi ro hoạt động của công ty trong 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng– 2012 6 tháng – 2013 Tốc độ tăng (%)

EBIT (82.119.133) 65.719.215 180,03

Doanh thu 4.577.195.265 4.851.586.814 5,99

DOL X X 30,03

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Qua bảng 4.38 cho thấy, tốc độ tăng trưởng EBIT của công ty tăng cao đạt 180,03% là do sáu tháng đầu năm 2012 EBIT của công ty âm. So với cùng kỳ 2012 thì tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty chỉ đạt 5,99% làm DOL của công ty rất cao đạt 30,03 lần, nghĩa là có sự biến động lớn giữa doanh thu và EBIT. Trong kỳ, doanh thu thay đổi 1% thì EBIT của công ty thay đổi 30,03%, vì thế sẽ ảnh hưởng bất lợi đối với công ty.

Qua phân tích đòn bẩy hoạt động của công ty, cho thấy công ty có rủi ro hoạt động cao do biến động lớn của DOL qua các năm. Rủi ro hoạt động DOL thay đổi phụ thuộc vào sản lượng tiêu thụ, do đó năm nào công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng và có giá trị lớn thì lợi nhuận của công ty cao và ngược lại. Đối với lĩnh vực sản xuất đặc thù của công ty, thông thường sản phẩm làm ra theo kích cỡ, công suất khách hàng yêu cầu chứ không có một chuẩn nào, vì thế buộc công ty phải chấp nhận một mức rủi ro tương đối. Tuy nhiên, để giảm

rủi ro hoạt động công ty có thể chủ động trong việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có qui cách chuẩn như: bánh bơi máy cày, thiết bị sấy lúa tự động…

4.4 PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH BẰNG SƠ ĐỒ DUPONT

Phân tích sơ đồ Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia ROE và ROA ra thành nhiều thành phần có mối quan hệ với nhau. Mục tiêu cuối cùng của phương pháp này là xác định thành phần nào có ảnh hưởng lớn đến ROE của công ty. Từ đó đưa ra những giải pháp tác động lên thành phần đó nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh (tăng ROA và ROE) của công ty.

4.4.1 Phân tích tài chính bằng sơ đồ Dupont năm 2010

Hình 4.1 Phân tích sơ đồ Dupont năm 2010

Qua phân tích sơ đồ Dupont của công ty trong năm 2010 cho thấy tỷ số sinh lời trên VCSH (ROE) là 2,33% thấp hơn rất nhiều so với trung bình

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)