Phân tích các chỉ số tài chính

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 27)

Phân tích tỷ số tài chính là việc sử dụng các tỷ số tài chính để đo lường và đánh giá tình hình tài chính, hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Số liệu để phân tích được thu thập từ bảng cân đối kế toán và báo cáo kế hoạt hoạt động kinh doanh.

2.1.5.1 Nhóm khả năng thanh toán

a). Phân tích tỷ số thanh toán hiện thời

Nhóm này gồm tỷ số khả năng thanh toán hiện hành (Rc), tỷ số khả năng thanh toán nhanh (Rq). Tỷ số thanh toán có ý nghĩa rất quan trọng đối với đối tác kinh doanh và các tổ chức tín dụng vì nó giúp các tổ chức này đánh giá khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty.

Công thức tính: RC = (2.5)

- Hệ số khả năng thanh toán cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bằng bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn.

- Hệ số này càng cao cho thấy khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn càng tốt. Tuy nhiên nếu tỷ số này quá cao sẽ ảnh hưởng bất lợi vì nó phản ánh công ty đã đầu tư nhiều vào tài sản lưu động (TSLĐ).

- Khi giá trị hệ số này giảm chứng tỏ khả năng trả nợ của công ty giảm, là dấu hiệu báo trước những khó khăn tài chính trong tương lai.

Tài sản lưu động Nợ ngắn hạn

- Để đánh giá đúng tình hình thanh toán của công ty cần quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh vì ở các lĩnh vực khác nhau thì cơ cấu của các khoản mục TSLĐ sẽ khác nhau.

b). Phân tích tỷ số thanh toán nhanh

Công thức tính: Rq = (2.6)

Tỷ số này cũng đo lường khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của công ty bằng các tài sản có tính lưu động cao hơn.

Chỉ số này cho biết 1 đồng nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi bao nhiêu đồng tài sản ngắn hạn nhưng không tính giá trị hàng tồn kho.

Hệ số này quá cao gây nên tình trạng mất cân đối của vốn lưu động. Công ty đã tập trung qua nhiều vào vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn hoặc các khoản phải thu dẫn đến hoạt động không hiệu quả.

2.1.5.2 Nhóm quản trị tài sản

Nhóm tỷ số này đo lường hiệu quả quản lý các loại tài sản của công ty. Nhóm tỷ số này bao gồm tỷ số vòng quay hàng tồn kho, kỳ thu tiền bình quân, vòng quay tài sản cố định, vòng quay tổng tài sản.

a). Hệ số vòng quay hàng tồn kho

Công thức tính: RI = (2.7)

Số liệu dùng để tính hệ số vòng quay hàng tồn kho được lấy từ bảng báo cáo kết quả kinh doanh và bảng cân đối kế toán.

Hệ số này cho biết trong một kỳ (tháng, quý, năm) hàng tồn kho của doanh nghiệp quay vòng bao nhiêu lần. Nó phản ánh hiệu quả quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp.

Tỷ số này càng lớn đồng nghĩa với hiệu quả quản lý hàng tồn kho càng cao. Vì hàng tồn kho quay vòng nhanh sẽ giúp công ty giảm được chi phí bảo quản, lưu kho. Tuy nhiên số vòng quay trong năm quá cao sẽ gây khó khăn trong khâu cung cấp, hàng hóa dự trữ không kịp cung ứng cho khách hàng, điều này sẽ ảnh hường xấu đến uy tín doanh nghiệp.

b). Kỳ thu tiền bình quân và trả tiền bình quân

Công thức tính: RT = (2.8)

Đo lường khả năng thu hồi vốn nhanh hay chậm trong quá trình khách hàng thanh toán.

Tài sản lưu động – hàng tồn kho Nợ ngắn hạn

Giá vốn hàng bán Hàng tồn kho bình quân

Các khoản phải thu bình quân Doanh thu bình quân 1 ngày

Hệ số này đo lường hiệu quả quản lý các khoản phải thu. Nó cho biết khoản bao nhiêu ngày để thu hồi các khoản phải thu. Đối với công ty hệ số này càng thấp càng tốt.

b). Hệ số vòng quay tổng tài sản

Công thức tính RA = (2.9)

Hệ số này đo lường hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty. Nó cho biết 1 đồng vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh sẽ mang lại bao nhiêu đồng doanh thu cho công ty. Đối với công ty hệ số này càng cao càng tốt.

2.1.5.3 Nhóm tỷ số quản trị nợ

Các tỷ số này phản ánh cơ cấu nguồn vốn của công ty. Cơ cấu vốn có ảnh hưởng đến lợi nhuận của cổ đông và rủi ro tài trợ của công ty. Tỷ số quản trị nợ bao gồm tỷ số nợ trên tổng tài sản, nợ trên vốn chủ sở hữu và tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

a). Tỷ số nợ trên tổng tài sản

Công thức tính nợ trên nguồn vốn Rd = (2.10)

Đo lường mức độ sử dụng nợ trong việc tài trợ các loại tài sản hiện có của công ty.

Cho biết một đồng tài sản được tài trợ bằng bao nhiêu đồng nợ.

Đối với chủ nợ hoặc những người góp vốn họ muốn tỷ số này thấp vì họ sẽ được bảo đảm thanh toán nếu không may công ty phá sản. Đối với chủ sở hữu họ mong muốn tỷ số này cao vì khi đó lợi nhuận của của công ty được gia tăng nhanh, đồng thời phát huy được hiệu quả lá chắn thuế. Tuy nhiên, nếu tỷ số này quá cao công ty sẽ gặp rủi ro tài trợ, và có thể mất khả năng thanh toán các khoản nợ.

b). Tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

Công thức tính Re = (2.11)

Đo lường mối quan hệ giữa nợ và vốn chủ sở hữu của công ty.

Tỷ số này cho biết 1 đồng vốn chủ sở hữu phải gánh bao nhiêu đồng nợ. Tỷ số này càng lớn thì rủi ro về thanh toán càng cao.

c). Tỷ số khả năng thanh toán lãi vay

Công thức tính RP = (2.12)

Doanh thu thuần Tổng giá trị tài sản bình quân

Tổng nợ Tổng tài sản

Tổng nợ Vốn chủ sở hữu

EBIT Chi phí lãi vay

Đo lường khả năng trả lãi bằng lợi nhuận trước thuế và lãi vay.

Phụ thuộc vào hiệu quả sản xuất kinh doanh và mức độ sử dụng nợ của công ty.

Cho biết mối quan hệ giữa chi phí lãi vay và lợi nhuận kinh doanh chính của công ty. Tỷ số này càng lớn càng tốt vì cho thấy khả năng trả lãi vay của công ty càng lớn.

2.1.5.4 Nhóm tỷ số khả năng sinh lợi

Đây là nhóm tỷ số quan trọng khi nghiên cứu công ty để quyết định đầu tư. Nó đánh giá hiệu quả hoạt động trong suốt kỳ kinh doanh. Đối với công ty nhóm tỷ số này càng cao càng tốt. Nó gồm ba tỷ số là lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS), lợi nhuận ròng trên tổng tài sản (ROA) và lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

a). Tỷ số lợi nhuận ròng trên doanh thu (ROS)

Công thức tính ROS = (2.13)

Tỷ số này cho biết 1 đồng doanh thu tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Khi tính toán khả năng sinh lợi của công ty.

Nếu đứng ở gốc độ nhà đầu tư thì lợi nhuận ròng được sử dụng là lợi nhuận sau thuế. Còn đứng ở gốc độ ngân hàng cho vay vốn thì lợi nhuận được sử dụng để tính tỷ số này là lợi nhuận trước thuế.

b). Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản ( ROA)

Công thức tính ROA = (2.14)

Tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty.

c). Tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (ROE)

Công thức tính ROE = (2.16)

Đây là tỷ số quan trọng khi phân tích để đầu tư vào một công ty vì tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn cổ phần phổ thông của công ty. Tỷ số này càng cao cho thấy hiệu quả từ việc sử dụng đồng vốn chủ sở hữu càng tốt.

Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần

Lợi nhuận ròng Tổng tài sản bình quân

Lợi nhuận ròng Vốn chủ sở hữu bình quân

2.1.6 Phân tích tài chính của doanh nghiệp bằng sơ đồ Dupont

Phân tích Dupont là kỹ thuật phân tích bằng cách chia tỷ số ROA và ROE thành những bộ phận có quan hệ với nhau để đánh giá tác động của từng bộ phận lên kết quả sau cùng. Kỹ thuật này thường được sử dụng bởi các nhà quản lý trong nội bộ công ty để có cái nhìn cụ thể và ra quyết định xem nên cải thiện tình hình tài chính của công ty bằng cách nào.

Hình 2.1 Sơ đồ Dupont công ty cổ phần cơ khí Cửu Long – Vĩnh Long

2.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh

Nhân tố là những yếu tố bên trong của mỗi hiện tượng, mỗi quá trình. Mỗi sự biến động của nó có tác động trực tiếp đến tính chất, xu hướng và mức độ xác định của chỉ tiêu phân tích. Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh được phân loại theo nhiều chỉ tiêu khác nhau.

Theo nội dung kinh tế của nhân tố bao gồm nhân tố thuộc về điều kiện kinh doanh và nhân tố thuộc vào kết quả kinh doanh.

Nhân tố thuộc về điều kiện sản xuất kinh doanh: Số lượng lao động, số lượng vật tư, tiền vốn. Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố thuộc về kết quả kinh doanh: Thường ảnh hưởng có tính chất dây chuyền, từ khâu cung ứng đến sản xuất, tiêu thụ và ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp.

Theo tính tất yếu của nhân tố có hai loại là nhân tố chủ quan và nhân tố khách quan. Phân tích kinh doanh theo nhân tố này sẽ giúp doanh nghiệp đánh giá đúng những nổ lực của bản thân doanh nghiệp và tìm hướng tăng nhanh hiệu quả kinh doanh.

ROE

ROA Tổng tài sản bq/ Vốn chủ sở hữu bq

Tỷ lệ lãi gộp

X

Vòng quay tổng tài sản

X

Lợi nhuận ròng  Doanh thu Doanh thu  Tổng tài sản bq

Nhân tố chủ quan: Phát sinh và tác động đến kết quả kinh doanh là do sự chi phối của bản thân doanh nghiệp như giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, nhiên liệu… điều này tùy thuộc vào sự nổ lực của chủ doanh nghiệp.

Nhân tố khách quan: Phát sinh tác động đến kết quả kinh doanh như là một yêu cầu tất yếu, ngoài sự chi phối của doanh nghiệp như luật định, thuế suất, giá cả thị trường.

Phân tích kinh doanh theo hướng tác động của tính chất nhân tố số lượng và chất lượng vừa giúp doanh nghiệp đánh giá đúng phương hướng và chất lượng kinh doanh, vừa có tác dụng trong việc xác định trình tự sắp xếp và thay thế các nhân tố khi tính toán mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố.

Nhân tố số lượng: Phản ánh quy mô sản xuất và kết quả kinh doanh như số lượng lao động, số lượng vật tư, khối lượng sản phẩm trong kỳ kinh doanh, doanh thu bán hàng…

Nhân tố chất lượng: Phản ánh hiệu suất kinh doanh như giá bán sản phẩm, lãi suất, lợi nhuận, hiệu quả sử dụng vốn…

Phân loại theo tác động của nhân tố gồm nhân tố tích cực và nhân tố tiêu cực. Phân tích kinh doanh theo nhân tố này giúp doanh nghiệp chủ động tìm biện pháp để phát huy những nhân tố tích cực, tăng nhanh kết quả kinh doanh. Đồng thời, hạn chế những nhân tố tác động xấu đến hoạt động kinh doanh.

Nhân tố tích cực: Có tác động làm tăng quy mô, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Nhân tố tiêu cực: Phát sinh làm ảnh hưởng xấu đến kết quả kinh doanh.

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu 2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

Trong quá trình thực tập tại công ty, tìm hiểu quá trình hoạt động của công ty. Trên cơ sở đó thu thập số liệu thứ cấp là các báo cáo tài chính từ năm 2010, 2011, 2012, và sáu tháng đầu năm 2013.

Số liệu thứ cấp về chỉ số trung bình ngành trên trang Web Cổ Phiếu 68.

2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu

Mục tiêu 1: Dựa vào các số liệu thứ cấp trên báo cáo tài chính từ năm 2010 – sáu tháng đầu năm 2013 sử dụng phương pháp so sánh để phân tích khái quát tình hình tài chính của doanh nghiệp nhằm đánh giá tài sản của công ty đang tăng lên hay giảm đi. Nguồn vốn của doanh nghiệp đang bị chiếm dụng hay đang chiếm dụng của đơn vị khác. Dựa vào lợi nhuận sau thuế trên bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh ngoài sử dụng phương pháp so sánh để biết rằng doanh nghiệp đang làm ăn tốt hay đang gặp khó khăn còn sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn để nhận biết mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến lợi nhuận của công ty.

Mục tiêu 2: Dựa vào báo cáo tài chính qua các năm để tính toán các tỷ số tài chính đồng thời sử dụng phương pháp so sánh qua các năm và trung bình ngành để đánh giá hiệu quả kinh doanh của công ty qua các năm.

Mục tiêu 3: Dựa vào bảng cân đối kế toán và báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh sử dụng sơ đồ Dupont để phân tích sâu tình hình tài chính của công ty.

Mục tiêu 4: Từ việc phân tích thực trạng tài chính, các tỷ số tài chính. Sử dụng phương pháp suy luận, tự luận để đưa ra các giải pháp giúp công ty hoạt động có hiệu quả hơn.

2.2.2.1 Phương pháp so sánh

Được sử dụng trong luận văn này để so sánh, phân tích số liệu của bảng cân đối kế toán và bảng báo cáo kết quả kinh doanh để thấy được mức độ biến động và hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần cơ khí Cửu Long. So sánh là phương pháp được sử dụng phổ biến nhất trong phân tích để xác định xu hướng, mức độ biến động của chỉ tiêu phân tích. Có ba hình thức so sánh là so sánh bằng số tuyệt đối, so sánh bằng số tương đối, so sánh bằng số tuyệt đối kết cấu.

+ So sánh bằng số tuyệt đối (Y= Y1 – Y0) : Là hiệu số giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Nó phản ánh tổng hợp số lượng và qui mô của các chỉ tiêu này. Phương pháp này sử dụng để so sánh số liệu năm nay với số liệu của năm trước nhằm nhận biết sự biến động của các chỉ tiêu từ đó đưa ra biện pháp khắc phục.

+ So sánh bằng số tương đối (Y = Y1/ Y0*100): Là tỷ lệ (%) chênh lệch giữa trị số của kỳ phân tích với kỳ gốc của các chỉ tiêu kinh tế. Phương pháp này được sử dụng để so sánh tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu giữa các năm và so sánh tốc độ tăng trưởng giữa các chỉ tiêu. Trị số này nói lên kết cấu các mối quan hệ tốc độ phát triển và mức độ phổ biến của các chỉ tiêu kinh tế.

+ So sánh bằng số tuyệt đối kết cấu: Biểu hiện mối quan hệ tỷ trọng đạt được của từng bộ phận chiếm trong mức độ đạt được của tổng thể về một chỉ tiêu nào đó.

Để tiến hành so sánh phải giải quyết những vấn đề cơ bản như xác định số gốc để so sánh, xác định điều kiện để so sánh, xác định mục tiêu so sánh.

Xác định số gốc so sánh phụ thuộc vào mục tiêu cụ thể của phân tích.

 Khi nghiên cứu nhịp độ biến động, tốc độ tăng trưởng của các chỉ tiêu, số gốc để so sánh là giá trị chỉ tiêu ở kỳ trước.

 Khi nghiên cứu nhịp điệu thực hiện nhiệm vụ kinh doanh trong từng khoản thời gian thường so sánh với cùng kỳ năm trước, quý trước.

 Khi đánh giá mức độ biến động so với các mục tiêu đã dự kiến, số thực tế sẽ so sánh với mục tiêu đề ra trong kế hoạch.

Giá trị của các chỉ tiêu ở kỳ trước, kế hoạch hoặc cùng kỳ năm trước gọi chung là trị số kỳ gốc. Thời kỳ chọn để phân tích được gọi là kỳ phân tích.

Ngoài việc so sánh theo thời gian, phân tích còn tiến hành so sánh kết quả kinh doanh giữa các đơn vị. Đơn vị được chọn làm gốc so sánh là đơn vị điển hình trong lĩnh vực kinh doanh hay ngành đó.

Khi so sánh theo thời gian cần đảm bảo các điều kiện có thể so sánh

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)