Nhóm hệ số hiệu quả hoạt động

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 64)

4.2.2.1 Vòng quay hàng tồn kho

Để đo lường hiệu quả hoạt động nhà quản lý cần tính toán các chỉ số về vòng quay của những loại tài sản trong công ty như vòng quay HTK, vòng quay TTS, vòng quay TSLĐ, vòng quay TSCĐ để từ đó đưa ra những quyết định quản lý những loại tài sản này hiệu quả hơn.

Bảng 4.21 Phân tích vòng quay hàng tồn kho từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 9.011.774 12.371.553 9.893.264

HTK bình quân Nghìn đồng 2.855.177 3.290.788 2.863.334

Vòng quay HTK Lần 3,16 3,76 3,46

Kỳ luân chuyển HTK Ngày 116 97 106

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Qua bảng 4.21 cho thấy hệ số vòng quay HTK của công ty từ năm 2010 – 2012 khá thấp khoản 3 vòng/ năm tương đương 97 – 116 ngày. Năm 2010 vòng quay HTK của công ty là 116 ngày. Nguyên nhân do năm này công ty

nhận được đơn đặt hàng lớn cần nhiều thời gian để hoàn thành, đồng thời công ty cũng tự sản xuất trước phụ tùng cho máy nông nghiệp mà thời vụ bán các loại phụ tùng này có tính chu kỳ theo việc sản xuất nông nghiệp nên làm tăng thời gian lưu kho của thành phẩm và sản phẩm dỡ dang.

Năm 2011, vòng quay HTK tăng đạt 3,76 vòng/ năm tương đương thời gian lưu kho giảm còn 97 ngày/vòng. Nguyên nhân là do công ty nhận được những đơn đặt hàng với qui trình sản xuất cũ, công nhân quen tay, không cần nhiều thời gian để nghiên cứu và chế tạo nên tiến độ sản xuất được gia tăng đáng kể và giảm thời gian lưu kho cho sản phẩm. Việc giảm thời gian lưu kho làm công ty hoạt động hiệu quả hơn và góp phần làm tăng lợi nhuận của công ty trong năm 2011.

Năm 2012, vòng quay HTK đạt 3,46 vòng/năm tương đương 106 ngày/ vòng, giảm 0,3 vòng so với năm 2011. Nguyên nhân do tình hình kinh doanh trong năm có nhiều khó khăn nên thời gian lưu kho của sản phẩm tăng so với kỳ kinh doanh trước.

Bảng 4.22 Phân tích vòng quay hàng tồn kho 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013 Giá vốn hàng bán Nghìn đồng 3.925.178 3.969.385

HTKbình quân Nghìn đồng 3.189.896 3.271.003

Vòng quay HTK Lần 1,23 1,21

Kỳ luân chuyển HTK Ngày 149 151

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Sáu tháng đầu năm 2012 số vòng quay HTK chỉ đạt 1,23 vòng tương ứng thời gian lưu kho là 149 ngày/ nữa năm. Nguyên nhân là do sự tồn động nhiều của sản phẩm dỡ dang từ những đơn đặt hàng trong năm. Cuối năm 2012 công ty hoàn thành và giao đơn đặt hàng làm giá trị HTK giảm, vòng quay HTK tăng và thời gian lưu kho giảm.

Sáu tháng đầu năm 2013, vòng vay HTK của công ty đạt 1,21 vòng tương đương thời gian lưu kho là 151 ngày biến động ít so với thời điểm cùng kỳ. Nguyên nhân là do giá trị HTK tăng từ những sản phẩm dở dang. Điều này cho thấy công ty thường nhận những đơn đặt hàng vào đầu năm và sẽ cố gắng hoàn thành trong trong thời điểm cuối năm.

Vòng quay hàng tồn kho cho biết trung bình trong 1 năm công ty mất bao nhiêu thời gian kể từ khi mua nguyên vật liệu, tiến hành sản xuất và bán thành phẩm cho khách hàng. Đối với công ty số vòng quay này lớn sẽ tốt vì công ty sẽ giảm được thời gian lưu kho, tiết kiệm nhiều chi phí và tổn thất trong quá trình lưu kho, giảm được thời gian hoán chuyển hàng hóa thành tiền. Tuy nhiên, số vòng quay này quá lớn sẽ làm công ty thiếu lượng hàng hóa dự trữ cần thiết và không đảm bảo được tính ổn định trong quá trình sản xuất. Vòng quay hàng tồn kho đối với mỗi ngành, lĩnh vực kinh doanh là khác nhau, nên không có một hệ số hàng tồn kho nào là tối ưu áp dụng chung cho tất cả các doanh nghiệp. Qua việc phân tích HTK qua các năm cho thấy thời gian

luân chuyển HTK của công ty khoảng 100 – 116 ngày. Đây có thể là mức thời gian hợp lý đối với lĩnh vực kinh doanh (sản xuất máy móc thiết bị) và tình trạng hoạt động hiện tại của công ty (công ty có ít nhân công, sản xuất chủ yếu là nhờ đơn đặt hàng). Tuy nhiên để công ty hoạt động hiệu quả hơn thì cần có chính sách cải cách và quản lý HTK tốt hơn để rút ngắn thời gian lưu kho của nguyên vật liệu, sản phẩm dỡ dang và thành phẩm.

4.2.2.2 Vòng quay tổng tài sản

Bảng 4.23 Phân tích vòng quay tổng tài sản từ năm 2010 – 2012

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Doanh thu thuần (1) Nghìn đồng 10.740.203 14.600.976 11.614.612

TTS bình quân (2) Nghìn đồng 7.006.798 6.886.301 7.343.670

DTT tb ngành (3) Triệu đồng 9.349.864 14.074.391 -

TTS bq tb ngành (4) Triệu đồng 15.121.314 25126802 -

Vòng quay TTS (1/2) Lần 1,53 2,12 1,58

Kỳ luân chuyển TTS Ngày 238 172 231

Vòng quay TTS tb ngành (3/4) Lần 0,62 0,56 -

Kỳ luân chuyển TTS tb ngành Ngày 590 473 -

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính và trang web cổ phiếu 68

Bảng 4.24 Phân tích vòng quay tổng tài sản 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Chỉ tiêu ĐVT 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013 Doanh thu thuần Nghìn đồng 4.577.195 4.851.587

TTS bình quân Nghìn đồng 6.594.926 7.515.878

Vòng quay TTS Lần 0,69 0,65

Kỳ luân chuyển TTS Ngày 264 283

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Chỉ tiêu này được dùng để đánh giá hiệu quả sử dụng tổng tài sản hay tổng nguồn vốn của công ty, hệ số này càng cao có nghĩa công ty sử dụng vốn càng hiệu quả. Qua bảng số liệu 4.23 cho thấy vòng quay TTS của công ty lớn hơn trung bình ngành từ năm 2010 và 2011. Năm 2010 vòng quay TTS của công ty là 1,53 lần điều này có nghĩa là trong năm 1 đồng TTS sẽ tạo ra 1,53 đồng doanh thu thuần và kỳ luân chuyển TTS trong năm là 238 ngày. Trong khi đó trung bình ngành chỉ chiếm 0,62 vòng đạt 590 ngày, hệ số này thấp là do TTS của trung bình ngành lớn hơn nhiều lần so với doanh thu đạt được.

Năm 2011 hệ số này tăng 0,59 vòng/năm đạt 2,12 vòng/năm làm giảm thời gian luân chuyển TTS xuống 66 ngày đạt 172 ngày/vòng. Nguyên nhân là do trong năm DTT của công ty tăng, nhưng TTS trong năm của công ty giảm, do công ty không chiếm dụng vốn của khách hàng và đối tác. Hệ số này cao hơn so với trung bình ngành (0,56 vòng/năm).

Năm 2012 vòng quay TTS giảm, cứ 1 đồng TTS đầu tư, công ty mang về được 1,58 đồng doanh thu thuần. Sáu tháng đầu năm 2013 có sự biến động không lớn của vòng quay TTS so với cùng kỳ sáu tháng 2012. Cụ thể giảm 0,4

vòng/nửa năm tương đương tăng 19 ngày. Số vòng quay 6 tháng thấp hơn so với số vòng quay cả năm chủ yếu do tồn tại giá trị HTK lớn.

Qua kết quả so sánh vòng quay TTS của công ty với trung bình ngành cho thấy, công ty có hiệu quả sử dụng TTS tốt hơn. Do số ngày luân chuyển TTS ít hơn. Đặc điểm ngành hoạt động kinh doanh cần nhiều thời gian cho một chu kỳ quay của TTS, tuy nhiên công ty có thể nâng cao hiệu quả sử dụng TTS (tăng số vòng quay) bằng cách giảm thời gian lưu kho của HTK.

4.2.4.3 Kỳ thu tiền bình quân

Đo lường thời gian thu hồi các khoản nợ ngắn hạn của khách hàng. Thời gian thu hồi khoản phải thu ngắn, chứng tỏ hiệu quả quản lý khoản phải thu cao. Giúp công ty sớm thu hồi nợ và đảm bảo lượng vốn của công ty không bị chiếm dụng nhiều.

Bảng 4.25 Phân tích kỳ thu tiền bình quân năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Khoản phải thu bình quân 1.207.851 993.537 1.199.960

Doanh thu trong một ngày 29.425 40.003 31.821

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 41 25 38

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Bảng 4.26 Phân tích kỳ thu tiền bình quân 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013

Khoản phải thu bình quân 1.001.428 1.026.572

Doanh thu trong một ngày 25.012 26.511

Kỳ thu tiền bình quân (ngày) 40 39

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Kỳ thu tiền bình quân của công ty biến động không nhiều qua các năm, từ 25 – 41 ngày. Năm 2010 kỳ thu tiền bình quân là 41 ngày, nguyên nhân là do khoản phải thu trong đầu năm này chiếm tỷ lệ lớn. Năm 2011 kỳ thu tiền bình quân của công ty thấp nhất khoản 25 ngày. Năm 2011 công ty hoạt động hiệu quả, doanh thu thuần trong năm của công ty cao, nên doanh thu trong một ngày cao và kỳ thu tiền giảm. Năm 2012 công ty kinh doanh không tốt do tác động lớn của yếu tố môi trường kinh doanh. Bên cạnh đó công ty lại bị khách hàng chiếm dụng vốn nhiều nên thời gian thu tiền tăng 13 ngày so với năm 2011. Sáu tháng đầu năm 2013 kỳ thu tiền bình quân của công ty chênh lệch không đáng kể so với thời điểm cùng kỳ. Doanh thu trong một ngày của công ty tăng so với sáu tháng đầu năm 2012 điều này cho thấy đầu năm nay tình hình kinh doanh của công ty có chiều hướng tích cực hơn so với thời điểm cùng kỳ.

Qua kết quả phân tích kỳ thu tiền bình quân và vòng quay HTK cho thấy tổng thời gian của 1 chu kỳ kinh doanh (từ lúc mua nguyên vật liệu đến khi nhận được tiền bán sản phẩm) khoản 141 ngày (4,7 tháng), thời gian này khá

dài. Để nâng cao hiệu quả hoạt động và quản lý tài sản được tốt hơn, công ty nên giảm thời gian chu kỳ kinh doanh.

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)