Phân tích tình hình tài chính qua bảng cân đối kế toán

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 40)

4.1.1.1 Đánh giá khái quát về biến động của tài sản và nguốn vốn a). Phân tích về biến động tài sản

Qua bảng 4.1 cho thấy tổng tài sản (TTS) của công ty có biến động từ năm 2010 – 2012. Cụ thể TTS trong năm 2011 giảm 14.897 nghìn đồng tương ứng giảm 0,22% so với năm 2010. Năm 2012 tổng tài sản tăng 929.635 nghìn đồng tương ứng 13,51% so với năm 2011.

Năm 2011, TTS của công ty giảm so với năm 2010 chủ yếu là do tài sản dài hạn (TSDH) mà cụ thể là tài sản cố định (TSCĐ) giảm 151.375 nghìn đồng tương ứng giảm 16,32%. Trong năm này công ty không đầu tư thêm máy móc thiết bị mới nên giá trị TSCĐ giảm là do khấu hao. Tài sản ngắn hạn (TSNH) của công ty tăng 112.579 nghìn đồng (1,89%) do tiền và các khoản tương đương tiền tăng 82.738 nghìn đồng (5,35%), khoản phải thu tăng 670.438 nghìn đồng (101,84%), mặc dù hàng tồn kho (HTK) giảm 679.363 nghìn đồng (18,71%). Nguyên nhân của sự biến động này là do trong năm công ty bán một số máy móc thành phẩm làm giá trị HTK giảm, tiền và các khoản tương đương tiền, khoản phải thu tăng lên. Tuy nhiên khoản phải thu năm 2011 tăng rất cao so với năm 2010 điều này cho thấy công ty bán hàng chủ yếu là bán trả chậm, có thể công ty đang bị khách hàng chiếm dụng vốn. Do đó, công ty có thể sẽ gặp khó khăn trong vấn đề xoay vòng nguồn vốn. Khoản mục TSNH khác và TSDH khác của công ty điều tăng là do công ty đã trả trước các khoản chi phí cho người cung cấp.

Bảng 4.1 Phân tích biến động tổng tài sản từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Tài sản Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 – 2010 So sánh 2012 – 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 5.942.295 6.054.874 7.021.652 112.579 1,89 966.778 15,97

I. Tiền và khoản tương đương tiền 1.546.494 1.629.232 2.939.478 82.738 5,35 1.310.246 80,42 III. khoản phải thu ngắn hạn 658.318 1.328.756 1.071.164 670.438 101,84 (257.592) (19,39) IV. Hàng tồn kho 3.630.469 2.951.106 2.775.562 (679.363) (18,71) (175.544) (5,95) V. Tài sản ngắn hạn khác 107.014 145.780 235.448 38.766 36,23 89.667 61,51 B. Tài sản dài hạn 951.455 823.979 786.836 (127.476) (13,40) (37.143) (4,51) II. Tài sản cố định 929.896 778.161 763.382 (151.735) (16,32) (14.779) (1,90) V. Tài sản dài hạn khác 21.559 45.818 23.454 24.259 112,52 (22.364) (48,81) Tổng cộng tài sản 6.893.750 6.878.853 7.808.488 (14.897) (0,22) 929.635 13,51

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Năm 2012, TSNH của công ty tăng 966.777 nghìn đồng chiếm 15,97% so với năm 2011 chủ yếu là do tiền và các khoản tương đương tiền, TSNH khác tăng lên. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng rất cao khoảng 1.310.246 nghìn đồng (80,42%) nguyên nhân là do công ty thu được các khoản nợ của năm trước, tiền quỹ được trích lập và tiền lãi thu được từ tiền gửi ngân hàng của năm nay nhiều hơn năm trước. Năm 2012, ngoài việc công ty thu được các khoản nợ của năm trước, thì hoạt động bán hàng của công ty trong năm này có nhiều thuận lợi hơn khi phần lớn khách hàng thanh toán tiền ngay khi giao hàng hoặc trả chậm trong thời gian ngắn vì thế mà khoản phải thu giảm 257.592 nghìn đồng tương đương giảm 19,39% so với năm 2011. Hàng tồn kho giảm 5,95% tương đương 175.544 nghìn đồng là do công ty đã hoàn thành một số đơn đặt hàng và giao hàng trong cuối năm nên sản phẩm dỡ dang tồn kho giảm. TSNH khác của công ty tăng là do chi phí trả trước và các loại tài sản ngắn hạn khác tăng. TSDH năm 2012 giảm 37.144 nghìn đồng (4,51%) chủ yếu là do TSCĐ giảm 14.779 nghìn đồng (1,9%). Tỷ lệ này giảm ít hơn so với năm trước do công ty đầu tư xây dựng mới một phân xưởng phục vụ sản xuất (chi phí xây dựng dỡ dang). Chi phí trả trước dài hạn trong năm nay giảm so với năm trước làm giá trị TSDH khác giảm 48,81%.

Bảng 4.2 Phân tích biến động tổng tài sản từ 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Tài sản 6t - 2012 6t - 2013 So Sánh 6t-2013–6t-2012 Số tiền Tỷ lệ (%) A. Tài sản ngắn hạn 5.499.575 6.517.348 1.017.773 18,51

I. Tiền, khoản tương đương tiền 1.170.943 1.411.763 240.820 20,57 III. khoản phải thu ngắn hạn 674.101 981.980 307.879 45,67

IV. Hàng tồn kho 3.428.685 3.766.444 337.759 9,85 V. Tài sản ngắn hạn khác 225.846 357.161 131.315 58,14 B. Tài sản dài hạn 811.424 705.922 (105.502) (13,00) II. Tài sản cố định 776.788 670.480 (106.308) (13,69) V. Tài sản dài hạn khác 34.636 35.442 806 2,33 Tổng cộng tài sản 6.310.999 7.223.270 912.271 14,46

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Sáu tháng đầu năm 2013 tình hình TTS của công ty tốt hơn so với cùng kỳ năm 2012. TTS tăng 912.271 nghìn đồng chiếm 14,46% chủ yếu là do sự tăng lên của TSNH tăng 18,51% (1.017.773 nghìn đồng). Nguyên nhân là do sáu tháng đầu năm nay tình hình kinh doanh của công ty có nhiều khả quan hơn. Công ty nhận được nhiều đơn đặt hàng và tiêu thụ hàng hàng nhiều hơn. Từ đó, các khoản tiền mặt tăng 240.820 nghìn đồng chiếm 20,57% và khoản phải thu cũng tăng với giá trị 307.879 nghìn đồng chiếm 45,67% so với cùng kỳ năm trước. Bên cạnh đó, do có nhiều đơn đặt hàng nên giá trị sản phẩm dỡ dang và thành phẩm tồn kho nhiều nên giá trị hàng tồn kho cũng tăng so với kỳ trước. TSDH của công ty trong sáu tháng đầu năm giảm so với cùng kỳ vì trong đầu năm 2012 công ty đã đầu tư thêm TSCĐ nhưng sáu tháng đầu năm 2013 công ty không mua thêm máy móc phục vụ sản xuất kinh doanh nên

khoản giảm này là do khấu hao. TSDH khác tăng là do chi phí trả trước dài hạn tăng.

b). Phân tích v biến động nguồn vốn

Tình hình biến động của tổng nguồn vốn (TNV) bằng với biến động TTS. Qua bảng phân tích 4.3 cho thấy từ năm 2010 – 2012, công ty không vay các khoản nợ ngắn hạn và nợ dài hạn để tài trợ cho hoạt động đầu tư, mua mới tài sản cố định. Nợ dài hạn của công ty là khoản dự phòng trợ cấp mất việc. Trong suốt thời gian hoạt động công ty không gia tăng vốn đầu tư chủ sở hữu. Nguồn VCSH biến động qua các năm là do sự tăng giảm của quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính và lợi nhuận sau thuế (LNST) chưa phân phối. Thuế và các khoản phải nộp cho Nhà nước tăng qua các năm (tuy không nhiều) nhưng phần nào cho thấy tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang ổn định. Khoản phải trả người lao động tăng trong suốt khoảng thời gian phân tích, cụ thể là năm 2011 tăng 19,3% so với năm 2010, năm 2012 tăng 21,04% so với năm 2011, sáu tháng đầu năm 2013 tăng 23,53% so với cùng kỳ. Tương tự, khoản phải trả từ năm 2010 – 2102 đều tăng, điều này chứng tỏ hai nguyên nhân: thứ nhất, do tình hình sản xuất kinh doanh của công ty đang rất khả quan, công ty mở rộng quy mô sản xuất nên thuê thêm nhân công lao động làm chi phí phải trả người lao động và chi phí phải trả phát sinh nhiều hơn. Đây là điều tốt đối với công ty. Thứ hai, do giá cả thị trường tăng cao buộc công ty phải tăng lương cho người lao động và trả thêm các khoản chi phí khác và như thế sẽ làm lợi nhuận của công ty giảm, ảnh hưởng xấu đến tình hình hoạt động kinh doanh.

Bảng 4.3 Phân tích biến động tổng nguồn vốn từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Nguồn vốn Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 So sánh 2011 – 2010 So sánh 2012 – 2011 Số tiền Tỷ lệ (%) Số tiền Tỷ lệ (%)

A. Nợ phải trả 1.696.765 1.244.579 2.470.626 (452.186) (26,65) 1.226.047 98,51 I. Nợ ngắn hạn 1.571.830 1.103.666 2.470.626 (468.164) (29,78) 1.366.960 123,86

Phải trả người bán 345.106 0 0 (345.106) (100,00) 0 X

Người mua trả tiền trước 844.713 427.590 1.566.797 (417.123) (49,38) 1.139.207 266,43

Thuế và các khoản phải nộp NN 43.723 230.598 297.529 186.875 427,41 66.931 29,02

Phải trả người lao động 136.762 163.056 197.366 26.294 19,23 34.310 21,04

Chi phí phải trả 180.051 247.575 301.730 67.524 37,50 54.155 21,87

Khoản phải trả, phải nộp khác 7.377 23.742 48.538 16.365 221,84 24.796 104,44

Quỹ khen thưởng phúc lợi 14.099 11.105 58.666 (2.994) (21,24) 47.561 428,28

II. Nợ dài hạn 124.935 140.913 0 15.978 12,79 (140.913) (100,00)

B. Vốn chủ sở hữu 5.196.985 5.634.274 5.337.862 437.289 8,41 (296.412) (5,26)

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.959.911 3.959.911 3.959.911 0 0,00 0 0,00

Quỹ đầu tư phát triển 999.075 1.010.951 1.102.977 11.876 1,19 92.026 9,10

Quỹ dự phòng tài chính 113.218 118.994 145.813 5.776 5,10 26.819 22,54

LNST chưa phân phối 124.781 544.418 129.161 419.637 336,30 (415.257) (76,28)

Tổng nguồn vốn 6.893.750 6.878.853 7.808.488 (14.897) (0,22) 929.635 13,51

Năm 2011 nợ phải trả của công ty giảm 452.186 nghìn đồng tương ứng giảm 26,65% so với năm 2010 chủ yếu là do nợ ngắn hạn (NNH) giảm 468.164 nghìn đồng (giảm 29,78%). Trong cuối năm này công ty đã thanh toán hết các khoản nợ cho người bán. Khoản mục người mua trả tiền trước cũng giảm so với năm 2010 khoảng 49,38% tương ứng giảm 417.123 nghìn đồng. Qua hai khoản mục này cho thấy năm 2011 công ty bị khách hàng chiếm dụng vốn. Quỹ khen thưởng phúc lợi giảm 2.994 nghìn đồng (giảm 21,24%) so với năm trước là do năm 2011 công ty đạt lợi nhuận cao, hoàn thành vượt mức kế hoạch đề ra nên công ty đã sử dụng quỹ này để chia cho công nhân viên. Điều này cho thấy công ty có chính sách khen thưởng hợp lý, khuyến khích nhân viên làm việc tốt hơn. Năm 2011 LNST chưa phân phối của công ty tăng rất cao đạt 419.637 nghìn đồng (tăng 336,3%). Điều này cho thấy chi phí tiền lương lao động và chi phí phải trả trong năm tăng là do công ty mở rộng qui mô sản xuất, thuê thêm nhân công hoặc trả tiền lương nhiều hơn do công nhân tăng ca. Trong năm này, công ty không có nhu cầu đầu tư thêm tài sản nên dù lợi nhuận tăng cao nhưng công ty trích lập quỹ đầu tư phát triển thấp tăng khoảng 11.876 nghìn đồng chiếm 1,19% so với năm 2010. Bên cạnh đó năm 2011 lãi suất cho vay và lãi suất tiền gửi ngân hàng ổn định nên công ty quyết định trích lập dự phòng tài chính ít với mức 5.776 nghìn đồng (5,1%). Qua phân tích tình hình biến động nguồn vốn năm 2011 cho thấy công ty đạt lợi nhuận cao, tuy nhiên công ty cũng đã thanh toán hết các khoản nợ trả cho người bán và giảm giá trị người mua trả tiền trước nên dù LNST cao nhưng tổng nguồn vốn cả năm 2011 lại giảm.

Năm 2012 nợ phải trả của công ty tăng rất cao đạt 1.226.047 nghìn đồng chiếm 98,51% so với năm 2011. NNH của công ty tăng 1.366.960 nghìn đồng tăng 123,86% là do các khoản mục trong nợ ngắn hạn đều tăng. Trong đó khoản người mua trả tiền trước tăng rất cao đạt 1.139.207 nghìn đồng (266,43%). Khoản này biến động lớn so với năm trước là do công ty nhận được những đơn đặt hàng có giá trị lớn như làm máy móc phục vụ sản xuất nông nghiệp và thiết bị phục vụ công trình xây dựng, nhưng những đơn đặt hàng này chưa hoàn thành nên khoản mục này vào cuối năm cao. Quỹ khen thưởng phúc lợi tăng 47.561 nghìn đồng tăng 428,28% vì trong năm này công ty không hoàn thành được kế hoạch và mục tiêu đề ra nên công ty khen thưởng ít. LNST của công ty trong năm 2012 lỗ 1.083 nghìn đồng nhưng công ty đã chuyển hết quỹ dự phòng trợ cấp mất việc thành lợi nhuận khác đưa tổng LNST chưa phân phối năm 2012 đạt 129.161 nghìn đồng giảm 415.257 nghìn đồng (giảm 76,28%) so với năm 2011. Khoản phải trả người lao động và chi phí phải trả tăng lần lượt 21,04% và 21,87% do tình hình giá cả trong năm tăng cao buộc công ty phải tăng lương cho công nhân, đồng thời gia tăng thêm các khoản chi phí. Điều này góp phần làm giảm lợi nhuận của công ty. Đầu năm 2012 công ty tiến hành xây dựng mới một nhà xưởng nên công ty tiến hành trích lập quỹ đầu tư phát triển, làm khoản mục này tăng 92. 026 nghìn tương đương 9,1 % so với năm 2011. Cũng trong năm này tình hình lãi suất huy động và cho vay biến động lớn nên quỹ dự phòng tài chính cũng tăng so với năm trước cụ thể tăng 26.819 nghìn đồng (22,54%). Như đã phân tích trên lợi nhuận trong năm 2012 giảm mạnh làm VCSH giảm 296.412 nghìn đồng

(giảm 5,26%) so với năm trước. Tuy nhiên công ty đã chiếm dụng vốn của khách hàng, của công nhân viên và tiền thuế nên TNV của công ty trong năm 2012 tăng 929.635 nghìn đồng tương ứng tăng 13,51%.

Bảng 4.4 Phân tích biến động tổng nguồn vốn 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 Đơn vị tính: Nghìn đồng Nguồn vốn 6t–2012 6t–2013 So Sánh 6t-2013–6t-2013 Số tiền Tỷ lệ (%) A. Nợ phải trả 1.176.371 1.977.801 801.430 68,13 I. Nợ ngắn hạn 1.035.458 1.977.802 942.344 91,01 Phải trả người bán 149.668 427.921 278.253 185,91

Người mua trả tiền trước 215.459 1.142.878 927.419 430,44 Thuế và các khoản phải nộp NN 202.542 137.732 (64.810) (32,00)

Phải trả người lao động 140.287 173.296 33.009 23,53

Chi phí phải trả 0 1.419 1.419 X

Khoản phải trả, phải nộp khác 264.251 79.432 (184.819) (69,94)

Quỹ khen thưởng phúc lợi 63.251 15.123 (48.128) (76,09)

II. Nợ dài hạn 140.913 (140.913) (100,00)

B. Vốn chủ sở hữu 5.134.628 5.245.468 110.840 2,16

Vốn đầu tư của chủ sở hữu 3.959.911 3.959.911 0 0,00

Quỹ đầu tư phát triển 1.102.977 1.102.977 0 0,00

Quỹ dự phòng tài chính 145.813 152.271 6.458 4,43

LNSTchưa phân phối (74.073) 30.309 104.382 140,92

Tổng nguồn vốn 6.310.999 7.223.269 912.270 14,46

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Sáu tháng đầu năm 2013 nợ phải trả của công ty tăng 801.430 nghìn đồng (tăng 86,13%), VCSH tăng 110.840 nghìn đồng (tăng 2,16%) làm TNV công ty đạt 7.223.269 nghìn đồng tăng 912.270 nghìn (tăng 14,46%) so với cùng kỳ năm 2012. Nợ phải trả của công ty là NNH, so với cùng kỳ NNH tăng 942.344 nghìn đồng (tăng 91,01%) chủ yếu là do hai khoản phải trả người bán và người mua trả trước tăng lần lượt 278.253 nghìn đồng (185,91%) và 927.419 nghìn đồng (430,44%). Do đầu năm nay công ty nhận đơn đặt hàng có giá trị lớn, khách hàng thanh toán trước một số tiền cho đơn đặt hàng này nên hai khoản mục này tăng trong sáu tháng đầu năm. Chính vì thế mà tiền lương trả cho công nhân cũng tăng so với cùng kỳ năm trước 33.009 nghìn đồng (23,53%). Đồng thời để khuyến khích nhân viên làm việc tốt nên cuối quý I năm nay công ty đã sử dụng quỹ phúc lợi để khen thưởng cho nhân viên lao động làm số tiền quỹ giảm 48.128 nghìn đồng (76,09%). Chi phí phải trả tăng ít (1.419 nghìn đồng) có thể ở thời điểm hiện tại công ty đã trả hết những khoản chi phí này. Đối với VCSH, đầu năm nay công ty chưa tiến hành trích lập quỹ đầu tư phát triển. Quỹ dự phòng tài chính công ty đã trích lập đạt 4,43% so với cùng kỳ năm trước. Trong sáu tháng đầu năm nay LNST chưa phân phối đạt 30.309 nghìn đồng tăng 104.382 nghìn đồng. Lợi nhuận này tăng không cao nhưng TNV của công ty tăng cao chủ yếu là do trong kỳ kinh doanh công ty đã chiếm dụng vốn của khách hàng và người cung cấp bằng việc gia tăng hai khoản nợ này.

4.1.1.2 Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và nguồn vốn

Bảng 4.5 Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và vốn chủ sở hữu từ năm 2010 – 2012

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tiền và khoản tương đương tiền (1) 1.546.494 1.629.232 2.939.478

Hàng tồn kho (2) 3.630.469 2.951.106 2.775.562

Tài sản cố định (3) 929.896 778.161 763.382

Vốn chủ sở hữu (5) 5.196.985 5.634.274 5.337.862

Chênh lệch (1+2+3-5) 909.874 (275.775) 1.140.560

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Bảng 4.6 Phân tích mối liên hệ giữa tài sản và vốn chủ sở hữu 6 tháng đầu năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013

Đơn vị tính: Nghìn đồng

Chỉ tiêu 6 tháng – 2012 6 tháng – 2013

Tiền và khoản tương đương tiền (1) 1.170.943 1.411.763

Hàng tồn kho (2) 3.428.685 3.766.444

Tài sản cố định (3) 776.788 670.480

Vốn chủ sở hữu (5) 5.134.628 5.245.468

Chênh lệch (1+2+3-5) 241.788 603.219

Nguồn: Phòng kế toán – tài chính

Qua bảng phân tích 4.5 và 4.6, cho thấy năm 2010, 2011, sáu tháng đầu năm 2012 và sáu tháng đầu năm 2013 VCSH của doanh nghiệp không đủ bù đắp các khoản tài sản của công ty buộc công ty phải vay nợ hoặc chiếm dụng vốn của khách hàng bằng việc gia tăng các khoản nợ trong mục phải trả cho người bán và người mua trả tiền trước. Số tiền chiếm dụng nhiều hay ít phụ thuộc vào số chênh lệch giữa tài sản và VCSH. Năm 2012 phần chênh lệch quá nhiều (1.1140.560 nghìn đồng) điều đó cho thấy VCSH của công ty không

Một phần của tài liệu phân tích tình hình tài chính công ty cổ phần cơ khí cửu long – vĩnh long (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)