Trong giai đoạn 2010 – 2012 và 6 tháng năm 2013 chi nhánh đã đặc biệt quan tâm đến công tác huy động vốn tại chổ ở địa phương để nâng cao nguồn vốn có chi phí sử dụng thấp, mở rộng mức tăng trưởng tín dụng qua mỗi năm, nâng cao thị phần của Ngân hàng trong ngành đồng thời góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế. Tuy nhiên theo quy luật tự nhiên, tăng trưởng cao luôn đem đến rủi ro cao, nợ xấu của Ngân hàng tăng nhanh đặc biệt là nợ nhóm 5 luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu, dự phòng rủi ro phải trích lập trong kỳ liên tục tăng, rủi ro tăng cao trong năm 2012 và vẫn không có dấu hiệu sụt giảm trong năm 2013. Điều này làm cho chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng tăng cao, gây ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng. Các chỉ tiêu đo lường rủi ro của Ngân hàng vẫn nằm trong mức bình quân chung của ngành, không có chỉ tiêu nào vượt quá mức cho phép. Nhìn một cách tổng quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Bạc Liêu đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là phát huy những thành tích đã đạt được khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững.
48
CHƯƠNG 5
BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BẠC LIÊU 5.1 CƠ SỞ ĐỀ RA GIẢI PHÁP
Dựa trên các phân tích trên, chúng ta có thể phần nào khái quát được tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng cũng như mức độ rủi ro mà Ngân hàng đang phải đối mặt. Tuy nhiên, để có cơ sở thực tiễn nhằm đề ra các biện pháp hữu hiệu phòng ngừa, hạn chế rủi ta cần đi vào Phân tích các nhân tố tồn tại mà chi nhánh đang đối mặt.
Nhìn chung, dù nghiên cứu trong giai đoạn kinh tế khó khăn, rủi ro từ thị trường hoạt động lớn nhưng với sự nổ lực của bản thân ban quản trị, nhân viên Ngân hàng đã đưa hoạt động chị nhánh vượt qua được khó khăn và từng bước đi vào hoạt động hiệu quả. Với lợi thế là chi nhánh của thương hiệu Ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam cả về quy mô, vốn, tài sản lẫn đội ngũ cán bộ nhân viên, Ngân hàng có nhiều thuận lợi trong việc tạo lập lòng tin đối với khách hàng cũng như với các tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng khác. Được xem như là anh cả của ngành, NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tín hiệu của thị trường cũng như hoạt động của các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ các góc độ hoạt động, ta có thể nhận thấy Ngân hàng đang phải đối mặt với các tồn tại bất cập lớn sau:
- Là Ngân hàng trụ cột của ngành, chuyên hoạt động trên thị trường tài chính Nông nghiệp – Nông thôn nên đại đa số khách hàng của Ngân hàng là nông dân, trình độ nhận thức của người dân trên địa bàn không cao, điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc tuân thủ thực hiện đúng cam kết trong hợp đồng tín dụng nói chung và ý thức trả nợ nói riêng. Nhiều người dân có tâm lý ỷ lại, trì hoản hoặc kéo dài thời hạn trả nợ thậm chí không trả nợ cho Ngân hàng. Đây là rủi ro không chỉ cho riêng chi nhánh mà là loại rủi ro mang tính hệ thống của Ngân hàng Nông nghiệp.
- Số lượng nhân viên Ngân hàng còn quá thấp so với khối lượng công việc vì vậy thường xuyên xảy ra tình trạng quá tải công việc, làm quá giờ ở chi nhánh. Điều này tạo ra tâm lý không thoải mái cho nhân viên, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng, hiệu quả công việc. Ngoài ra chưa có sự chuyên môn hóa trong hoạt động, một nhân viên tín dụng hầu như nắm toàn bộ các khâu trong quy trình xét duyệt để cấp tín dụng cho khách hàng, điều này dễ dẫn đến tình trạng tiêu cực trong khâu xét duyệt do việc vi phạm đạo đức nghề nghiệp của cán bộ tín dụng
- Nợ xấu của Ngân hàng tuy ở mức thấp so với các Ngân hàng khác trong cùng hệ thống nhưng lại có dấu hiệu tăng nhanh trong giai đoạn nghiên cứu, đặc
49
biệt là nợ nhóm 5 – nợ có khả năng mất vốn luôn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu nợ xấu là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến rủi ro tín dụng, ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng do chi phí trích lập dự phòng rủi ro cao.
5.2 BIỆN PHÁP HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG
Vấn đề nâng cao chất lượng tín dụng cũng như hạn chế rủi ro tín dụng đã có nhiều tác giả nghiên cứu và đưa ra nhiều giải pháp, tuy nhiên không phải giải pháp nào áp dụng ở Ngân hàng nghiên cứu cũng hữu hiệu. Trên cơ sở kế thừa và phát huy những kinh nghiệm thực tế của các thế hệ đi trước cũng như kiến thức được học tập tại trường và qua thời gian trực tiếp thực tập ở Ngân hàng, dựa trên các tồn tại liên quan đến rủi ro tín dụng mà Ngân hàng đang phải đối mặt, tác giả nhận thấy cần thiết áp dụng các biện pháp sau:
- Tư vấn trực tiếp, kỹ càng cho khách hàng đặc biệt là khách hàng nông dân về nghĩa vụ tuân thủ đúng các cam kết trong hợp đồng tín dụng, sử dụng nguồn vốn đúng mục đích và thực hiện trả nợ và lãi vay đúng hạn. Đồng thời cán bộ tín dụng phụ trách ở từng địa bàn nên theo dõi quá trình hoạt động của các khách hàng trong khu vực mà mình phụ trách quản lý để có biện pháp xử trí kịp thời khi có biến cố xấu hay rủi ro phát sinh.
- Cơ cấu lại đội ngũ nhân viên Ngân hàng với số lượng phù hợp, tránh tình trạng quá tải công việc do thiếu nhân viên ở một bộ phận này hay thừa người thiếu việc ở bộ phận khác. Đồng thời Ngân hàng nên thường xuyên đưa nhân viên đi tập huấn nghiệp vụ, tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên của Ngân hàng được học tập nâng cao trình độ chuyên môn, tinh thông về nghiệp vụ, giỏi ngoại ngữ, có khả năng đánh giá xu hướng biến động tình hình kinh tế xã hội, sẳn sàng thích ứng nhanh và đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng đặc biệt là các Ngân hàng nước ngoài mạnh về vốn, ưu thế về dịch vụ.
- Chuyên môn hóa trong quá trình hoạt động, áp dụng khoa học công nghệ vào hoạt động để quản lý tốt các số dư dư nợ, thời hạn trả nợ của khách hàng nhằm có biện pháp xử lý kịp thời khi khách hàng không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn. Đồng thời không nên để một nhân viên nắm quá nhiều công việc để tránh việc tiêu cực, vi phạm đạo đức nghề nghiệp.
- Xây dựng quy trình tín dụng chặt chẽ từ khâu giải ngân đến khâu thu hồi nợ nhằm giúp Ngân hàng kiểm tra, kiểm soát các diễn biến bất thường của khoản vay để có biện pháp phòng ngừa hiệu quả, hạn chế nợ xấu cho Ngân hàng. Để đảm an quy trình tín dụng an toàn, hiệu quả chi nhánh nên thực hiện các giải pháp sau:
Xây dựng chính sách cho vay có hiệu quả: Ngân hàng cần nắm bắt thông tin về khách hàng, kiểm tra tính trung thực từ thông tin mà khách hàng cung cấp, phân tích đánh giá mức tín nhiệm của khách hàng và nguồn trả nợ trong kế hoạch sử dụng vốn của khách hàng nhằm định tính chính xác mức độ rủi ro từ hợp đồng
50
tín dụng để từ đó có quyết định cho vay hay từ chối. Khi xác định kỳ hạn hợp lý, phù hợp với chu kỳ kinh doanh của khách hàng sẽ đảm bảo nguồn thu cho Ngân hàng trong công tác thu hồi nợ.
Thường xuyên kiểm định và giám sát tín dụng: Ngân hàng cần phải giám sát thường xuyên hoạt động sản xuất kinh doanh của người vay, quá trình sử dụng vốn và trả nợ của khách hàng để phát hiện và xử lý kịp thời các khoản vay có vấn đề, những khoản vay có nhiều khả năng dẫn đến tổn thất cho Ngân hàng
Đẩy nhanh công tác đôn đốc, thu hồi nợ: Nhân viên tín dụng cần nắm rỏ
tình hình dư nợ, nợ quá hạn, nợ xấu ở địa bàn nơi mình phụ trách và tìm hiểu nguyên nhân hình thành nợ quá hạn và nợ xấu ở mỗi khách hàng để có kế hoạch kéo dài kỳ hạn trả nợ, gia hạn trả nợ hay thu hồi nợ hợp lý. Trong quá trình thu hồi nợ, nhân viên tín dụng phụ trách địa bàn cần phải kiên trì, chịu khó thường xuyên đến hộ vay để động viên khách hàng trả nợ theo đúng cam kết trong hợp đồng.
51
CHƯƠNG 6
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Với hơn 80% dân số chủ yếu sống bằng nghề nông nên Nông nghiệp chiếm một vị trí quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Do đó, trong công cuộc đổi mới toàn diện đất nước theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa với sự lãnh đạo của Đảng việc phát triển một nền Nông nghiệp vững chắc là vấn đề hết sức quan trọng. Để làm được điều đó thì cần phải có đủ vốn vì vậy mà vai trò của Ngân hàng mà đặc biệt NHNo&PTNT Việt Nam nói chung và NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu nói riêng là hết sức to lớn.
Với chức năng là trung gian tín dụng, NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu đã huy động và cung cấp vốn cho nông dân, các tổ chức kinh tế địa phương để mở rộng về qui mô và hình thức sản xuất, góp phần nâng cao năng suất sản xuất nông nghiệp, nâng cao chất lượng nông sản làm tăng thu nhập cho nông dân và lợi nhuận cho các ngành kinh tế địa phương. Nhìn chung hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu là khá tốt, nguồn vốn huy động liên tục tăng, quy mô hoạt động tín dụng được mở rộng, nợ xấu tuy có tăng nhưng vẫn ở mức thấp so với bình quân của ngành, các chỉ tiêu đo lường rủi ro của Ngân hàng đều ở mức có thể chấp nhận, tuy nhiên bên cạnh các thành tích đạt được thì Ngân hàng vẫn còn tồn tại nhiều thực trạng bất cập như nguồn vốn huy động còn ở mức thấp so với các Ngân hàng khác trong cùng hệ thống, nợ xấu và tổn thất trong cho vay liên tục tăng cao, rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt ngày một tăng cao.
Nhìn một cách tổng quát hoạt động tín dụng của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Bạc Liêu đã và đang đi đúng hướng. Việc cần làm là phát huy những thành tích đã đạt được khẩn trương và ra sức khắc phục những yếu kém còn tồn tại để đảm bảo hoạt động tín dụng của Ngân hàng có được sự phát triển lành mạnh và bền vững. Sự xuất hiện ngày càng nhiều các tổ chức tín dụng trên địa bàn làm cho sự cạnh tranh trong huy động vốn ngày càng gay gắt hơn. khi mà nhu cầu đầu tư phát triển kinh tế ngày càng tăng thì sự thiếu hụt vốn của Ngân hàng ngày càng tăng, do đó Ngân hàng cần thực hiện nhiều biện pháp tích cực để khắc phục những khó khăn hiện tại và thúc đẩy Ngân hàng ngày càng phát triển trước sự cạnh tranh gay gắt của nền kinh tế thị trường như chủ động tìm kiếm khách hàng tiền gửi, tăng lãi suất huy động vốn để tăng nguồn vốn huy động tại chổ, đồng thời sử dụng mô hình tín dụng dụng an toàn để duy trì mục tiêu tăng trưởng tín dụng một cách bền vững và ổn định.
52
6.2 KIẾN NGHỊ
6.2.1 Đối với NHNo&PTNT tỉnh Bạc Liêu
- Cần tăng cường cán bộ tín dụng để đáp ứng các yêu cầu về kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc thu nợ và nhằm hạn chế rủi ro do việc mở rộng quy mô tín dụng.
- Trang bị bổ sung cơ sở vật chất kĩ thuật công nghệ cho chi nhánh Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn chi nhánh thành phố Bạc Liêu. Ngân hàng cần đầu tư nhiều hơn nữa vào việc nâng cấp hệ thống phần mềm máy vi tính để giảm các lỗi về kĩ thuật để giảm thời gian khách hàng phải đợi lâu.
- Đưa ra chính sách lãi suất linh hoạt và hấp dẫn để tăng khả năng cạnh tranh với những Ngân hàng khác trên địa bàn.
- Thường xuyên mở những lớp tập huấn về kỹ năng kiểm tra, phân tích các báo cáo tài chính doanh nghiệp, thẩm định tình hình tài chính khi bộ tài chính có những văn bản thay đổi về cách thức hạch toán kế toán và cách thức lập các báo cáo tài chính doanh nghiệp. Có như vậy thì Ngân hàng Nông nghiệp mới có thể tham gia cạnh tranh với các Ngân hàng bạn và bước vào tiến trình Hội nhập Quốc tế.
- Nên xử lý các văn bản chế độ và kiến nghị của chi nhánh nhanh chóng, kịp thời.
6.2.2 Đối với Chính Quyền địa phương
- Tạo điều kiện cho nhân dân khi có nhu cầu vay vốn đem hồ sơ đến chính quyền chứng nhận, cần giải quyết nhanh, giảm phiền hà đi lại nhiều cho nhân dân.
- Nhà Nước cần xây dựng và phát triển các tổ chức hỗ trợ thông tin cho thị trường, cho công tác thẩm định món vay của hoạt động tín dụng.
- Hổ trợ tích cực với Ngân hàng trong việc xử lý nợ khó đòi, nợ xấu. Đối với những hộ cố tình chay lì không trả nợ mặc dù khả năng tài chính có, UBND Xã, phường cần có những biện pháp xử lý cứng rắn hơn, cần thiết áp dụng biện pháp chế tài pháp luật giúp Ngân hàng thu hồi lại nợ.
- Thường xuyên có chính sách hổ trợ người dân trong sản xuất về con giống, kinh nghiệm, kỹ thuật trồng trọt và chăn nuôi.
- Cần công khai những vùng có qui hoạch phát triển kinh tế nhằm giúp Ngân hàng nắm được những thông tin chính xác để cho vay đúng đối tượng, tránh rủi ro.
53
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Thái Văn Đại (2012). Nghiệp vụ kinh doanh ngân hàng thương mại, (Tủ sách trường Đại học Cần Thơ).
2. Thái Văn Đại, Nguyễn Thanh Nguyệt (2009). Quản trị ngân hàng thương mại, (Tủ sách trường Đại học Cần Thơ).
3.ThS. Nguyễn Hữu Huấn (2005), “Bàn về chất lượng hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại”, Tạp chí ngân hàng.
4. ThS. Nguyễn Đắc Hưng, ThS. Lý Thành Tiến (2005), “Một số giải pháp về quản lý rủi ro tín dụng ở nước ta”, Tạp chí ngân hàng.
5. TS. Nguyễn Đại Lai (2005), “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, Tạp chí ngân hàng.
54 PHỤ LỤC 1 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011/2010 2012/2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 35.272 40.505 54.211 5233 14,84 13.706 33,84 Chi phí 23.190 34.493 44.979 11.303 48,.74 10.486 30,40 Lợi nhuận 12.082 6.012 9.232 -6.070 -50,24 3.220 53,56
Phụ lục 1 Tình hình chi phí – lợi nhuận và thu nhập của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu giai đoạn 2010 -2012
PHỤ LỤC 2
ĐVT: Triệu đồng
Tên ngân hàng Năm
2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013 Agribank thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu 108.517 135.733 159.621 138.634 165.320 Agribank thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang 295.750 267.390 300.000 167.580 167.580 Agribank Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang 392.146 506.542 669.919 428.740 402.114 Agribank chi nhánh số 2, tỉnh Trà Vinh 46.425 55.388 60.482 36.542 49.581
Phụ lục 2 Tình hình huy động vốn của các Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
55 PHỤ LỤC 3 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/6-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền %