Đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố bạc liêu (Trang 49)

Trong giai đoạn nghiên cứu, hoạt động tín dụng của Ngân hàng liên tục được mở rộng. DSCV, DSTN và dư nợ của Ngân hàng liên tục tăng, tuy nhiên vì đặc điểm của nguồn vốn chủ yếu tập trung ở thời hạn ngắn nên Ngân hàng chỉ ưu tiên hoạt động ở thị trường ngắn hạn, bỏ qua 1 thị trường tiềm năng với nhu cầu vốn cao và ổn định đó là thị trường trung và dài hạn. Để đánh giá chính xác hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng, ta cần đi vào phân tích tình hình thực hiện công tác huy động vốn, tăng trưởng tín dụng và quản lý nợ xấu trong giai đoạn nghiên cứu. Dưới đây là bảng thể hiện các chỉ tiêu đánh giá tình hình hoạt động tín dụng của Ngân hàng.

39

Bảng 4.4 Tình hình thực hiện công tác tín dụng của NHNo&PTNN chi nhánh Thành phố Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013

STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013

1 Vốn huy động Triệu đồng 108.517 135.733 159.621 138.634 165.320 2 Doanh số cho vay Triệu đồng 377.689 536.566 620.498 366.709 421.690 3 Doanh số thu nợ Triệu đồng 361.117 486.297 581.992 289.350 333.467 4 Dư nợ Triệu đồng 197.051 247.320 285.896 228.001 316.224 5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 181.265 222.186 266.608 237.661 301.060 6 Tăng trưởng tín dụng % 19,00 25,51 15,6 22,15 38,69 7 Hệ số thu nợ (3)/(2) % 95,61 90,63 93,79 78,90 79,08 8 Vòng quay vốn tín dụng (3)/(5) Vòng 1,99 2,19 2,18 1,22 1,11

40

Vốn huy động

Nhìn chung tuy nghiên cứu hoạt động của chi nhánh trong giai đoạn khó khăn nhưng chúng ta vẫn nhận thấy hiệu quả trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng. Công tác huy động vốn được thực hiện khá tốt, hầu như luôn đạt được các chỉ tiêu cấp trên giao ở thời điểm cuối mỗi năm. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm nay, do đẩy nhanh công tác huy động vốn, chủ động tìm kiếm thêm nhiều đối tượng đồng thời đưa ra nhiều chính sách khuyến mãi, hậu mãi cho khách hàng như lãi suất cạnh tranh và tăng dần theo giá trị món tiền gửi, tiết kiệm dự thưởng, … đã làm cho nguồn vốn huy động của Ngân hàng tăng lên đáng kể so với 6 tháng đầu năm 2012 và vượt mức kế hoạch đề ra.

Tăng trưởng tín dụng

Tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng tương đối cao nhưng vẫn chưa ổn định, còn phụ thuộc quá nhiều vào dư nợ ngắn hạn và tình hình sản xuất kinh doanh của ngành nông nghiệp. Dư nợ tăng cao nhất trong năm 2011 làm tốc độ tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng vượt chỉ tiêu kế hoạch đề ra tuy nhiên đến năm 2012 do ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế vĩ mô làm thị trường hoạt động mang tính rủi ro cao, các doanh nghiệp kinh doanh kém hiệu quả. Người dân trên địa bàn chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản, tuy nhiên do điều kiện tự nhiên không thuận lợi, nước canh tác bị ô nhiễm, dịch bệnh tràn lan đã năng suất nuôi trồng sụt giảm nghiêm trọng thậm chí nhiều nông hộ phải mất trắng, sản phẩm của bà con nông dân tạo ra chất lượng không cao, hơn nữa trong năm hàng loạt doanh nghiệp hoạt động trong ngành thủy sản ngừng hoạt động hoặc phá sản điều này làm cầu thị trường giảm, sản phẩm mà người dân nuôi trồng được lại phải đối mặt với việc mất giá, điều này làm cho tốc độ tăng trưởng dư nợ của chi nhánh thấp hơn nhiều so với năm 2011.

Hệ số thu nợ

Hệ số thu nợ cho biết khả năng thu hồi nợ từ hoạt động cho vay của Ngân hàng. Hệ số thu hồi nợ năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 95,61 %; 90,63% và 93,79%, riêng 6 tháng đầu năm 2013 hệ số thu nợ đạt 79,08% (tăng 0,18% so với cùng kỳ). Nhìn chung Ngân hàng có hệ số thu nợ cao (trên 90% giá trị cho vay được thu hồi trong năm). Với nguyên tắc hoạt động chủ yếu trên thị trường ngắn hạn nên hầu như đa phần các khoản cho vay của Ngân hàng đều được thu hồi về nhanh trong khoảng thời gian 1 năm kể từ ngày phát vay, đều này giúp Ngân hàng có thể chủ động hơn trong việc quản lý nguồn vốn, dễ dàng kiểm soát việc sử dụng vốn vay đúng mục đích hỏa thuận trong hợp đồng tín dụng của khách hàng cũng như tránh được tình trạng tăng cao của nợ quá hạn do ảnh hưởng của rủi ro thời hạn. Tuy nhiên khi hệ số thu hồi

41

nợ quá cao thì Ngân hàng phải mất nhiều thời gian chi phí trong việc thực hiện các giao dịch, tìm kiếm khách hàng để tiếp tục thực hiện chu kỳ cho vay khác.

Vòng quay vốn tín dụng

Đây là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá hoạt động tín dụng của Ngân hàng vì nó đo lường tốc độ luân chuyển vốn.

Nhìn chung do đặc điểm của nguồn vốn là vốn ngắn hạn và đối tượng khách hàng chủ yếu là nông dân – đối tượng khách hàng hoạt động sản xuất gắn liền với mùa vụ nên chu kỳ quay vốn của Ngân hàng nằm trong khoảng 2 vòng mỗi năm, cụ thể vòng của quay vốn năm 2010; 2011 và 2012 lần lượt là 1,99; 2,19 và 2,18 vòng mỗi năm và trong 6 tháng đầu năm nay, vốn tín dụng của Ngân hàng quay được 1,11 vòng. Với thế mạnh trên thị trường nông nghiệp nông thôn, chủ yếu cung cấp vốn phục vụ cho bà nông dân sản xuất nông nghiệp - loại hình sản xuất mang đậm tính mùa vụ thì số vòng vay vốn trên của Ngân hàng là hợp lý, phù hợp với chu kỳ sản xuất kinh doanh của đại đa số khách hàng.

4.2 PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố bạc liêu (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)