BẠC LIÊU
4.2.1 Tình hình tổn thất trong cho vay của Ngân hàng
Vì đặc thù hoạt động trong môi trường rủi ro cao nên trong hoạt động cho vay của Ngân hàng, tổn thất là điều không thể tránh khỏi, luôn tồn tại song song gắn liền với hoạt động của mình. Tổn thất trong cho vay (TTCV) có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do khách hàng không có ý thức trả nợ tốt, cố tình lừa dối cán bộ thẩm định tín dụng hoặc do cán bộ Ngân hàng vi phạm đạo đức nghề nghiệp để vụ lợi riêng, trình độ nghiệp vụ kém không nhận ra được các rủi ro tiềm ẩn từ món vay đẫn đến cho vay quá liều lĩnh vào các lĩnh vực rủi ro cao hay cho vay dưới tiêu chuẩn.
Đối với chi nhánh nghiên cứu, TTCV được đánh giá hàng tháng dựa trên việc phân loại, đánh giá tính khả thi trong công tác thu hồi nợ nhóm 5 của Ngân hàng. Nhìn chung trong giai đoạn nghiên cứu tuy tổn thất trong cho vay của Ngân hàng không cao nhưng lại liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Để thấy rõ hơn tình hình tổn thất trong hoạt động tín dụng của chi nhánh, ta đi vào phân tích thực trạng TTCV của Ngân hàng. Dưới đây là bảng thể hiện mức độ tổn thất trong hoạt động cho vay của Ngân hàng qua các năm.
42
Bảng 4.5 Tình hình tổn thất trong cho vay của NHNo&PTNN chi nhánh thành phố Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2012
ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 2011 / 2010 2012 / 2011 Số tiền % Số tiền % TTCV 936 1.220 1.438 284 30,34 218 17,87 Dư nợ 197.051 247.320 285.896 50.269 25,51 38.576 15,60 TTCV/dư nợ 0,48 0,49 0,50
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu)
Tổn thất trong cho vay của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, giá trị tổn thất năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 936, 1220 và 1438 triệu đồng (ương ứng với tỷ lệ 0,48; 0,49 và 0,50% so với dư nợ). Tăng trưởng tín dụng nhanh luôn kéo theo hệ quả là nợ xấu và TTCV tăng cao tuy nhiên nếu nợ xấu và TTCV tăng cao hơn so với tốc độ tăng trưởng tín dụng sẽ ảnh hưởng không chỉ đến hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng mà còn tác động mạnh đến cả nền kinh tế trong khu vực. Đối với chi nhánh nghiên cứu, tốc độ tăng của TTCV luôn cao hơn so với tốc độ tăng của dư nợ. Điều này cho thấy hạn chế trong việc mở rộng tín dụng của Ngân hàng, tuy tăng trưởng tín dụng nhanh nhưng rủi ro lại tăng cao đe dọa đến hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong tương lai. Vì vậy Ngân hàng cần có biện pháp hạn chế TTCV để tăng trưởng tín dụng luôn đạt hiệu quả, ổn định và bền vững.