Doanh số cho vay
DSCV trung và dài hạn của Ngân hàng có sự biến động qua các năm nguyên nhân là do mảng cho vay này chủ yếu tập trung cho doanh nghiệp để mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng tuy nhiên trong giai đoạn nghiên cứu hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều khó khăn từ môi trường kinh tế vĩ mô do đó nhu cầu vay vốn mở rộng hoạt động cũng không cao, đồng thời do đặc điểm của nguồn vốn được hình thành từ thời hạn ngắn và rủi ro của các món vay thời hạn dài thường cao, khó kiểm soát quản lý nên Ngân hàng cũng không ưu tiên cho vay đối với các nhu cầu vay này. Giá trị cho vay trung và dài hạn năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 52.401, 39.009 và 43.009 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm nay DSCV thời hạn trên 1 năm của Ngân hàng đạt 30.435 triệu đồng (tăng 16,33% so với cùng kỳ) nguyên nhân là do chi nhánh đẩy mạnh thực hiện chính sách tăng trưởng tín dụng, tìm kiếm thu cầu vốn từ thị trường trung và dài hạn.
Doanh số thu nợ
Do hoạt động chủ yếu trên thị trường ngắn hạn nên DSTN trung và dài hạn của Ngân hàng tương đối thấp trong tổng DSTN. Cụ thể giá trị thu nợ năm 2010; 2011 và 2012 của Ngân hàng lần lượt là 37.007; 37,176 và 42,324 triệu đồng, đến 6 tháng đầu năm 2013 DSTN ở thời hạn trung và dài hạn của Ngân hàng đạt 20.468 triệu đồng (tăng 6,87% so với cùng kỳ) nguyên nhân là do chi nhánh đã có những chính sách hợp lý để thu nợ cũng như tạo điều kiện cho người vay trả nợ đúng hạn. Đối với những hộ không thực hiện được nghĩa vụ trả nợ thì Ngân hàng thực hiện kiểm tra đối chiếu từng hộ về nợ vay, nợ trả, phân tích nguyên nhân vì sao khách hàng không trả được nợ từ đó kết hợp với chính quyền địa phương để đề ra những biện pháp xử lý tích cực, đôn đốc người vay và gia đình họ thực hiện nghĩa vụ trả nợ. Đối với các tổ chức kinh tế thì Ngân hàng thường xuyên theo dõi tình hình hoạt động kinh doanh để đảm bảo nguồn thu nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Với việc làm trên đã giúp hoạt động thu nợ của Ngân hàng hiệu quả hơn, DSTN liên tục tăng qua các năm, nợ quá hạn và nợ xấu cũng được kiềm chế.
Dư nợ
Nhìn chung về số tuyệt đối thì dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng qua 3 năm không có sự thay đổi lớn, tỷ trọng dư nợ trung và hạn trong tổng dư nợ của Ngân hàng qua các năm có phần sụt giảm do Ngân hàng chỉ thực hiện tập trung tăng trưởng dư nợ ngắn hạn. Cụ thể giá trị dư nợ trung và dài hạn thời điểm cuối năm 2010 là 65.754 triệu đồng, năm 2011 chỉ tăng 2,79 so với năm 2010 và năm 2012 chỉ tăng 1,15% so với năm 2011. Tuy nhiên đến cuối tháng
33
6 năm nay, chỉ tiêu dư nợ trung và dài hạn của Ngân hàng là 53.843 triệu đồng, tăng 22,72% so với cùng kỳ. Nguyên nhân dư nợ tăng trưởng nhanh vào thời điểm 6 tháng năm 2013 là do đặc điểm hoạt động của Ngân hàng và nhu cầu vay vốn của khách hàng, hầu hết các khoản vay đều được giải ngân vào thời điểm đầu năm và đẩy nhanh thu nợ vào cuối năm nên hầu hết dư nợ ở quý 2 mỗi năm của Ngân hàng đều tăng nhanh.
Nợ xấu
Do đặc điểm hoạt động chủ yếu ở thời hạn ngắn nên tỷ trọng nợ xấu trung và dài hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu không cao. Nợ xấu thời điểm cuối năm 2010, 2011 và 2012 của Ngân hàng lần lượt là 340, 220 và 378 triệu đồng, riêng 6 tháng đầu năm 2013 nợ xấu lên đến 240 triệu đồng (tăng 126,42% so với cùng kỳ).
Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu nợ xấu của Ngân hàng nhưng tỷ lệ nợ xấu trung và dài hạn liên tục tăng cao, đặc biệt là tốc độ tăng trưởng nợ xấu trong năm 2012 và 6 tháng đầu năm 2013 rất nhanh so với tốc độ tăng trưởng dư nợ trung và dài hạn. Đây là thực trạng đáng chú ý cho Ngân hàng, bởi lẽ khi tốc độ tăng của nợ xấu cao hơn so với dư nợ đồng nghĩa với việc mở rộng tăng trưởng tín dụng không đạt hiệu quả, rủi ro tín dụng mà Ngân hàng phải đối mặt tăng lên, điều này gây ra tác động tiêu cực đến mục tiêu lợi nhuận của Ngân hàng. Nguyên nhân nợ xấu trung và dài hạn tăng nhanh so với dư nợ là do hầu hết các khoản giải ngân thời hạn trên 1 năm của Ngân hàng chủ yếu dùng để phục vụ cho mua sắm tài sản cố định, cải tiến đổi mới công nghệ, đầu tư cơ sở hạ tầng ở các DN. Tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, việc đầu tư mới mở rộng sản xuất kinh doanh lại tỏ ra không hiệu quả do ở giai đoạn đầu, chi phí khấu hao lớn làm tăng giá thành sản phẩm, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh, tiêu thụ và hiệu quả hoạt động kinh doanh. Đa phần các DN hoạt động kém hiệu quả thậm chí mất khả năng thanh toán nợ vay, đây là nguyên nhân chủ yếu làm nợ xấu trung và dài hạn ở chi nhánh nghiên cứu tăng cao.