Như đã đề cập ở phần trên, rủi ro tín dụng là rủi ro tiềm ẩn lớn nhất mà NHTM phải đối mặt, luôn tồn tại song song gắn liền với hoạt động của Ngân hàng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả hoạt động kinh doanh của Ngân hàng. Để đo lường rủi ro nói chung và rủi ro tín dụng nói riêng cần thiết phải sử dụng các chỉ tiêu tài chính cụ thể. Dưới đây là bảng thể hiện các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.
45
Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá hoạt động tín dụng của NHNo&PTNN chi nhánh Thành phố Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
ĐVT: triệu đồng
STT Chỉ tiêu Đơn vị tính Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013
1 Vốn huy động Triệu đồng 108.517 135.733 159.621 138.634 165.320 2 Doanh số cho vay Triệu đồng 377.689 536.566 620.498 366.709 421.690 3 Doanh số thu nợ Triệu đồng 361.117 486.297 581.992 289.350 333.467
4 Dư nợ Triệu đồng 197.051 247.320 285.896 228.001 316.224 5 Dư nợ bình quân Triệu đồng 181.265 222.186 266.608 237.661 301.060 6 Nợ quá hạn Triệu đồng 7.735 11.139 9.633 8.790 11.269 7 Nợ có khả năng mất vốn Triệu đồng 1.517 1.221 1.558 784 1.078 8 Nợ xấu Triệu đồng 2.915 2.526 3.215 2.003 2.591 9 Tổng dự phòng rủi ro tín dụng Triệu đồng 1.953 2.255 2.711 - - 10 Hệ số rủi ro tín dụng (8)/(4) % 1,48 1,02 1,12 0,88 0,82 11 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng (9)/(5) % 1,08 1,01 1,02 - - 12 Hệ số khả năng mất vốn (7)/(5) % 0,84 0,55 0,58 0,33 0,36
46
4.2.3.1 Hệ số rủi ro tín dụng
Hệ số rủi ro tín dụng đo lường mức độ rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt, hệ số này càng cao thì rủi ro mà Ngân hàng phải đối mặt càng cao. Ở Việt Nam, mức an toàn mà Ngân hàng nhà nước quy định cho hệ số này là 3% (tức nợ xấu không được vượt quá 3% tổng dư nợ).
Hệ số này ở NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu trong năm 2010 là 1,48%, đến năm 2011 do đẩy nhanh công tác thu hồi nợ, đánh giá kĩ hạn mức tín nhiệm của khách hàng cũng như mức độ rủi ro của hợp đồng tín dụng trước khi phát vay kết hợp với hiệu quả từ sản xuất kinh doanh của khách hàng nên nợ xấu giảm nhanh trong năm làm cho hệ số rủi ro tín dụng giảm còn 1,02%. Riêng năm 2012, do ảnh hưởng của hàng loạt áp lực kinh tế trong khu vực và thế giới, tình hình kinh tế trong nước gặp nhiều khó khăn, tăng trường kinh tế chậm, thất nghiệp tăng cao làm sức mua hạn chế, nợ công tăng nhanh… đã tác động mạnh mẽ đến hiệu quả hoạt động của Ngành, nợ xấu tăng cao vượt quá mức tăng trưởng tín dụng đã làm hệ số rủi ro của Ngân hàng năm 2012 tăng lên 1,12%. Riêng 6 tháng đầu năm 2013 – năm bản lề của kế hoạch 5 năm, nền kinh tế tuy có tăng trưởng nhưng vẫn ở mức thấp so với kế hoạch đề ra, lạm phát vẫn còn ở mức cao, kinh tế vẫn chưa ổn định. Vốn hoạt động trong ngành đặc biệt nhạy cảm với nền kinh tế vĩ mô nên nợ xấu của Ngân hàng vẫn tăng cao so với cùng kỳ, tỷ lệ rủi ro tín dụng của Ngân hàng 6 tháng đầu năm nay là 0,82%.
4.2.3.2 Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng
Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng được xác định bằng tỷ lệ giữa dự phòng được trích lập trong kỳ và dư nợ bình quân cho biết khả năng bù đắp rủi ro của Ngân hàng. Nếu hệ số này quá cao so với nhu cầu sẽ dẫn đến tình trạng mất hiệu quả trong việc sử dụng vốn do Ngân hàng tốn nhiều chi phí cơ hội cho việc trích lập dự phòng rủi ro.
Do nợ xấu của Ngân hàng không cao so với mức bình quân của ngành nên quỹ dự phòng được trích lập trong kỳ cũng không cao. Hệ số dự phòng rủi ro tín dụng của Ngân hàng năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 1,08%; 1,01% và 1,02%. Hoạt động ngân hàng thường đối mặt với nhiều rủi ro nên việc trích lập dự phòng là một nghiệp vụ cần thiết trong quá trình kinh doanh. Lợi nhuận càng nhiều thì rủi ro càng lớn đã trở thành một quy luật kinh tế nghiệt ngã nhất trong nghề “buôn tiền”
47
4.2.2.3 Hệ số khả năng mất vốn
Chưa bao giờ, kinh doanh ngân hàng trở nên “bấp bênh” trước những khoản nợ xấu đang ngày càng gia tăng như hiện nay, đặc biệt là nợ có khả năng mất vốn – nhóm nợ mà Ngân hàng bắt buộc phải trích lập dự phòng cụ thể 100%. Để đo lường rủi ro mà nhóm nợ này đem lại ta sử dụng chỉ tiêu hệ số khả năng mất vốn.
Nhìn chung hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng có sự biến động qua các năm theo tình hình kinh tế vĩ mô, cụ thể năm 2011 khi hoạt động sản xuất kinh doanh hiệu quả, kinh tế ổn định phát triển, nợ nhóm 5 sụt giảm mạnh làm cho hệ số khả năng mất vốn giảm còn 0,55% (năm 2010 hệ số này là 0,84%). Riêng năm 2012 và 6 tháng đầu năm nay do tỷ lệ nợ nhóm 5 tăng cao làm cho hệ số khả năng mất vốn của Ngân hàng vượt lên 0,58% ở thời điểm cuối năm 2012 và 0,36% thời điểm cuối tháng 6 năm nay.