Ở Việt Nam nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn và là nguồn vốn chủ lực trong hoạt động tín dụng. Có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như huy động bằng tiền gửi, tiền tiết kiệm, huy động bằng các chứng từ có giá hay vay vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài, tùy thuộc vào tình hình nguồn vốn và mục đích sử dụng mà Ngân hàng có biện pháp huy động vốn khác nhau.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT thành phố Bạc Liêu ngày càng tăng cao bởi lẽ Ngân hàng không ngừng triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện biện pháp tăng lãi suất huy động cho những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, hậu mãi sau gửi tiền, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động, tìm kiếm thêm nhiều đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên nếu so sánh với các Ngân hàng cùng cấp khác trong hệ thống thì tổng nguồn vốn huy động của NHNo và PTNT thành phố Bạc Liêu vẫn còn hạn chế. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của các Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013 Agribank thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Agribank thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Agribank Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Agribank chi nhánh số 2, tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu)
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của các Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
25
Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các Ngân hàng có cùng quy mô thuộc hệ thống agribank ở các tỉnh trong khu vực như Agribank thành phố Châu Đốc hay Agribank Chợ Gạo. Đây là một hạn chế cho Ngân hàng bởi lẽ khi quy mô nguồn vốn huy động thấp đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn còn thấp, để đáp ứng được cầu vốn trên thị trường, mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên với chi phí sử dụng vốn cao, điều này lại tiếp tục ảnh hưởng đến tiêu cực đến năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động cho vay bởi chi phí sử dụng vốn bình quân cao bắt buộc Ngân hàng phải cho vay với lãi suất lớn. Do đó ban quản lý Ngân hàng cần tập trung triển khai các biện pháp năng cao khả năng huy động vốn, mở rộng thị trường huy động nhằm tìm kiếm thêm khách hàng mới.
Do nhu cầu của khách hàng khi đến với Ngân hàng là khác nhau nên việc thoả mãn được những nhu cầu đa dạng của khách hàng sẽ góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động huy động vốn. Trong nền kinh tế thị trường thì hiện tượng cạnh tranh là tất yếu, việc đáp ứng nhu cầu khách hàng là điều kiện tiên quyết để đạt được thắng lợi trong kinh doanh. Ngân hàng cần có các hình thức huy động và kỳ hạn huy động vốn phong phú, linh hoạt, thuận tiện hơn, khuyến khích người dân gửi tiền dưới nhiều hình thức khác nhau như mở tài khoản tiền gửi, huy động qua kỳ phiếu, trái phiếu phong phú cả về mệnh giá, kỳ hạn và chủng loại…. đưa ra thị trường các công cụ huy động vốn phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân trên địa bàn, nâng cao tính cạnh tranh thông qua các hoạt động khuyến mãi, hậu mãi đối với khách hàng có số dư tiền gửi lớn hay khách hàng thân thiết nhằm đảm bảo hiệu quả hoạt động trong thời kỳ cạnh tranh khóc liệt như hiện nay.
Các phân tích trên chỉ cho thấy quy mô nguồn vốn huy động của chi nhánh nghiên cứu so với các chi nhánh cũng cấp trong cùng hệ thống khác qua các năm mà không thể hiện được nội dung của nguồn vốn. Để thấy rõ hơn sự biến động của nguồn vốn huy động nhằm tìm ra nhân tố ảnh hưởng đến tình hình huy động vốn của Ngân hàng ta đi vào phân tích các nhân tố cấu thành nên nguồn vốn huy động. Dưới đây là bảng thể hiện tình hình nguồn vốn huy động của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu.
26
Bảng 4.1 Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNN chi nhánh Thành phố Bạc Liêu giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6-2012 6–2013 2011/2010 2012/2011 6-2013/ 6s-2012 Số tiền % Số tiền % Số tiền % 1, Tiền gửi của DN 12.900 17.850 21.355 19.800 23.318 4.950 38,37 3.505 19,64 3.518 13,77
Không kỳ hạn 10.100 14.200 17.399 15.500 17.700 4.100 40,59 3.199 22,53 2.200 14,19 Có kỳ hạn 2.800 3.650 3.956 4.300 5.618 850 30,36 306 8,38 1.318 30,65
2, Tiền gửi tiết kiệm 95.617 117.883 138.266 118.834 142.002 22.266 23,29 20.383 17,29 13.168 11,08
Không kỳ hạn 11.500 17.620 20.394 17.500 22.482 6.120 53,22 2.774 15,74 4.982 28,47 Có kỳ hạn 84.117 100.263 117.872 101.334 119.520 16.146 19,19 17.609 17,56 18.186 17,95
Tổng 108.517 135.733 159.621 138.634 165.320 27.216 25,08 23.888 17,6 26.686 19,25
27