Tình hình tín dụng ngành tiểu thủ công nghiệp

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố bạc liêu (Trang 47)

DSCV đối với ngành tiểu thủ công nghiệp chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV. Cụ thể giá trị cho vay đối với ngành này năm 2010, 2011, 2012 lần lượt là 14.867, 30.163 và 41.984 triệu đồng và trong 6 tháng đầu năm 2013 đạt 25.320 triệu đồng. Nguyên nhân là do hoạt động của ngành nghề này không được phổ biến trong địa bàn tỉnh Bạc Liêu, toàn tỉnh chỉ có 8 làng nghề được công nhận và hoạt động nhỏ lẻ, rời rạc. Hoạt động chủ yếu chỉ là đan lát, dệt chiếu nên nhu cầu vay vốn trong lĩnh vực này không cao. Tuy nhiên tín hiệu đáng mừng là DSCV của ngân hàng đối với ngành liên tục tăng qua các năm,

37

điều này tạo điều kiện thuận lợi cho các làng nghề truyền thống ở địa phương có thể sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi từ Ngân hàng để mở rộng sản xuất, đổi mới máy móc thiết bị nhằm nâng cao chất lượng cũng như giá thành sản phẩm.

Nhờ vào sự hổ trợ vốn của Ngân hàng theo chính sách phát triển của địa phương, các làng nghề truyền thống của tỉnh đã hoạt động kinh doanh có lãi, đảm bảo việc hoàn trả nợ và lãi vay đúng thời hạn cho Ngân hàng điều này làm cho DSTN của ngành tăng nhanh. Tuy nhiên không nằm ngoài bức tranh toàn cảnh của nền kinh tế, nợ xấu của ngành tiểu thủ công nghiệp tuy có sụt giảm trong năm 2011 nhưng lại tăng vọt trong năm 2012 bởi lẽ trong năm 2012 do giá tiêu dùng tăng cao, đa số người dân thắt chặt chi tiêu, thị trường hàng hóa tiểu thủ công nghiệp không được ưa chuộng, sức mua kém cộng với chi phí nguyên vật liệu đầu vào tăng cao. Cụ thể nợ xấu của ngành năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 162, 108 và 151 triệu đồng. Riêng 6 tháng đầu năm 2013, nợ xấu của ngành là 165 triệu đồng, tăng 35,25% so với 6 tháng cùng kỳ năm 2012.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh thành phố bạc liêu (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)