Lợi nhuận là phần giá trị còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi chi phí, là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của việc sử dụng vốn và đồng thời cũng là thước đo cho sự phát triển của doanh nghiệp. Việc ổn định và tăng trưởng lợi nhuận một cách bền vững luôn là mục tiêu cuối cùng mà các nhà kinh tế cũng như các nhà quản trị Ngân hàng hướng tới. Dưới đây là tình hình chi phí – thu nhập và lợi nhuận của NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu giai đoạn 2010 – 2012. 0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012
Thu nhập Chi phí Lợi nhuận
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu)
Hình 3.2: Biểu đồ thu nhập – chi phí và lợi nhuận
19
- Thu nhập: Do lợi thế từ thương hiệu, mạng lưới khách hàng truyền thống lớn kết hợp với việc không ngừng đẩy mạnh mở rộng thị trường hoạt động, tăng nhanh tốc độ tăng trưởng tín dụng nên thu nhập của Ngân hàng liên tục tăng qua các năm, giá trị cụ thể ở năm 2010, 2011 và 2012 lần lượt là 35.272; 40.505 và 54.211 triệu đồng. Trong tổng thu nhập của Ngân hàng thì thu nhập từ cho vay chiếm hơn 90% tổng thu nhập, ngoài ra Ngân hàng còn có các khoản thu ngoài lãi khác như thu phí hoa hồng làm dịch vụ, thu phí bảo hiểm… Tuy nhiên để đánh giá chính xác hiệu hoạt động của Ngân hàng ta cần xem xét tổng quan mối quan hệ giữa doanh thu và chi phí, bởi lẽ suy cho cùng thì lợi nhuận mới là mục tiêu cuối cùng mà các nhà kinh tế hướng tới.
- Chi phí: Theo quy luật tự nhiên, khi mở rộng tăng trưởng tín dụng sẽ làm doanh thu, chi phí tăng cao và để đảm bảo mục tiêu lợi nhuận thì tốc độ tăng của chi phí phải phù hợp với tốc độ tăng của doanh thu. Tuy nhiên đối với NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu, chi phí trong năm 2011 tăng rất cao so với doanh thu, điều này đã làm cho lợi nhuận của Ngân hàng sụt giảm trong khi tín dụng vẫn tăng trưởng. Nguyên nhân đột biến chi phí trong giai đoạn này là do Ngân hàng phải trả chi phí lãi vay cao từ nguồn vốn điều chuyển (chiếm khoảng 84% - 86% tổng chi phí trả lãi, 65% tổng chi phí) và tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng do nợ xấu tăng nhanh. Đến năm 2012 do nhận biết được rủi ro lớn từ thị trường hoạt động, Ngân hàng đã chủ động đẩy nhanh công tác đôn đốc thu hồi nợ xấu, nâng cao công tác thẩm định tín dụng khách hàng và quản lý quá trình sử dụng vốn của khách hàng làm doanh thu tăng trưởng nhanh và chi phí vẫn được kiềm chế ở mức hợp lý.
- Lợi nhuận: Như đã trình bày ở trên, lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp thể hiện phần thu nhập còn lại sau khi đã trừ đi chi phí, là mục tiêu cuối cùng mà các nhà quản trị hướng tới. Đối với NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu, lợi nhuận có sự biến động qua các năm nghiên cứu. Cụ thể lợi nhuận của Ngân hàng trong năm 2011 giảm 33,98% so với năm 2010 nguyên nhân là do tốc độ tăng của chi phí năm 2011 cao hơn rất nhiều so với thu nhập, trong đó 2 loại chi phí đáng chú ý là chi phí trả lãi tiền vay và chi phí dự phòng rủi ro tín dụng. Đến năm 2012, lợi nhuận của Ngân hàng tăng 53,56% so với năm 2011, nguyên nhân chủ yếu là do hiệu quả từ việc áp dụng các chính sách mở rộng hoạt động nhằm tăng trưởng dư nợ cũng như nâng cao công tác thẩm định tín dụng, đẩy nhanh công tác đôn đốc, thu hồi nợ làm doanh thu từ hoạt động tín dụng của Ngân hàng tăng cao và tốc độ tăng của chi phí được kiềm chế phù hợp.
20
Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, lợi nhuận của Ngân hàng đạt 2.929 triệu đồng (giảm 36,21% so với cùng kỳ năm trước), đây là tồn tại đáng chú ý cho Ngân hàng, bởi lẽ sự ổn định của thị trường tài chính tiền tệ trong 6 tháng đầu năm 2013 được đánh giá là một trong những yếu tố quan trọng góp phần đưa nền kinh tế trở lại đà tăng trưởng, các doanh nghiệp đã bước qua thời kỳ tâm điểm của khó khăn và dần đi vào hoạt động hiệu quả tuy nhiên hoạt động của Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu khởi sắc. Ngược lại lợi nhuận lại sụt giảm mạnh do chi phí tăng đột biến làm bộc lộ những điểm yếu trong cơ chế hoạt động cũng như quản lý của Ngân hàng.
3.6.2 Đánh giá chung về tình hình hoạt động của Ngân hàng
Nhìn chung ở giai đoạn kinh tế khó khăn này trong khi hàng loạt Ngân hàng tỏ ra yếu kém trong hoạt động, không thích ứng được với các biến động kinh tế bắt buộc phải tái cơ cấu hoặc tự tái cơ cấu lại thì NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu vẫn giữ vững và khẳng định được vị thế trụ cột của mình. Trong giai đoạn nghiên cứu, hoạt động kinh doanh luôn đem lại lợi nhuận cao so với các Ngân hàng khác có cùng quy mô. Tuy nhiên khi đi vào phân tích sâu, chúng ta có thể nhận thấy 2 tồn tại bất cập đáng chú ý của Ngân hàng:
Thứ nhất: Lợi nhuận có tăng trưởng nhưng không ổn định, bị chi phối và ảnh hưởng trực tiếp của nền kinh tế vĩ mô. Riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, trong khi các Ngân hàng cạnh tranh khác trong cùng địa bàn liên tục hoạt động hiệu quả, lợi nhuận tăng cao thì hoạt động của Ngân hàng vẫn không có dấu hiệu khởi sắc.
Thứ hai: Tuy doanh thu không ngừng gia tăng do mở rộng thị trường hoạt động nhưng điều này làm chi phí tăng đột biến gây ảnh hưởng tiêu cực đến tình hình lợi nhuận của Ngân hàng. Trong đó đáng chú ý là chi phí trích lập dự phòng rủi ro và chi phí trả lãi vay cho vốn điều chuyển. Điều này cho thấy hạn chế của Ngân hàng trong công tác huy động vốn, nguồn vốn huy động tại chổ không đáp ứng được nhu cầu vốn cho khách hàng nên bắt buộc Ngân hàng phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên với chi phí sử dụng cao. Đồng thời cũng thể hiện yếu kém trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng khi để cho các khoản nợ xấu tăng nhanh làm tăng chi phí trích lập dự phòng rủi ro tín dụng.
21
CHƯƠNG 4
PHÂN TÍCH RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNGTHÔN
CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
4.1 PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ BẠC LIÊU
Tín dụng là hoạt động đem lại đem lại doanh thu cao nhất cho Ngân hàng, là cầu nối thúc đẩy phát triển kinh tế cho toàn xã hội. Nhờ vào tín dụng Ngân hàng mà một lượng lớn nguồn vốn được lưu chuyển, đáp ứng thiếu hụt vốn tạm thời cho các tổ chức kinh tế, cá nhân, doanh nghiệp, đảm bảo hoạt động cho các chủ thể trong nền kinh tế diễn ra liên tục và ổn định … Với vai trò trên đòi hỏi các Ngân hàng thương mại phải đặc biệt quan tâm đến việc phân tích hoạt động tín dụng của mình nhằm nắm bắt được tình hình hoạt động và nhận diện được rủi ro để từ đó có chiến lược hoạt động thích hợp. Để thấy rõ tình hình hoạt động tín dụng ở NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu, ta lần lượt đi vào phân tích của chỉ tiêu sau.
4.1.1 Tình hình nguồn vốn
Nguồn vốn của NHTM được đầu tư từ 4 nguồn chủ yếu sau: vốn chủ sở hữu, vốn huy động, vốn vay và vốn khác. Tuy nhiên, với không gian nghiên cứu tại Agribank chi nhánh Thành phố Bạc liêu, chúng ta chỉ tiếp cận và phân tích nguồn vốn ở giác độ nguồn vốn huy động và nguồn vốn điều chuyển.
Ở chi nhánh nghiên cứu, nguồn vốn huy động của Ngân hàng chủ yếu thông qua tiền gửi của doanh nghiệp và tiền tiết kiệm của dân cư còn nguồn vốn điều chuyển được điều chuyển trực tiếp từ NHNo tỉnh Bạc Liêu.
Cơ cấu nguồn vốn phù hợp sẽ tạo động lực không nhỏ trong việc thúc đẩy nâng cao hiệu quả hoạt động cho Ngân hàng. với những lợi thế kinh doanh và chiến lược hoạt động phù hợp, NHNo thành phố Bạc Liêu đã đạt được kết quả tương đối khả quan trong công tác huy động vốn, tổng nguồn vốn liên tục tăng trưởng ổn định qua các năm. Để thấy rõ hơn tình hình cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn nghiên cứu để làm cơ sở đánh giá hoạt động tín dụng, ta đi vào phân tích cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng qua các năm. Dưới đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng trong giai đoạn 2010 - 2012
22
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu)
Hình 4.1 Cơ cấu nguồn vốn ở Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chi nhánh thành phố Bạc Liêu giai đoạn 2010 - 2012
4.1.1.1 Vốn huy động
Vốn huy động là nguồn vốn quan trọng chiếm tỷ trọng cao nhất trong cơ cấu nguồn vốn của NHTM và đồng thời cũng là động lực chính cho sự tồn tại và phát triển của Ngân hàng. Đối với NHNo thành phố Bạc Liêu, tuy nghiên cứu trong đoạn kinh tế khó khăn, hoạt động của đại đa số khách hàng kể cả cá nhân lẫn doanh nghiệp đều kém hiệu quả, nguồn vốn nhàn rổi từ dân cư không có nhiều, khung lãi suất mà Ngân hàng nhà nước quy định chưa thật sự hấp dẫn nhưng do sự nổ lực cố gắng tìm kiếm khách hàng từ bản thân các nhân viên phụ trách tín dụng kết hợp với các chính sách ưu đãi, hậu mãi, khuyến mãi mà Ngân hàng áp dụng đã làm cho nguồn vốn huy động liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể, năm 2011 đạt 135.733 triệu đồng, tăng 25,08% so với năm 2010, năm 2012 đạt 159.621 triệu đồng. Đặc biệt chỉ trong 6 tháng đầu năm 2013, nguồn vốn huy động của Ngân hàng đạt 155.320 triệu đồng, tăng 12,04% so với cùng kỳ năm trước, điều này cho thấy dấu hiệu khả quan trong hoạt động huy động vốn, làm tiền đề cho những bước phát triển mới của Ngân hàng khi khó khăn đi qua.
Tuy nhiên khi xem xét tổng quan cơ cấu nguồn vốn của Ngân hàng, ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động ở NHNo&PTNT thành phố Bạc Liêu vẫn chiếm tỷ trọng chưa cao trong tổng nguồn vốn. Tỷ trọng nguồn vốn huy động
23
vào năm 2010; 2011 và 2012 lần lượt là 50,82% ; 51,01% và 52,74%, điều này thể hiện hạn chế trong công tác huy động vốn tại chổ của Ngân hàng, vốn huy động không đáp ứng đủ cầu vốn trên thị trường, để cân đối nguồn vốn cũng đảm bảo hiệu quả hoạt động của mình, Ngân hàng bắt buộc phải sử dụng một lượng lớn nguồn vốn điều chuyển với chi phí cao, điều này làm cho chi phí lãi tăng cao, ảnh hưởng tiêu cực đến mục tiêu lợi nhuận mà Ngân hàng đặt ra. Do đó Ngân hàng cần thiết phải đa dạng hóa các loại hình huy động vốn, thường xuyên tiến hành điều tra, khảo sát nhu cầu của khách hàng để đưa ra các sản phẩm huy động vốn phù hợp với nhu cầu thực tế của thị trường, linh hoạt áp dụng các chính sách lãi suất đảm bảo mức lãi suất hấp dẫn đối với khách hàng nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác huy động vốn, tăng nhanh nguồn vốn chủ lực, giảm chi phí sử dụng vốn và đảm bảo mục tiêu lợi nhuận cho Ngân hàng.
4.1.1.2 Vốn điều chuyển
Thông thường, các Ngân hàng thương mại không tự cân đối được nhu cầu sử dụng và nguồn vốn trong kỳ nên nguồn vốn điều chuyển cũng góp phần quan trọng trong việc duy trì hoạt động cho Ngân hàng. Đối với NHNo Chi nhánh thành phố Bạc Liêu, nguồn vốn điều chuyển để đảm bảo hoạt động cho Ngân hàng được cung cấp từ hội sở chính là NHNo tỉnh Bạc Liêu. Do chủ trương mở rộng thị trường hoạt động, tăng trưởng tín dụng cao nên nhu cầu vốn của NHNo thành phố Bạc Liêu liên tục tăng qua các năm, trong khi đó nguồn vốn huy động tại chổ lại quá hạn chế không đáp ứng đủ nhu cầu đã làm cho nguồn vốn điều hòa của chi nhánh liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu. Cụ thể năm 2011 nguồn vốn điều chuyển trong cùng hệ thống là 130.381 triệu đồng, tăng 24,14% so với cùng kỳ năm trước. Năm 2012 là 143.042 triệu đồng, tăng 9,71% so với năm 2011. Đặc biệt trong 6 tháng đầu năm 2013, vốn điều chuyển của Ngân hàng lên đến 120.705 triệu đồng, tăng 12,04% so với 6 tháng cùng kỳ của năm trước.
Trong giai đoạn hiện nay, khi cơ cấu tổng nguồn vốn được đầu tư quá nhiều bởi nguồn vốn điều chuyển là một hạn chế đối với Ngân hàng bởi lẽ chi phí sử dụng nguồn vốn điều chuyển cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động (đối với chi nhánh thì lãi suất huy động vốn hiện nay là 7% đối với kỳ hạn ngắn và chi phí lãi đối với nguồn vốn điều chuyển là 9%), tỷ trọng vốn điều chuyển cao trong cơ cấu nguồn vốn sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến kết quả hoạt động kinh doanh do năng lực cạnh tranh về lãi suất không cao cũng như thể hiện sự yếu kém trong công tác huy động vốn. Do đó Ngân hàng cần chú trọng đẩy mạnh sử dụng các công cụ huy động vốn tại chổ từ nguồn tiền nhàn rổi
24
của cư dân và doanh nghiệp nhằm đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng ổn định và bền vững cho Ngân hàng.
4.1.2 Tình hình huy động vốn
Ở Việt Nam nguồn vốn huy động của Ngân hàng thương mại chiếm hơn 90% trong tổng nguồn vốn và là nguồn vốn chủ lực trong hoạt động tín dụng. Có nhiều hình thức huy động vốn khác nhau như huy động bằng tiền gửi, tiền tiết kiệm, huy động bằng các chứng từ có giá hay vay vốn từ các tổ chức kinh tế trong nước và tổ chức tín dụng nước ngoài, tùy thuộc vào tình hình nguồn vốn và mục đích sử dụng mà Ngân hàng có biện pháp huy động vốn khác nhau.
Trong những năm gần đây, nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT thành phố Bạc Liêu ngày càng tăng cao bởi lẽ Ngân hàng không ngừng triển khai đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, thực hiện biện pháp tăng lãi suất huy động cho những khách hàng có số dư tiền gửi lớn, triển khai các chương trình tiết kiệm dự thưởng, khuyến mãi, hậu mãi sau gửi tiền, đẩy mạnh mở rộng mạng lưới hoạt động, tìm kiếm thêm nhiều đối tượng khách hàng mới. Tuy nhiên nếu so sánh với các Ngân hàng cùng cấp khác trong hệ thống thì tổng nguồn vốn huy động của NHNo và PTNT thành phố Bạc Liêu vẫn còn hạn chế. Dưới đây là biểu đồ thể hiện tình hình huy động vốn của các Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013.
0 100.000 200.000 300.000 400.000 500.000 600.000 700.000 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 6 - 2012 6 - 2013 Agribank thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu Agribank thành phố Châu Đốc, tỉnh An Giang Agribank Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang Agribank chi nhánh số 2, tỉnh Trà Vinh
(Nguồn: Phòng kế hoạch kinh doanh NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu)
Hình 4.2 Tình hình huy động vốn của các Ngân hàng giai đoạn từ năm 2010 đến 6 tháng đầu năm 2013
25
Qua biểu đồ trên ta có thể nhận thấy nguồn vốn huy động của Ngân hàng tuy có tăng qua các năm nhưng vẫn thấp hơn rất nhiều so với các Ngân hàng có cùng quy mô thuộc hệ thống agribank ở các tỉnh trong khu vực như Agribank thành phố Châu Đốc hay Agribank Chợ Gạo. Đây là một hạn chế cho Ngân hàng bởi lẽ khi quy mô nguồn vốn huy động thấp đồng nghĩa với việc năng lực cạnh tranh của Ngân hàng trong hoạt động huy động vốn còn thấp, để đáp ứng được cầu vốn trên thị trường, mở rộng hoạt động tín dụng Ngân hàng buộc phải sử dụng nguồn vốn điều chuyển từ cấp trên với chi phí