Do đặc điểm nguồn vốn được hình thành chủ yếu từ thời hạn ngắn nên để đảm bảo tính thanh khoản cho mình, Ngân hàng luôn chủ trương ưu tiên tập trung cho vay đối với các nhu cầu vay ngắn hạn, điều này là nguyên nhân làm giá trị các chỉ tiêu hoạt động tín dụng ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm ưu thế.
Doanh số cho vay
DSCV ngắn hạn trong giai đoạn nghiên cứu luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng DSCV (tỷ trọng DSCV ngắn hạn trong tổng DSCV của Ngân hàng luôn trên 80%), giá trị DSCV năm 2010; 2011 và 2012 lần lượt là 325.288; 497.557 và 577.399 triệu đồng, riêng trong 6 tháng đầu năm 2013, DSCV của Ngân hàng đạt 391.255 triệu đồng, tương ứng tăng 14,89% so với 6 tháng cùng kỳ năm trước. Đây là tín hiệu tốt thể hiện sự mở rộng phát triển trong hoạt động của Ngân hàng, DSCV tăng sẽ góp phần làm tăng dư nợ, thúc đẩy nhanh quá trình tăng trưởng tín dụng, tạo cơ sở làm tăng doanh thu cho Ngân hàng.
Trong giai đoạn nghiên cứu, DSCV ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao (hơn 80%) trong doanh số cho vay, nguyên nhân là do:
- Nguồn vốn của Ngân hàng chủ yếu được đầu tư từ nguồn vốn ngắn hạn, để đảm bảo tính thanh khoản cho mình cũng như hoạt động theo đúng quy định của Ngân hàng nhà nước về việc sử dụng nguồn vốn để cho vay thì Ngân hàng luôn ưu tiên cho các khoản vay có thời hạn ngắn.
- DSCV trung và dài hạn chủ yếu chỉ tập trung cho mảng khách hàng doanh nghiệp, tuy nhiên trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, hoạt động của các doanh nghiệp chủ yếu là cầm chừng, không có nhu cầu vay thêm vốn để mở rộng quy mô hoạt động nên cầu thị trường không cao.
- Các món vay trung và dài hạn thường phục vụ cho doanh nghiệp để đầu từ tài sản cố định, đầu tư xây dựng cơ bản, cải tiến đổi mới quy trình công nghệ nhằm mở rộng hoạt động kinh doanh nên giá trị của mỗi món vay thường lớn, bên cạnh đó do thời hạn sử dụng vốn vay tương đối dài nên cán bộ tín dụng khó kiểm tra và quản lý quá trình sử dụng vốn vay của khách hàng. Đặc biệt là trong giai đoạn kinh tế khó khăn như hiện nay, hoạt động của ngành luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro, để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong hoạt động, Ngân hàng thường đặt ra các tiêu chí rất cao đối với doanh nghiệp trong quá trình thẩm định tín dụng vì vậy nhiều doanh nghiệp tuy có nhu cầu vay nhưng vẫn không thể tiếp cận với nguồn vốn này.
- Ngân hàng chủ yếu hoạt động trên thị trường tài chính Nông nghiệp Nông thôn, tập trung phát triển tam nông. Trong đó phần lớn là đầu tư cho
30
Nông nghiệp, đại đa số khách hàng của Ngân hàng là nông dân, hoạt động sản xuất chủ yếu theo mùa vụ nên nhu cầu vay vốn của phần lớn khách hàng là ngắn hạn.
Doanh số thu nợ
Việc thu nợ ở Ngân hàng được xem là công tác quan trọng trong hoạt động tín dụng góp phần tái đầu tư và đẩy nhanh tốc độ luân chuyển tiền tệ trong lưu thông, DSTN cũng là chỉ tiêu quan trọng mà Ngân hàng đặc biệt quan tâm bởi nó phản ánh khả năng theo dõi, quản lý nợ của cán bộ tín dụng đồng thời phản ánh hiệu quả của hoạt động tín dụng.
Xét về kết cấu trong DSTN ta thấy DSTN ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao so với DSTN trung và dài hạn và liên tục tăng qua các năm. Nguyên nhân là do:
- Việc mở rộng hoạt động tín dụng kết hợp với chính sách sử dụng vốn của Ngân hàng chủ yếu tập trung cho vay ngắn hạn, do đó DSCV ngắn hạn liên tục tăng qua các năm. Điều này làm cho DSTN ngắn hạn cũng tăng nhanh.
- Chi nhánh quản lý tốt các khoản vay, cán bộ tín dụng luôn kiểm tra theo dõi chặt chẽ các khoản vay, nắm rõ tình hình hoạt động cũng như quá trình sử dụng vốn của khách hàng, thực hiện tốt công tác đôn đốc thu hồi nợ nhằm đảm bảo thu nợ đúng thời hạn.
- Ngoài ra cần kể đến 1 yếu tố khách quan khác là đa số vốn cho vay của ngân hàng để phục vụ cho lĩnh vực Nông nghiệp. Trong giai đoạn này nhờ thời tiết thuận lợi, nông sản trúng mùa, đa số người dân hoạt động sản xuất có lợi nhuận, việc sử dụng vốn vay trong sản xuất kinh doanh của khách hàng có hiệu quả, đảm bảo trả nợ đúng hạn.
Dư nợ
Dư nợ là những khoản vay của khách hàng chưa đến thời điểm thanh toán hoặc đến thời điểm thanh toán mà khách hàng không có khả năng trả hay nói cách khác dư nợ là tổng số tiền cho vay đối với khách hàng mà Ngân hàng chưa thu hồi được tại một thời điểm. Dư nợ của Ngân hàng bao gồm nợ chưa đến hạn, nợ đến hạn đã được điều chỉnh, nợ quá hạn và nợ xấu. Chỉ tiêu này cho biết tình hình cho vay, thu nợ đạt hiệu quả như thế nào cho đến thời điểm báo cáo, thể hiện mức tăng trưởng tín dụng của Ngân hàng và đồng thời cho biết số nợ mà Ngân hàng còn phải thu từ khách hàng.
Đối với NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu, dư nợ liên tục tăng trong giai đoạn nghiên cứu, khi xem xét mối quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng của DSCV và DSTN ta có thể nhận thấy dư nợ tăng nhanh không phải
31
do hoạt động thu nợ của Ngân hàng không đạt hiệu quả mà là hệ quả của việc mở rộng hoạt động tín dụng.
Do hoạt động chủ yếu trên thị trường ngắn hạn nên dư nợ ngắn hạn của Ngân hàng luôn chiếm tỷ trọng cao trong tổng dư nợ và liên tục tăng nhanh qua các năm. Cụ thể dư nợ ngắn hạn cuối năm 2011 là 179.733 triệu đồng, tăng 36,89% so với năm 2010 và đến cuối năm 2012 đạt 217.534 triệu đồng, tăng 21,03% so với thời điểm cuối năm 2011. Riêng dư nợ vào thời điểm cuối tháng 6 năm 2013 là 262.381 triệu đồng, tăng 42.50% so với cùng kỳ. Trong giai đoạn nghiên cứu, đặc biệt là năm 2013 vừa qua với bối cảnh nền kinh tế toàn cầu không thuận lợi và nguồn lực giới hạn của Việt Nam hiện nay thì nền kinh tế vẫn chưa có dấu hiệu khởi sắc, xu thế thoái vốn của các công ty cổ phần nhà nước diễn ra mạnh mẽ, sàng lọc tự nhiên của thị trường đang dần chọn lựa ra các doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và loại trừ các thành phần yếu kém ra khỏi nền kinh tế, rêng đối với NHNo&PTNT chi nhánh thành phố Bạc Liêu, tuy nghiên cứu trong giai đoạn được xem là đáy của nền kinh tế, họat động trong môi trường mang tính cạnh tranh cao với gần 50 Ngân hàng cạnh tranh trong cùng địa bàn nhưng hoạt động tín dụng của Ngân hàng vẫn tăng trưởng ổn định, đây là tín hiệu khả quan cho Ngân hàng, tạo động lực cho những bước phát triển nhảy vọt trong thời kỳ kinh tế phục hồi.
Nợ Xấu
Nhìn chung, nợ xấu của Ngân hàng có sự biến động qua các năm, tình hình nợ xấu chịu chi phối và ảnh hưởng trực tiếp bởi tình hình kinh tế của địa phương và đất nước.
Đối với chi nhánh nghiên cứu vì cho vay ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số cho vay của Ngân hàng vì vậy các khoản nợ xấu chủ yếu tập trung ở thời hạn ngắn. Năm 2010 nợ xấu ngắn hạn là 2.575 triệu đồng, đến năm 2011 do quản lý chặt chẽ trong khâu thẩm định khách hàng, trong việc sử dụng tiền vay kết hợp với hiệu quả trong hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng đã làm nợ xấu ngắn hạn giảm còn 2.306 triệu đồng, tương ứng giảm 10,45% so với năm 2011. tuy nhiên đến năm 2012, kinh tế gặp nhiều khó khăn, nhiều doanh nghiệp buộc phải ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh thua lỗ, giá cả nông sản sụt giảm mạnh đã đẩy nợ xấu tăng cao đến mức 2.837 tỷ đồng (tăng 23,03% so với năm 2011). Riêng 6 tháng đầu năm nay, tuy Ngân hàng đã chủ trương đẩy nhanh việc thu hồi nợ quá hạn, nợ xấu; đánh giá hạn mức tín nhiệm của khách hàng chặt chẽ trước khi giải ngân nhưng nợ xấu vẫn ở mức cao, tăng 23,93% so với cùng kỳ năm trước và lên đến con số 2.351 triệu đồng.
32