Không kém phần quan trọng và chiếm được nhiều quan tâm của doanh nghiệp là nhóm tỷ số quản lý tài sản. Chúng thể hiện vòng quay của các loại tài sản, khoản phải thu, hàng tồn kho, số ngày tồn kho và số ngày thu hồi nợ.
4.3.2.1 Tỷ số hoạt động tồn kho
Tỷ số hoạt động tồn kho là một tỷ số khác mà nhiều nhà quản lý cần quan tâm đến. Việc xác định số lần bán và thay thế hàng tồn kho trong một năm cho phép đánh giá khả năng thanh toán bằng tiền và khả năng doanh nghiệp đó chuyển hàng tồn kho thành tiền một cách nhanh chóng. Tỷ số hoạt động tồn kho bao gồm vòng quay hàng tồn kho và số ngày tồn kho được thể hiện tại bảng sau:
Bảng 4.7: Bảng tỷ số hoạt động tồn kho của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013
Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng CĐKT & BCKQKD của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013
Vòng quay hàng tồn kho năm 2011 là 2,53 vòng cho biết: Hàng tồn kho quay được 2,53 vòng một năm để tạo ra doanh thu làm cho số ngày tồn kho lên đến 142 ngày. Đây là năm doanh nghiệp đầu tư hàng tồn kho nhiều nhất, liên hệ tỷ số này với tỷ số thanh khoản nhanh có thể nhận thấy doanh nghiệp giữ tồn kho nhiều nên tỷ số thanh khoản nhanh xuống thấp.
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu thuần ( Đồng ) 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá trị hàng tồn kho ( Đồng ) 3.869.450.095 3.074.640.346 1.883.304.564 Vòng quay hàng tồn kho ( Vòng ) 2,53 4,71 7.38 Số ngày tồn kho ( Ngày ) 142 76 49
Năm 2012 vòng quay hàng tồn kho là 4,71 vòng tăng hơn năm trước 2,18 vòng kéo theo số ngày tồn kho giảm còn 76 ngày. Nguyên nhân là do xí nghiệp sản xuất và bán được nhiều hàng hóa hơn làm doanh thu thuần tăng rất nhiều so với năm trước. Hàng tồn kho quay vòng nhanh giúp doanh nghiệp giảm được chi phí bảo quản, vốn đầu tư không bị ứ đọng, chu kì kinh doanh được rút ngắn, giảm bớt được hàng tồn kho ở trong nguy cơ khó xử lý.
Sang năm 2013 vòng quay hàng tồn kho là 7,38 vòng tiếp tục tăng so với năm trước là 2,67 vòng khiến số ngày tồn kho còn 49 ngày. Nguyên nhân là do doanh thu thuần giảm một lượng là 571.664.381 đồng mà hàng tồn kho giảm đến 1.191.335.782 đồng, cải thiện của khoản mục hàng tồn kho thắng ảnh hưởng xấu của sự giảm doanh thu thuần làm cho số vòng quay tăng và số ngày trữ hàng tồn tiếp tục giảm đáng kể.
Tóm lại, nhóm tỷ số hoạt động tồn kho của xí nghiệp ở năm 2011 tương đối xấu vì hàng tồn kho quay quá chậm, tuy nhiên ngành vật liệu xây dựng nên hàng tồn kho của các doanh nghiệp trong thường cao ví như công ty xây dựng Sao Mai-An Giang là 1,8 vòng. Tình trạng này đã được xí nghiệp cải thiện rất tốt trong những năm tới bằng việc số vòng quay tồn kho ngày càng tăng và số ngày tồn kho giảm. Vòng quay hàng tồn kho tăng nghĩa là sản phẩm của xí nghiệp có chất lượng nên tình hình bán ra tốt, tiết kiệm được vốn dự trữ tồn kho, giải phóng vốn dự trữ nhằm phục vụ mở rộng sản xuất kinh doanh thu về lợi nhuận.
4.3.2.2 Kỳ thu tiền bình quân
Kỳ thu tiền bình quân cho biết thời gian trung bình để thu trên doanh thu doanh nghiệp tạo ra. Kỳ thu tiền bình quân bao gồm vòng quay khoản phải thu và kỳ thu tiền bình quân được trình bày tại bảng sau:
Bảng 4.8: Bảng thể hiện kỳ thu tiền bình quân của xí nghiệp trong giai đoạn năm 2011 - 2013
Chỉ tiêu 2011 2012 2013
Doanh thu ( Đồng ) 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá trị khoản phải thu ( Đồng ) 586.698.095 - 266.251.276 Vòng quay khoản phải thu ( Vòng ) 16,69 - 52,18 Kỳ thu tiền bình quân ( Ngày ) 22 - 7
Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng CĐKT & BCKQKD của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013
Vòng quay khoản phải thu của xí nghiệp năm 2011 là 16,69 vòng khiến kỳ thu tiền bình quân lên đến 22 ngày tức là xí nghiệp cần 22 ngày để đòi về khoản khách hàng nợ. Vòng quay khoản phải thu càng cao thì kỳ thu tiền bình quân càng thấp và ngược lại.
Năm 2012 không phát sinh khoản phải thu do xí nghiệp đã thu được hết nợ của khách hàng. Con số này ở năm còn lại là 7 ngày, giảm 15 ngày so với năm có phát sinh khoản phải thu, đấy là biểu hiện tốt của doanh nghiệp. Nguyên nhân là doanh nghiệp đã ít bán chịu hoặc thời gian bán chịu được rút ngắn, công tác đòi nợ của xí nghiệp đạt hiệu quả hơn, khách hàng kinh doanh có lãi để trả nợ cho xí nghiệp.
4.3.2.3 Vòng quay các loại tài sản
Vòng quay các loại tài sản bao gồm: Vòng quay tổng tài sản, vòng quay tài sản lưu động, vòng quay tài sản cốđịnh được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 4.9: Bảng thể hiện vòng quay các loại tài sản của xí nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013
Nguồn: Số liệu tính toán từ Bảng CĐKT & BCKQKD của Xí nghiệp bê tông, 2011-2013
Vòng quay tổng tài sản của xí nghiệp năm 2011 là 1,26 vòng nghĩa là mỗi đồng tài sản tạo ra được 1,26 đồng doanh thu, điều này cho thấy xí nghiệp sử dụng tài sản tương đối đạt hiểu quả. Đến năm 2012 là 1,14 vòng giảm 0,12 vòng so với năm trước. Nguyên nhân là do xí nghiệp tăng đầu tư tài sản là 4.895.871.321 đồng so với năm trước để phục vụ sản xuất. Cuối cùng là năm 2013 với 1,34 vòng tăng so với năm trước đó là 0,08 vòng, nguyên nhân do Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Doanh thu thuần ( Đồng ) 9.791.252.298 14.465.895.788 13.894.231.407 Giá trị tổng tài sản ( Đồng ) 7.740.204.052 12.636.075.373 10.358.454.356 Giá trị tài sản lưu động ( Đồng ) 4.916.139.368 3.771.383.619 2.415.190.687 Giá trị tài sản cốđịnh ( Đồng ) 2.824.064.684 8.864.691.754 7.943.263.669 VQ tổng tài sản ( Vòng ) 1,26 1,14 1,34 VQ tài sản lưu động ( Vòng ) 1,99 3,84 5,75 VQ tài sản cốđịnh ( Vòng ) 3,47 1,63 1,75
giá trị tài sản trong năm giảm. Vòng quay tổng tài sản có biến động qua các năm nhưng nhìn chung thì ngày càng tốt hơn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh thì tài sản lưu động không ngừng vận động, nó tồn tại ở nhiều hình thái khác nhau như: Tiền mặt, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm và qua tiêu thụ trở tiền tệ nhằm đảm bảo nhu cầu sản xuất kinh doanh hàng ngày của xí nghiệp, vòng quay tài sản lưu động bị chi phối bởi vốn dự trữ và vốn trong thanh toán của xí ngiệp. Vòng quay tài sản lưu động năm 2011 là 1,99 vòng có nghĩa là một đồng tài sản lưu động tạo ra được 1,99 đồng doanh thu. Năm 2012 là 3,91 đồng tăng so với năm trước là 1,85 vòng, nguyên nhân do tài sản lưu động giảm nhưng doanh thu lại tăng. Đến năm 2013 là 5,57 đồng, vòng quay tài sản lưu động ngày càng được xí nghiệp coi trọng và đang tốt dần lên. Nguyên nhân là do hoạt động kinh doanh của xí nghiệp đang cải thiện, lượng hàng bán ra được nhiều hơn hoặc giá bán sản phẩm tăng, kéo theo doanh thu thuần của xí nghiệp tăng.
Tài sản cố định là một bộ phận tư liệu sản xuất chủ yếu và là cơ sở vật chất thiết yếu của xí nghiệp, vòng quay tài sản cố định thể hiện khả năng thu hồi vốn đểđâu tư vào tài sản cốđịnh của xí nghiệp. Vòng quay tài sản cốđịnh năm 2011 là 3,47 vòng nghĩa là mỗi đồng tài sản cố định tạo ra 3,47 đồng doanh thu, năm 2012 là 1,63 đồng còn năm 2013 là 1,75 đồng, vòng quay tài sản cố định có xu hướng giảm dần qua các năm. Nguyên nhân là do xí nghiệp đầu tư rất nhiều vào tài sản cố định với nguyên giá cao, sự tăng trưởng của doanh thu không theo kịp tốc độ tăng của tài sản cố định, đấy là biểu hiện không tốt và cần được xí nghiệp cải thiện.
Quan sát xu hướng biến động của vòng quay các loại tài sản cũng như ảnh hưởng của các loại tài sản đến doanh thu qua bảng sau:
Đơn vị: Vòng 1.26 1.14 1.34 1.99 3.84 5.75 3.47 1.63 1.75 0 1 2 3 4 5 6 7 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
VQ tổng tài sản VQ tài sản lưu động VQ tài sản cốđịnh
Nguồn: Số liệu từ Bảng vòng quay tài sản của xí nghiệp, 2011-2013
Hình 4.4 Biểu đồ mô tả vòng quay các loại tài sản của xí nghiệp qua ba năm 2011, 2012, 2013
Nhìn vào biểu đồ ta thấy: Tài sản lưu động được xí nghiệp sử dụng có hiệu quả nhất và có xu hướng tăng dần. Điều này chứng tỏ doanh nghiệp biết được ý nghĩa của tài sản lưu động và đã thực hiện công tác nâng cao chỉ số này, trong tương lai xí nghiệp cần có các biện pháp hữu hiệu để duy trì chỉ số này giúp xí nghiệp sử dụng tài sản lưu động hiệu quả hơn và tạo ra nhiều lợi nhuận hơn. Tài sản sử dụng có hiệu quả xếp thứ hai là tài sản cốđịnh, lúc ban đầu thì tỷ số này rất tốt nhưng ở những năm tiếp theo lại có xu hướng giảm do xí nghiệp đầu tư quá nhiều vào tài sản cố định nhưng chưa đem lại hiệu quả. Xí nghiệp cần nâng cao chỉ số này nhằm tăng khả năng thu hồi vốn của tài sản cốđịnh, đề ra các giải pháp nâng cao dần vòng quay tài sản cốđịnh nhằm tăng khả năng tích lũy để đầu tư vào tài sản cố định mới đảm bảo nâng cao và cải thiện tư liệu sản xuất-cơ sở vật chất cho xí nghiệp.
Cuối cùng là hiệu quả sử dụng tổng tài sản của doanh nghiệp, muốn cải thiện thì có thể cố gắng tăng doanh thu thuần qua việc bán thật nhiều hàng hòa, thứ hai là giảm lượng tài sản sử dụng hay sử dụng tài sản thật hiệu quả.